Một số giải pháp nhằm tăng hiệu quả của các mô hình rừng trồng trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện thạch thành tỉnh thanh hóa (Trang 68)

trên địa bàn huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa

Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm của 3 mô hình rừng trồng và thông qua đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái và khả năng hấp thụ Carbon trên địa bàn huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổng hợp của hoạt động trồng rừng sau:

4.3.1. Những quan điểm và định hướng chung

- Phát triển rừng sản xuất ở huyện Thạch Thành cần có quan điểm tổng hợp, gắn với phát triển trồng rừng sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và phát triển kinh tế xã hội của địa phương, từng bước nâng cao đời sống, nhận thức của người dân và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.

- Phát triển trồng rừng sản xuất phải dựa trên các điều kiện cụ thể của từng xã.

- Tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về cây giống cây trồng, kỹ thuật lâm sinh, và sử dụng đất dốc bền vũng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng đáp ứng cả nhu cầu về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

- Vì đất lâm nghiệp được giao rất phân tán và manh mún, không liền khoảnh nên phát triển trồng rừng sản xuất cần kết hợp hài hòa giữa trồng rừng tập trung quy mô lớn với trồng rừng quy mô nhỏ và trồng cây phân tán.

4.3.2. Các giải pháp về kỹ thuật

* Về lựa chọn lập địa và quy hoạch vùng trồng rừng sản xuất:

Từ các kết quả về hiệu quả sinh thái, kinh tế và môi trường cho chúng ta thấy rõ được Mô hình rừng trồng Thông mã vĩ trên địa bàn huyện Thạch Thành đang thể hiện những tồn tại nhất định. Việc chu kì kinh doanh dài từ 40-50 năm chủ yếu để khai thác gỗ tuy nhiên đường kính trung bình chỉ đạt từ 30-45cm so với tuổi khai thác gỗ chưa đạt yêu cầu; sản lượng gỗ rất kém. Mặt khác Thông mã vĩ cho khai thác nhựa từ năm thứ 10 trở đi nhưng sản lượng nhựa trên địa bàn huyện Thạch Thành rất kém trung bình từ 0,5-1,2 kg/cây/năm. Cho thấy mô hình rừng trồng Thông mã vĩ cho kết quả rất hạn chế vì vậy cần xem xét chuyển đổi cơ cấu cây trồng và định hướng người dân mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình rừng mới đang phổ biến trên địa bàn huyện như: Mô hình trồng Macca; Sao đen,... Những mô hình trên được ban quản lí RPH. Thạch Thành tư vấn về mặt kỹ thuật và định hướng liên kết đầu ra cho bà con nông dân.

Đối với mô hình Keo lai và Keo tai tượng đã cho thấy được những hiệu quả rõ nét. Tuy nhiên cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai nghiên cứu, khảo nghiệm để phân cấp điều kiện lập địa qua đó có thể cho địa điểm trồng rừng sản xuất tốt mà c n đem lại những giá trị về kinh tế - xã hội – môi trường. Mặt khác các cơ quan quản lí cần định hướng quy hoạch đầu ra, giống để đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm từ Keo lai và Keo tai tượng tránh để tình trạng bị động, ép giá của thương lái. Thông qua đó tạo điều kiện cho việc quy hoạch rừng sản xuất - Chuyển đổi cơ cấu rừng sản xuất sao cho phù hợp với thực tế đem lại hiệu quả cao không chỉ về mặt kinh tế - xã hội - môi trường mà còn nâng cao hiệu quả trong công tác quản lí định hướng phát triển rừng sản xuất tại địa bàn huyện Thạch Thành.

Cần tập trung quy mô vào rừng sản xuất với diện tích lớn, vừa. Các diện tích rừng xa khu dân cư nên được triển khai với mô hình trồng rừng khoán theo công đoạn làm đất rừng.

- Đối với những diện tích đất trồng rừng sản xuất manh mún, nằm xen kẽ với các hộ dân nên tiếp tục tổ chức giao khoán cho các hộ dân sở tại trồng rừng cả chu kỳ kinh doanh.

