Các giải pháp về thông tin, tuyên truyền và phổ cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện thạch thành tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 86)

Đây là các giải pháp quan trọng thiết yếu cần được thiết lập một cách bài bản chặt chẽ. Nội dung công tác thông tin, tuyên truyền cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:

- Cần tuyên truyền những chủ trương chính sách mới của Nhà nước về trồng rừng sản xuất, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về giá trị nhiều mặt của rừng (giá trị kinh tế, sinh thái, du lịch, bảo tồn…).

- Cần phải tuyên truyền, giới thiệu tác dụng của rừng trong việc cung cấp lâm sản và lâm sản ngoài gỗ cũng như chức năng bảo vệ môi trường sinh thái của rừng, công việc này đ i hỏi các cán bộ truyền thông phải có trình độ nhất định. Để thực hiện được cần phải có sự phối hợp của nhiều tổ chức, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Đồng thời người dân cũng cần hiểu có thể phát triển kinh tế hộ gia đình từ trồng rừng sản xuất.

- Phổ biến chủ trương, đường lối phát triển lâm nghiệp hiện nay của nhà nước, nhất là chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, giao đất giao rừng tới hộ gia đình, quyền lợi và nghĩa vụ của người trồng và bảo vệ rừng.

- Thông tin cho người dân địa phương biết về thực trạng trồng rừng sản xuất của các xã cũng như toàn huyện Thạch thành, giới thiệt các giống mới có năng suất cao, các biện pháp kĩ thuật mới cải thiện năng suất cây trồng. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, sản phẩm, giá cả… cho người sản xuất.

- Phổ cập kỹ thuật, tổ chức cho người dân địa phương tham quan, học tập các điểm điển hình trồng rừng, các quy mô trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế và bền vững, qua đó phát động phong trào trồng rừng trong nhân dân, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia góp vốn trồng, bảo vệ và phát triển rừng.

- Cần có nhiều hình thức giới thiệu và phổ cập như loa đài, truyền thanh, tài liệu, tờ rơi, áp phích… ở mọi nơi, mọi chỗ như trụ sở làm việc của xã, trường học, nhà văn hóa… Nội dung các chương trình tuyên truyền phải phong phú, đa dạng, cần lồng ghép và phối hợp nhiều chương trình với nhau, gắn kết các thông tin sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là các giống cây trồng và kỹ thuật mới, các hoạt động của các dự án bảo tồn, dự án lâm nghiệp xã hội… cũng như các hoạt động văn hóa, xã hội của xã, thôn và tạo điều kiện cho họ làm việc; tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo giữa các cấp chính quyền với các bộ phận công tác tuyên truyền, phổ cập. Đặc biệt lưu ý chú trọng tuyên truyền, phổ cập đến các vùng cao của huyện, những nơi được tiếp cận hạn chế cũng như trình độ dân trí kém phát triển.

KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Xuất phát từ yêu cầu khách quan của thực tế sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thành tỉnh Thanh hóa nhằm nâng cao hiệu quả của trồng rừng, tôi đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa”.

Từ các kết quả mà đề tài đạt được, tôi rút ra một số kết luận sau:

- Các mô hình trồng rừng tại huyện Thạch Thành gồm có: Mô hình rừng trồng Keo Lai chiếm chủ yếu với 49% tiếp theo là mô hình Thông mã vĩ với 25%, mô hình Keo tai tượng với 25% hai mô hình này chiếm 99% diện tích rừng trồng sản xuất của địa bàn huyện và các mô hình rừng trồng khác như: Xoan, Quế, Hồi... chỉ chiếm 1% diện tích trồng rừng và chỉ rải rác không thành rừng.

- Xét về hiệu quả kinh tế, cả 3 mô hình đều có lãi ở mức khá: Mô hình Keo lai có lợi nhuận là 85.801.875 đồng/ha/chu kỳ; tỷ suất lợi nhuận là 3,4%; Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR = 33%). Mô hình Keo tai tượng có lợi nhuận là 80.857.244 đồng/ha/chu kỳ; tỷ suất lợi nhuận là (3,11%); tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR = 31%). Mô hình Thông mã có lợi nhuận 46.944.809 đồng/ha/chu kỳ, tỷ suất lợi nhuận là (1,6%), tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR = 13%).

