Các giải pháp kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện thạch thành tỉnh thanh hóa (Trang 73 - 74)

Tiến hành quy hoạch rừng trồng sản xuất gắn với mạng lưới chế biến thị trường cả trên thực địa.

Xây dựng quy hoạch và thiết kế trồng rừng sản xuất, quy hoạch cả mạng lưới theo chuỗi hành trình của dòng nguyên liệu tạo vùng nguyên liệu đến chế biến và tiêu thị một cách khép kín không chỉ trên giấy tờ, bản đồ mà phải được thực địa hóa trên cơ sở thống nhất liên ngành, thống nhất giữa trung ương và địa phương tạo được một lâm phần rừng trồng sản xuất ổn định có tính đầy đủ căn cứ pháp lý.

Thực hiện khoán đất trồng rừng dài hạn cho hộ gia đình đối với chủ đất là lâm trường và hợp đồng với nhóm chủ hộ có đất theo cơ chế cùng đầu tư,

cùng hưởng lợi với tỷ lệ ăn chia có phần ưu tiên hơn cho người trồng rừng để thu hút người dân địa phương tham gia.

Xây dựng các khu công nghiệp chế biến lâm sản tập trung, chủ đạo của các tỉnh kết hợp với phát triển các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ phân tán ở các huyện, xã nhằm giải quyết thị trường tiêu thụ gỗ cho các hộ trồng rừng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đầu tư các công nghệ mới, hiện đại, các dây chuyền sản xuất liên hoàn… Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguyên liệu, mở rộng thị trường xuất khẩu đồ gỗ.

Nhận thức và hiểu biết của người dân địa phương về sản xuất lâm nghiệp nói chung và trồng rừng sản xuất thâm canh, tập trung nói riêng chưa cao, vì vậy cần có giải pháp để nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân địa phương, đặc biệt là các dân tộc ít người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả tổng hợp một số mô hình rừng trồng tại huyện thạch thành tỉnh thanh hóa (Trang 73 - 74)