Vị trí địa lý:
Thành phố Cẩm Phả là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam. Cẩm Phả là thành phố lớn thứ hai (xét về dân số) của tỉnh Quảng Ninh, nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 200km về phía đông bắc, cách thành phố Hạ Long 30 km, có tọa độ 200
58’10’’ - 21012’ vĩ độ Bắc, 107010’ - 107023’50’’ kinh độ đông. Phía bắc giáp huyện Ba Chẽ, phía đông giáp huyện Vân Đồn, phía tây giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ. Vùng vịnh thuộc Thành phố là vịnh Bái Tử Long.
Hình 3.1. Vị trí khu vực nghiên cứu, Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Thành phố Cẩm Phả
Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 486,45 km², trong đó diện tích đất liền là 343 km2. Địa hình chủ yếu là đồi núi, chiếm 55,4% diện tích; vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3% (Kế hoạch sử dụng đất năm 2017, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh).
a. Địa hình, địa chất
- Vùng Cẩm Phả có địa hình khá phức tạp, ở đây là nơi giao nhau của các cấu tạo cách cung Đông Bắc, nơi chuyển tiếp giữa địa hình đồi núi với đồng bằng ven biển.
- Phía Tây Bắc là các dãy núi cao nhất của vùng. Độ cao thay đổi từ 500 - 1.000 m, với sƣờn khá dốc (35 - 450). Các dãy núi nối tiếp nhau kéo dai thành một dải theo phƣơng Tây Bắc - Đông Nam, điển hình là các đỉnh: Núi Man (789 m), núi Mo (915 m), núi Cánh Diều (886 m), núi Khe Cốc (885 m), cao nhất là đỉnh Thiên Sơn (1.094 m).
- Kiểu địa hình núi thấp, phân bố rộng rãi nhất thƣờng có đỉnh tròn sƣờn thoải. Gồm các dải núi kéo dài từ Mông Dƣơng, Cửa Ông, Cọc Sáu qua Đèo Nai đến Khe Sim. Độ cao tuyệt đối của các đỉnh thay đổi từ 150 m đến 500 m. Chúng chạy dài theo phƣơng á vĩ tuyến và có đặc điểm chung là các sƣờn phía nam dốc (20 - 300), sƣờn phía bắc thoải hơn (15 - 250
).
- Dạng địa hình núi đá vôi phân bố ở phía Tây và Nam vùng nghiên cứu. Đây là dạng địa hình rất đặc trƣng bao gồm 2 dải: Một dải phân bố ở địa bản xã Vũ Oai, kéo dài theo đƣờng 18B; dải thứ 2 kéo dài theo quốc lộ 18A thuộc quần sơn Đèo Bụt hay những khối nằm riêng rẽ từ Hòn Gai đến Cẩm Phả và các đảo đá vôi nằm rải rác trên vịnh Bái Tử Long với các kích thƣớc và độ cao khác nhau.
- Ngoài ra trong vùng còn có dải đồng bằng ven biển đƣợc hình thành do quá trình bồi đắp các trầm tích Đệ Tứ. Dải đồng bằng này khá hẹp và chạy dài theo bờ biển. Chúng là bộ phân chính của thành phố Cẩm Phả và các thị trấn Cửa Ông, Cọc Sáu... (Kế hoạch sử dụng đất năm 2017, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh).
b. Khí hậu
- Thành phố Cẩm Phả nằm trong vùng khí hậu Đông Bắc Bộ. Cũng nhƣ các vùng đồng bằng duyên hải của Vịnh Bắc Bộ, khí hậu của vùng Cẩm Phả mang tính chất nhiệt đới ven biển với hai mùa phân biệt rõ rệt.
- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, độ ẩm trung bình 84,6%, lƣợng mƣa hàng năm 2.307 mm, mùa đông thƣờng có sƣơng mù.
- Mùa mƣa trong vùng bắt đầu từ tháng Tƣ đến tháng Mƣời với lƣợng mƣa trung bình hàng tháng khoảng 150mm. Nhiệt độ trung bình từ 20 - 270
, thời tiết tƣơng đối nóng, các tháng nóng nhất là tháng Bảy, tháng Tám, có ngày nhiệt độ lên tới 38 - 390, độ ẩm không khí từ 65 - 80%, hƣớng gió chủ yếu là hƣớng Nam và Đông Nam.
- Mùa khô bắt đầu từ tháng Mƣời Một đến tháng Ba năm sau. Lƣợng mƣa trung bình hàng tháng thấp. Khoảng 50 - 70 mm. Thời tiết khá lạnh, nhiệt độ trung bình 15 - 200C, các tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng Một, tháng Hai có năm thấp tới 3 độ C. Độ ẩm không khí từ 40 - 50%, hƣớng gió chủ yếu là hƣớng Bắc và hƣớng Đông Bắc [14].
- Gió: Khu vực thành phố Cẩm Phả có 4 hƣớng gió chính là Bắc, Đông Bắc, Nam và Tây Nam.
