Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện thạch thành tỉnh thanh hóa (Trang 40 - 41)

3.1.5.1. T n u ên đất

Dưới tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất và vị trí địa lý đặc thù ở huyện Thạch Thành hình thành 2 nhóm đất, 4 đơn vị đất và 9 đơn vị đất phụ.

a) N óm đất phù sa (P)

Diện tích 14.156,62 ha; chiếm 25,32% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung chủ yếu tại trung tâm huyện nhờ sự bồi đắp của hệ thống sông, suối của Thạch Thành. Thường phân bố dưới dạng các dải phù sa sông suối hay thung lũng hẹp, có nơi diện tích nhỏ lẻ.

Căn cứ vào hình thái bề ngoài cũng như các kết quả phân tích các đặc tính hiện tại của đất, đất phù sa Thạch Thành có 3 đơn vị như sau:

- Đất phù sa chua (Pc):

+ Đất phù sa chua kết von nông (Pcfe1) diện tích 2.572,98 ha, chiếm 4,60% diện tích tự nhiên. Phân bổ tại các xã Thành Tâm, TT Vân Du, Thành Vân, Thành Tân, Thành Công, Thành Minh... tại các chân ruộng cao. Loại đất này có thể sử dụng phát triển thành vùng cây công nghiệp ngắn ngày.

b) N óm đất xám (Xf)

Diện tích 35.352,16 ha, chiếm 63,22% diện tích tự nhiên, phân bố gần như trên toàn huyện.

- Đất xám Ferralit điển hình(Xfh):

Diện tích 9.754,03 ha, chiếm 17,44% diện tích tự nhiên, thường có ở độ dốc từ 8º trở lên, tầng dày trên 100cm. Độ dốc 8º-15º nên trồng cây công nghiệp ngắn ngày, trên 15º nên trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, nông lâm kết hợp, lâm nghiệp. Phân bố ở các xã Ngọc Trạo, Thành Tâm, Thành Vân, Thành Thọ...

Diện tích 23.924,76 ha, chiếm 42,78% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở độ dốc trên 8º. Phân bố tập trung ở các xã Thành Long, Ngọc Trạo, Thành Tâm, Thành Vân, Thành Công, Thành Minh... thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày ở nơi có độ dốc dưới 15º và trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, nông lâm kết hợp và trồng cây lâm nghiệp ở độ dốc trên 15º.

- Đất xám Ferralit đá lẫn sâu (Xfsk2):

Diện tích 1.673,37 ha, chiếm 3,00% diện tích tự nhiên. Thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày ở độ dốc dưới 15º và trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, nông lâm kết hợp và trồng cây công nghiệp ở độ dốc trên 15º. Phân bố ở các xã Thành Vinh, Thạch Sơn, Thạch Bình, Thạch Cẩm...

Nhìn chung đất huyện Thạch Thành phong phú và đa dạng cho phép phát triển một nền nông nghiệp khá toàn diện, các loại đất trong huyện cần được sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.

3.1.5.3. Tài nguyên rừng

Thạch Thành là huyện miền núi có diện tích lâm nghiệp là 28.496,72 ha (năm 2016), chiếm 50,96% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong đó: diện tích đất rừng sản xuất là 17.638,96 ha, chiếm 31,54% tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích rừng đặc dụng 4.782,86 ha, chiếm 8,55% diện tích tự nhiên; diện tích đất rừng phòng hộ là 6.074,90 ha, chiếm 10,86% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Tỷ lệ rừng được che phủ đạt 43,2%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện thạch thành tỉnh thanh hóa (Trang 40 - 41)