- Đối với những diện tích của dân được nhà nước giao theo Nghị định 02/CP thuận tiện đường vận chuyển và công tác quản lý bảo vệ cần tích cực xúc tiến hình thức hợp tác, liên kết khuyến khích hỗ trợ cho các chủ hộ vay vốn (ký hợp đồng kinh tế) để trồng rừng và bao tiêu sản phẩm cuối chu kỳ.

- Trong quy hoạch không nhất thiết phải trồng rừng sản xuất trên mọi điều kiện lập địa (khu đất trống), vấn đề quyết định phải là hiệu quả kinh tế cuối cùng. Nếu đất quá xấu và biết chắc không có lãi thì không nên khuyến khích trồng rừng sản xuất.

* Về chiến lược sản phẩm:

trên toàn huyện. Có thể tập trung vào 3 nhóm chính:

+ Gỗ nguyên liệu giấy: Keo lai, Keo tai tượng, bạch đàn… + Gỗ lớn: Lát hoa, Thông mã vĩ, Lim xanh…

+ Lâm sản ngoài gỗ: Tre luồng, Mắc Ca, Mộc nhĩ…

Căn cứ vào nhu cầu thị trường và khả năng về kiều kiện tự nhiên để quy hoạch vùng cung cấp từng chủng loại sản phẩm, đồng thời đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm: gỗ lớn, gỗ xây dựng cơ bản… Đối với trồng rừng sản xuất, cần xuất phát từ nhu cầu thị trường và dự báo về thị trường để làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch trồng rừng. Ngoài việc chú trọng tới trồng rừng mọc nhanh cung cấp nguyên liệu giấy cần chú ý đẩy mạnh trồng rừng cung cấp gỗ lớn hoặc gỗ nhỏ kết hợp gỗ lớn phục vụ chế biến đồ mộc xuất khẩu và nội tiêu; chú trọng các biện pháp nuôi dưỡng và chuyển hóa rừng phù hợp. Đối với những rừng trồng sản xuất đang phát triển cần nghiên cứu đẩy mạnh công nghiệp chế biến, nhất là quy mô mô nhỏ nhưng trình độ công nghệ phải tương đối cao để tăng giá trị sản phẩm, tạo động lực cho trồng rừng sản xuất phát triển.

4.3.3. Các giải pháp về cơ chế chính sách

- Phải có chương trình xây dựng chính sách trên cơ sở tổng kết, đánh giá hệ thống chính sách đã có một cách toàn diện và khoa học.

- Cần hỗ trợ định hướng người dân có Mô hình rừng trồng Thông mã vĩ trên địa bàn huyện mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng rừng sản xuất. Bằng việc định hướng về mặt pháp lý và hỗ trợ về cây giống, và thậm trí đầu ra cho sản phẩm.

- Việc lãi xuất 10% - 11% là khá cao so với bà con miền núi tại huyện Thạch Thành. Do vậy, tôi mạnh dạn đề xuất các cơ quan có thẩm quyền như Ban quản lí rừng phòng hộ, Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thành hỗ trợ bà con về mặt cây giống và định hướng sao cho lãi suất ở

mức thấp nhất tạo điều kiện cho các mô hình rừng sản xuất phát triển và nhân rộng trên địa bàn toàn huyện.

- Cần xây dựng tổ chức chuyên trách chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách. Năng lực tổ chức thực hiện các chính sách của địa phương cần được nâng cao cả về trình độ các bộ, điều kiện và phương tiện thực hiện, kiểm tra và giám sát. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có một bộ phận chuyên trách có đủ khả năng trình độ cả kinh phí và đầu tư, thường xuyên cập nhật, phát hiện được những thành công và bất cập, tham mưu kịp thời cho nhà nước. Đây cũng là tổ chức tham mưu đưa ra kế hoạch nghiên cứu một cách chủ động tránh tình trạng chỉ đi điều tra khảo sát một vài nơi rồi đề ra chính sách.

- Cải thiện nâng cao năng suất rừng trồng thay vì lãi suất ưu đãi và giảm lãi xuất.