+ Chế độ gió mùa: Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3, tháng 4 năm sau, thƣờng chịu ảnh hƣởng của gió Bắc, Đông Bắc, mỗi tháng từ 3 - 4 đợi, mỗi đợt từ 3 - 7 ngày. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, chủ yếu là gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió trung bình năm là 3 - 3,4 m/s.
Bảng 3.1. Tốc độ gió trung bình tháng tại Cẩm Phả (m/s)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB
3,3 2,8 2,7 2,6 2,9 3,1 3,2 2,8 3,2 3,6 3,5 3,5 3,1 + Bão, giông: Mỗi năm Quảng Ninh (trong đó có Cẩm Phả) chịu ảnh hƣởng trung bình 5 - 6 cơn bão, năm nhiều có tới 9 - 10 cơn. Các cơn bão
thƣờng đạt cấp 8 - 9, cá biệt có nhƣng trận bão đạt cấp 12; tháng 7, tháng 8 là nhƣng tháng bão hay đổ bộ vào Quảng Ninh. Trong mùa bão tính trung bình mỗi tháng có 1 cơn, cũng có tháng tới 7 - 8 cơn bão nhƣ tháng 8/2011 và tháng 10/2012. Có nhƣng cơn bão đổ bộ vào gây ảnh hƣởng trực tiếp nhƣng có những cơn bão chỉ gây ảnh hƣởng gián tiếp với những mức độ khác nhau. Các thời kỳ giao thời giữa hai mùa gió, trên biển cũng thƣờng xuất hiện giông tố gây ra gió mạnh, gió xoáy.
+ Các cơn giông thƣờng xảy ra trong mùa hạ, trung bình mỗi tháng có 5 ngày, các tháng 6, 7, 8 mỗi tháng có thể có tới 10 ngày giông. Giông thƣờng xảy ra vào buổi trƣa, chiều.
+ Độ ẩm: Độ ẩm tƣơng đối trong khu vực khá cao, trung bình tháng thấp nhất đạt 78% (tháng 10 tại trạm đo Cửa Ông) và độ ẩm tƣơng đối trung bình tháng cao nhất đạt tới 88% (tháng 3 tại trạm đo Cửa Ông). Thời tiết hanh khô sẽ làm phát sinh lƣợng bụi đất rất lớn, vì vậy các đơn vị khai thác than cần phải lƣu ý trong công tác khoan nổ mìn và bốc xúc đất đá thải.
Bảng 3.2. Độ ẩm trung bình tháng nhiều năm tại các trạm đo (%)
TT Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB 1 Móng Cái 79 83 87 87 85 86 86 86 82 78 76 76 83 2 Cẩm Phả 81 86 88 87 83 83 83 85 82 78 77 77 82 3 Hòn Gai 73 85 88 86 83 84 83 86 83 78 76 76 82 4 Uông Bí 80 84 87 87 84 84 84 86 81 80 77 77 83 5 Tiên Yên 83 87 90 88 85 86 86 87 81 81 81 81 85 6 Cô Tô 82 88 90 90 88 86 85 86 82 78 76 78 81 + Nắng: Số giờ nắng trung bình cả năm đƣợc quan trắc tại thành phố Cẩm Phả là 1.543,8 giờ.
+ Bốc hơi: Lƣợng nƣớc bốc hơi trung bình nhiều năm trong vùng là 1.077 mm. Lƣợng bốc hơi lớn nhất là vào tháng 7 khi cƣờng độ bức xạ trực
tiếp, nhiệt độ không khí và tốc độ gió lớn nhất trong năm. Tháng 3, tháng 4 có lƣợng bốc hơi ít nhất. Các tháng có lƣợng bốc hơi thấp, đất đá có độ ẩm cao hơn sẽ hạn chế tác động gây bụi.
+ Lƣợng mƣa: Tại khu vực Cẩm Phả, lƣợng mƣa hàng năm tƣơng đối lớn, chế độ mƣa chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tổng lƣợng mƣa cả năm gần nhƣ tập trung vào mùa mƣa, chiếm 80 ÷ 90% lƣợng mƣa trong năm. Mùa khô thƣờng chỉ có mƣa phùn hoặc không mƣa. Lƣợng mƣa rất nhỏ chiếm khoảng 10% tổng lƣợng mƣa cả năm. Tổng lƣợng mƣa cả năm đạt khá cao, tới 3.552 mm (theo trạm đo Cửa Ông). Lƣợng mƣa trung bình tháng cao nhất là 680 mm (tháng 7, trạm đo Cửa ông) và lƣợng mƣa trung bình thấp nhất là 63 mm (tháng 1, trạm đo Cửa ông).