Xét về hiệu quả xã hội (giới hạn trong việc tạo công ăn việc làm), thì mô hình Thông mã vĩ có nhu cầu việc làm nhiều nhất đến thời điểm điều tra với 279 công/ha so với mô hình Keo tai tượng là 254 công/ha và Keo lai là 252 công/ha. Mô hình Thông mã vĩ sẽ có số công nhiều hơn tạo ra công việc làm cho dân địa phương. Tuy nhiên, hai mô hình Keo lai và Keo tai tượng có chu kì ngắn nếu quay vòng chu kỳ cũng sẽ tạo công việc cho người dân. Nhìn chung các mô hình đã tạo hiệu quả trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương.

- Xét về hiệu quả môi trường sinh thái thì mô hình Keo lai có cường độ xói m n đất (dmm/năm) thấp nhất là 0,41 mm/năm so với mô hình Thông mã vĩ 0,48 mm/năm và Keo tai tượng 0,50 mm/năm.

- Xét về khả năng hấp thụ Carbon thì cả 3 mô hình là 48,23 tấn/ha của Keo lai so với 54,89 tấn/ha của Keo tai tượng và 42,85 của Thông mã vĩ.

- Chỉ số hiệu quả tổng hợp cao nhất chính là của mô hình rừng trồng Keo tai tượng với Ect = 0,88 ; Keo lai là 0,86 và thấp nhất là Thông mã vĩ 0,69.

- Đánh giá thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất c n chưa phát triển, số lượng và chủng loại c n ít, đơn điệu và mới chỉ tập trung vào những thị trường đã được hình thành từ lâu như vật liệu xây dựng, đồ mộc gia dụng, gỗ trụ mỏ, lâm sản ngoài gỗ… c n thị trường gỗ xuất khẩu chưa được quan tâm.

2. Tồn tại

- Chưa đánh giá được nhiều mô hình rừng trồng sản xuất, mới chỉ dừng lại ở 3 mô hình điển hình.

- Do thời gian hạn hẹp nên đề tài chỉ lập được mỗi mô hình rừng trồng 2 OTC trong 2 xã nên chưa thực khách quan cho toàn huyện.

3. Khuyến nghị

- Tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình rừng trồng thuần loài đã được đánh giá tại huyện Thạch Thành.

- Nên thử nghiệm kéo dài thời gian nuôi dưỡng đối với các mô hình để có thể đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả của các mô hình rừng trồng này tại địa phương.

- Tiếp tục đánh giá các mô hình rừng trồng khác để có nhận xét cụ thể và chính xác hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ NN&PTNT (2017), Hướng dẫn thực hiện Quyết định 147/2007/QĐ-TTg và Quyết địn 66/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

2. Trần Quang Bảo (1999), “Đ n ệu quả mô trường sinh thái của rừng trồng Bạc đ n”.

3. Nguyễn Tuấn Dũng (2005), "Nghiên cứu sinh khối rừng trồng thông mã vĩ t uần loài trồng tại Hà Tây ở tuổi 20."

4. Trần Hữu Đào (2001), “Đề t Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành Lâm nghiệp Việt Nam nhữn n m 1990 - 2002”

5. Phạm Mạnh Hà (2004), "Nghiên cứu hiệu quả của một số mô hình rừng trồng phổ biến ở xã Hươn P ú u ện Nam Đôn tỉnh Thừa Thiên Huế".

6. Võ Đại Hải (2003), “Một số kết quả đạt được trong nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng sản xuất ở các tỉnh miền núi phía Bắc” Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (12/2003), Tr1580-1582. 7. Võ Đại Hải (2004), “T ị trường lâm sản rừng trồng sản xuất ở các tỉnh

miền núi phía Bắc v c ín s c để phát triển”. Báo cáo trình bày tại hội thảo “Thị trường và nghiên cứu Nông Lâm kết hợp ở Miền núi ViệtNam”.

8. Võ Đại Hải và cộng sự (2009), "N n suất sinh khối và khả n n ấp thụ Carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam”, NXB Nông nghiệp.

9. Nguyễn Đình Hải và các cộng sự (2003), "Xây dựng mô hình trồng T ôn car bê có n n suất cao bằng nguồn giốn được chọn lọc”, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

10. Võ Đại Hải (2007), "Nghiên cứu lượng Carbon hấp thụ trong cây Mỡ".

11. Võ Đại Hải (2008), "Nghiên cứu sinh khối cây cá thể Keo lai trồng thuần loài ở Việt Nam", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 2 năm 2008, trang 85-90.

12. Đặng Lệ Thị Hằng, (2017), "Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý lâm sản trên địa b n TP Đồng Hới".