- Cần có chính sách khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến khích đầu tư trồng rừng thâm canh tổng hợp liên hoàn và hệ thống nâng cao năng suất rừng trồng từ khâu chọn loài cây trồng, chọn giống, cải thiện giống đến bón phân, làm đất và hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh: mật độ, phương thức trồng, tỉa thưa, tỉa cành… tạo ra hiệu quả kinh tế để chủ rừng có khả năng tích lũy vốn tái đầu tư trồng rừng, thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào vốn vay.

Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ sử dụng các giống và kỹ thuật mới, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh hoạt động khuyến lâm, gắn kết chặt chẽ giữa các đơn vị sản xuất với cơ quan nghiên cứu khoa học như trường Đại học Lâm nghiệp và Viện khoa học lâm nghiệp để hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ khoa học.

- Có hướng dẫn cụ thể bổ sung chính sách khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất.

Các luật khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đã tạo được khung pháp lý để thu hút các thành phàn kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất như ưu đãi cho các vùng khó khăn, miễn thuế sử dụng đất, miễn giảm thuế đất… Tuy nhiên, thực tế đã qua được khá lâu nhưng mà hiệu quả thu được chưa là bao nhiêu do việc tổ chức thực hiện và một số quy định cụ thể chưa đủ sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư. Vốn đầu tư là cực kỳ quan trọng, vốn từ quỹ đầu tư hỗ trợ quốc gia cũng vô cùng cần thiết nhưng không thể đủ để có thể đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tác, và lại cũng không phải ai cũng có thể tiếp cân được với nguồn vốn này, đặc biệt là các hộ gia đình. Vì vậy, việc thu hút các nguồn vốn khác của xã hội đầu tư vào trồng rừng sản xuất là vô cùng cần thiết, đặc biệt là các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, cá nhân.

Chính sách tự chủ sản xuất kinh doanh và hưởng lợi từ sản phẩm rừng trồng sản xuất cần thực sự thông thoáng; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại lâm nghiệp.

4.3.4. Các giải pháp kinh tế - xã hội

Tiến hành quy hoạch rừng trồng sản xuất gắn với mạng lưới chế biến thị trường cả trên thực địa.

Xây dựng quy hoạch và thiết kế trồng rừng sản xuất, quy hoạch cả mạng lưới theo chuỗi hành trình của dòng nguyên liệu tạo vùng nguyên liệu đến chế biến và tiêu thị một cách khép kín không chỉ trên giấy tờ, bản đồ mà phải được thực địa hóa trên cơ sở thống nhất liên ngành, thống nhất giữa trung ương và địa phương tạo được một lâm phần rừng trồng sản xuất ổn định có tính đầy đủ căn cứ pháp lý.

Thực hiện khoán đất trồng rừng dài hạn cho hộ gia đình đối với chủ đất là lâm trường và hợp đồng với nhóm chủ hộ có đất theo cơ chế cùng đầu tư,

cùng hưởng lợi với tỷ lệ ăn chia có phần ưu tiên hơn cho người trồng rừng để thu hút người dân địa phương tham gia.

Xây dựng các khu công nghiệp chế biến lâm sản tập trung, chủ đạo của các tỉnh kết hợp với phát triển các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ phân tán ở các huyện, xã nhằm giải quyết thị trường tiêu thụ gỗ cho các hộ trồng rừng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đầu tư các công nghệ mới, hiện đại, các dây chuyền sản xuất liên hoàn… Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguyên liệu, mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gỗ.

Nhận thức và hiểu biết của người dân địa phương về sản xuất lâm nghiệp nói chung và trồng rừng sản xuất thâm canh, tập trung nói riêng chưa cao, vì vậy cần có giải pháp để nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân địa phương, đặc biệt là các dân tộc ít người.

4.3.5. Các giải pháp về thông tin, tuyên truyền và phổ cập

Đây là các giải pháp quan trọng thiết yếu cần được thiết lập một cách bài bản chặt chẽ. Nội dung công tác thông tin, tuyên truyền cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:

- Cần tuyên truyền những chủ trương chính sách mới của Nhà nước về trồng rừng sản xuất, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về giá trị nhiều mặt của rừng (giá trị kinh tế, sinh thái, du lịch, bảo tồn…).