13. Võ Nguyên Huân (1997), "Đ n ệu quả của việc ao đất lâm nghiệp và khoán bảo vệ rừng cho hộ a đìn c n ân". Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp giai đoạn 1996 - 2000, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

14. Nguyễn Xuân Hùng, (2001), "Đ n k ả n n s n trưởng và hiệu quả kinh tế của lo câ keo ta tượn v keo la trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang".

15. Lê Quốc Huy, Nguyễn Minh Châu (2002): "Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm r zob um c o Keo la v Keo ta tượng tạ vườn ươm v rừng non nhằm nân cao n n suất rừng trồng". Báo cáo tổng kết đề tài, Viện KH Lâm Nghiệp Việt Nam, tháng 7/2002, 24 trang.

16. Lê Tấn Lợi và cộng sự (2014), "Nghiên cứu tại cồn Ông Trang huyện Ngọc Hiển tỉn C Mau trên ba địa hình."

17. Nguyễn Ngọc Lung, Nguyễn Tường Vân (2004), "Thử nghiệm tính toán giá trị bằng tiền của rừng trồn tron cơ c ế phát triển sạch", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 12/2004.

18. Đoàn Thị Mai (1997), “Đ n t c động kinh tế, xã hội môi trường Dự án trồng rừng Việt Đức ( KFW3- p a1) địa bàn huyện Đôn Triều, tỉnh Quản N n ”.

19. Đoàn Hoài Nam (2006), "Hiệu quả kinh tế của rừng trồng thâm canh Keo lai tại một số vùng sản xuất kinh tế lâm nghiệp” tạp chí Nông nghiệp và PTNT (2), tr91-92.

20. Viên Ngọc Nam (2011), "Nghiên cứu tíc lũ Carbon câ Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume)".

21. Bùi Ngạnh, (1970), "Nghiên cứu t c động chống xói mòn của các kiểu rừn trườn đại học Lâm nghiệp tiến hành nghiên cứu khả n n xó mòn ở các trạng thái thực bì khác nhau tại Cầu Hai - Phú Thọ".

22. Bộ Khoa Học Và Công Nghệ, (2017), "C ươn trìn ợp tác nghiên cứu son p ươn ữa Việt Nam và Thụ Đ ển".

23. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001), "Kết quả nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây".

24. Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ ban n qu định về việc ao k o n đất sử dụng vào mục đíc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước. 25. Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ ban hành qu định

về việc ao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ a đìn c n ân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đíc LâmN ệp.

26. Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất c o t uê đất Lâm Nghiệp cho tổ chức, hộ a đìn v c n ân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đíc LâmN ệp.

27. Phạm Xuân Phương (2003), Khái quát chính sách lâm nghiệp liên quan đến rừng nguyên liệu công nghiệp ở Việt Nam, Báo cáo trình bày tại hội thảo “Nâng cao năng lực và hiệu quả trồng rừng công nghiệp”, H a Bình. 28. Vũ Tấn Phương (2007), Nghiên cứu trữ lượng Carbon thảm tươ v câ

bụ Cơ sở để x c địn đườn Carbon cơ sở trong dự án trồng rừng, tái trồng rừn t eo cơ c ế phát triển sạch tại Việt Nam, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn.

29. Dương Ngọc Quang (2010), "Nghiên cứu m lượn Carbon lưu ữ tron đất giảm dần từ tầng trên xuống tần dưới của phẫu diện".

30. Nguyễn Xuân Quát (2002), Lựa chọn cơ cấu cây trồng trong các c ươn trìn trồng rừng ở Việt Nam. Báo cáo tại hội thảo: “X c định loài cây trồng và chọn lo ưu t ên”, HàNội.

31. Nguyễn Xuân Quát, Nguyễn Hồng Quân và Phạm Quang Minh (2003),

Thực trạng về trồng rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tron 5 n m qua (1998 - 2003), Báo cáo trình bày tại hội thảo “Nâng cao năng lực và hiệu quả trồng rừng công nghiệp”, H a Bình. 32. Ngô Đình Quế, Đỗ Đình Sâm, Đinh Văn Quang, Vũ Tấn Phương

(2001): Tóm tắt kết quả nghiên cứu x c định tiêu chuẩn phân chia lập địa cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam (1999-2000). Kết quả nghiên cứu về trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên, Viện khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam, NXB nông nghiệp HàNội.

33. Ngô Đình Quế và cộng sự (2005), Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu trồng rừn t eo cơ c ế phát triển sạch tại Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

34. Đỗ Đình Sâm, Lê Quang Trung (2003), Đ n ệu quả trồng rừng công nghiệp Việt Nam.