- Cần phải tuyên truyền, giới thiệu tác dụng của rừng trong việc cung cấp lâm sản và lâm sản ngoài gỗ cũng như chức năng bảo vệ môi trường sinh thái của rừng, công việc này đ i hỏi các cán bộ truyền thông phải có trình độ nhất định. Để thực hiện được cần phải có sự phối hợp của nhiều tổ chức, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Đồng thời người dân cũng cần hiểu có thể phát triển kinh tế hộ gia đình từ trồng rừng sản xuất.

- Phổ biến chủ trương, đường lối phát triển lâm nghiệp hiện nay của nhà nước, nhất là chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, giao đất giao rừng tới hộ gia đình, quyền lợi và nghĩa vụ của người trồng và bảo vệ rừng.

- Thông tin cho người dân địa phương biết về thực trạng trồng rừng sản xuất của các xã cũng như toàn huyện Thạch thành, giới thiệt các giống mới có năng suất cao, các biện pháp kĩ thuật mới cải thiện năng suất cây trồng. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, sản phẩm, giá cả… cho người sản xuất.

- Phổ cập kỹ thuật, tổ chức cho người dân địa phương tham quan, học tập các điểm điển hình trồng rừng, các quy mô trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế và bền vững, qua đó phát động phong trào trồng rừng trong nhân dân, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia góp vốn trồng, bảo vệ và phát triển rừng.

- Cần có nhiều hình thức giới thiệu và phổ cập như loa đài, truyền thanh, tài liệu, tờ rơi, áp phích… ở mọi nơi, mọi chỗ như trụ sở làm việc của xã, trường học, nhà văn hóa… Nội dung các chương trình tuyên truyền phải phong phú, đa dạng, cần lồng ghép và phối hợp nhiều chương trình với nhau, gắn kết các thông tin sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là các giống cây trồng và kỹ thuật mới, các hoạt động của các dự án bảo tồn, dự án lâm nghiệp xã hội… cũng như các hoạt động văn hóa, xã hội của xã, thôn và tạo điều kiện cho họ làm việc; tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo giữa các cấp chính quyền với các bộ phận công tác tuyên truyền, phổ cập. Đặc biệt lưu ý chú trọng tuyên truyền, phổ cập đến các vùng cao của huyện, những nơi được tiếp cận hạn chế cũng như trình độ dân trí kém phát triển.

KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Xuất phát từ yêu cầu khách quan của thực tế sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thành tỉnh Thanh hóa nhằm nâng cao hiệu quả của trồng rừng, tôi đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa”.

Từ các kết quả mà đề tài đạt được, tôi rút ra một số kết luận sau:

- Các mô hình trồng rừng tại huyện Thạch Thành gồm có: Mô hình rừng trồng Keo Lai chiếm chủ yếu với 49% tiếp theo là mô hình Thông mã vĩ với 25%, mô hình Keo tai tượng với 25% hai mô hình này chiếm 99% diện tích rừng trồng sản xuất của địa bàn huyện và các mô hình rừng trồng khác như: Xoan, Quế, Hồi... chỉ chiếm 1% diện tích trồng rừng và chỉ rải rác không thành rừng.

- Xét về hiệu quả kinh tế, cả 3 mô hình đều có lãi ở mức khá: Mô hình Keo lai có lợi nhuận là 85.801.875 đồng/ha/chu kỳ; tỷ suất lợi nhuận là 3,4%; Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR = 33%). Mô hình Keo tai tượng có lợi nhuận là 80.857.244 đồng/ha/chu kỳ; tỷ suất lợi nhuận là (3,11%); tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR = 31%). Mô hình Thông mã có lợi nhuận 46.944.809 đồng/ha/chu kỳ, tỷ suất lợi nhuận là (1,6%), tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR = 13%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện thạch thành tỉnh thanh hóa (Trang 68)