35. Phan Minh Sáng (2006), Hấp thụ Carbon trong lâm nghiệp, Cẩm nang ngành Lâm nghiệp.

36. Võ Vân Sơn (2009), Phân tích hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất của các nông hộ ở huyện Nam Đôn tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ. 37. Bộ NN&PTNT (2008): Quyết định số 2159/QĐ-BNN-KL ngày

17/7/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc n m 2007. C c tỉnh miền núi phía Bắc” Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (5/2005), Tr 70-72.

38. Nguyễn Thị Thanh Thanh (2016), Đ n ệu quả rừng trồng keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

39. Vũ Văn Thông (1998), Nghiên cứu sinh khối rừng keo lá tràm phục vụ công tác kinh doanh rừng, Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp, Trường đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

40. Hoàng Xuân Tý (1994), đã đưa ra t l ệu “Bảo vệ đất v đa dạng sinh học trong các dự án trồng rừng và bảo vệ môi trườn ”.

41. Vũ Quang Vinh (2010), Đ n một số mô hình rừng trồng dự án KfW4 tại huyện Thạch Thành tỉn T an Hóa l m cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật phát triển bền vững.

42. Phạm Quang Vinh (Chủ Biên), Phạm Xuân Hoàn, Kiều Trí Đức (2005), Nông lâm kết hợp (G o trìn Đại học Lâm nghiệp Việt Nam),

KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH SINH KHỐI CỦA CÁC MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG 1.1. Sinh khối tầng cây cao

OTC Loài cây D1.3

Trung bình AGB (kg/OTC) BGB (kg/OTC) B=AGB + BGB (kg/ha) Tổng sinh khối khô (tấn/ha) Ctích lũy (tấn/ha) 1 Keo lai 12,61 3.477,7373 382,55 85.976,20 85,98 37,83 2 Keo lai 13,07 3.553,8076 390,92 87.856,80 87,86 38,6584 3 Keo lai 12,92 3.527,8953 388,07 87.216,20 87,22 38,3768 4 Keo lai 12,43 3.195,1455 351,47 78.990,00 78,99 34,7556 TB Keo lai 12,81 3.438,65 378,25 85.009,80 85,01 37,41 5 Keo tai tƣợng 12,01 2.905,2682 726,31705 72.631,70 72,63 31,9572 6 Keo tai tƣợng 13,02 4.015,7185 1003,9296 100.392,96 100,39 44,1716 7 Keo tai tƣợng 13,21 4.030,4823 1007,6206 100.762,06 100,76 44,3344 8 Keo tai tƣợng 13,81 3.919,5683 979,89208 97.989,21 97,99 43,1156 TB Keo tai tƣợng 13,01 3.717,76 929,44 92.943,98 92,94 40,89 9 Thông mã vĩ 13,38 3.100,25 620,04999 74.406,00 74,41 32,7404 10 Thông mã vĩ 12,83 2.677,8576 535,57152 64.268,58 64,27 28,2788 11 Thông mã vĩ 12,24 2.477,7055 495,54111 59.464,93 59,46 26,1624 12 Thông mã vĩ 12,84 2.844,6788 568,93577 68.272,29 68,27 30,0388 TB Thông mã vĩ 12,82 2.775,12 555,02 66.602,95 66,6025 29,3051

1.2. Sinh khối cây bụi - thảm tƣơi

Mô hình OTC

Sinh khối khô CB trên + dƣới mặt đất

(Kg/m2)

Sinh khối khô thảm tƣơi(Kg/m2)

Sinh khối khô cây bụi trên + dƣới mặt đất

(tấn/ha)

Sinh khối khô thảm tƣơi(tấn/ha) Ccb (tấn/ha) Ctt (tấn/ha) Keo lai 1 1,913 0,516 19,13 5,16 7,65 2,07 2 2,159 0,535 21,59 5,35 8,64 2,14 3 1,148 0,659 11,48 6,59 4,59 2,64 4 1,162 0,508 11,62 5,08 4,65 2,03 Keo tai tƣợng 5 1,845 0,467 18,45 4,67 7,38 1,87 6 2,050 0,500 20,50 5,00 8,20 2,00 7 1,995 0,377 19,95 3,77 7,98 1,51 8 1,954 0,454 19,54 4,54 7,82 1,82 Thông mã vĩ 9 2,123 0,656 21,23 6,56 8,49 2,62 10 2,207 0,644 22,07 6,44 8,83 2,58 11 2,185 0,797 21,85 7,97 8,74 3,19

1.3. Sinh khối gỗ chết và vật rơi rụng của các mô hình rừng trồng

Mô hình OTC

Sinh khối khô khô cây bụi phía

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện thạch thành tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 86)