Bảng 3.3. Lƣợng mƣa trung bình tháng nhiều năm tại các trạm đo (mm)
TT Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm 1 Móng Cái 36,1 40,3 50,4 93,4 173,5 273 366 327,9 206,9 128 70,5 25,5 1.792 2 Tiên Yên 23,6 40,3 50,3 132,5 195,6 261 264 338,3 224,6 134,9 71,5 17,6 1.755 3 Uông Bí 2,5 34,6 53,1 124,3 172,9 260 305 343,2 244,7 146 37,2 28,3 1.752 4 Cửa Ông 63,8 71,8 82 219,6 416,6 564 680 632,1 418,2 235,7 101,4 66,4 3.552 5 Cô Tô 64,8 84,6 90,6 218,4 344 414 454 453,8 344,4 244,1 124,5 63,5 2.901 6 Hòn Gai 18,8 20,4 53 121,6 159,4 252 277 295,6 205,1 140,7 46,5 14,5 1.605 + Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm là 230C. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 là 390C; nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 120C. Nhiệt độ trên các khai trƣờng và
Bảng 3.4. Nhiệt độ trung bình các tháng khu vực Cẩm Phả (0C)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt
độ 16,8 17,5 20,1 23,6 24,8 28,9 28,3 28,5 27,1 24,3 21,9 18,2 Mỏ than Ngã Hai thuộc thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, nên khí hậu của mỏ có đặc điểm của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Theo số liệu thống kê quan trắc khí tƣợng thủy văn của trạm đo mƣa Ngã Hai khu vực Cẩm Phả, cho thấy:
Lƣợng mƣa trung bình năm: 2.567,8 mm/năm; Số ngày mƣa trung bình năm: 124,7 ngày/năm;
Lƣợng mƣa tối đa trong 1 ngày đêm: 317 ÷ 653 mm/ngày đêm.
c. Mạng lưới thủy văn
Mạng lƣới thuỷ văn khu vực Cẩm Phả khá phong phú với mạng sông suối phát triển khá dày đặc, mật độ trung bình khoảng 1,5 ÷ 1,7 km/km2. Đƣờng sống núi chạy từ nam Kim Ngọn đến bắc Hoành Bồ là đƣờng phân thuỷ chia hệ thống sông suối thành hai lƣu vực. Phần phía bắc, các hệ thống sông suối đều là chi nhánh của sông Ba Chẽ và nƣớc đổ vào eo biển Voi Lớn. Hƣớng chảy của các suối cấp II của hệ thống sông Ba Chẽ phần lớn là hƣớng bắc, một số ít là hƣớng nam. Phần phía nam các sông suối thƣờng ngắn hơn, trong số đó chỉ có sông Diễn Vọng là đáng kể đƣợc bắt nguồn từ khu vực núi Thiên Sơn (Vũ Oai). Con sông này trƣớc đây là nguồn cung cấp nƣớc ngọt chính cho khu vực mỏ, nhƣng giờ đây đã bị ô nhiễm. Các sông khác nhỏ hơn nhƣ sông Man, theo hƣớng nam đổ vào vịnh Cuốc Bê; sông Thác Thầy, theo hƣớng đông đổ vào eo biển Voi Lớn. Lƣu lƣợng nƣớc của các sông suối thay đổi mạnh mẽ theo mùa. Vào mùa lũ nƣớc sông dâng lên rất nhanh và khá cao do độ dốc địa hình lớn, rừng đầu nguồn bị chặt phá nhiều. Hệ thống sông Ba Chẽ do có lƣu vực thu nƣớc lớn nên mực nƣớc tại Ba Chẽ vào mùa lũ có thể dâng cao 10 ÷ 12 m, nhƣng cũng rút nhanh vì độ dốc lớn và gần biển.
- Sông Mông Dƣơng: Sông Mông Dƣơng bắt nguồn từ trung tâm của vùng nghiên cứu, chảy về phía Đông rồi đổ ra vịnh Cửa Ông. Ở phần thƣợng lƣu chế độ nƣớc của sông chịu ảnh hƣởng theo mùa rõ rệt, phần hạ lƣu phụ thuộc vào thủy triều. Mực nƣớc vào mùa mƣa đƣợc dâng cao có thể lên tới 7 - 8 m, về mùa khô lòng sông bị thu hẹp vì cạn nƣớc, mực nƣớc sông bị ô nhiễm nặng, đất đá thải theo các dòng suối đổ ra sông làm cho nƣớc sông luôn luôn có màu đen. Sự bồi lắng làm cho lòng sông ngày càng bị nâng cao.
- Sông Diễn Vọng: Sông Diễn Vọng bắt nguồn từ trung tâm của vùng chảy theo hƣớng Tây rồi đổ ra vịnh Cuốc Bê - Hòn Gai. Lƣu vực của sông Diễn Vọng nhỏ hơn lƣu vực của sông Mông Dƣơng, lòng sông bằng phẳng hơn và phần hạ lƣu của sông lớn hơn. Mực nƣớc sông cũng phụ thuộc theo mùa và thủy triều.
Cả hai con sông đều có tác dụng tiêu thoát nƣớc cho vùng mỏ nhƣng giá trị giao thông thấp. Chỉ có thể vận chuẩn gỗ bằng bè và đi lại bằng thuyền nhỏ.
d. Một số đặc điểm về động thực vật
Cẩm Phả trƣớc đây là một vùng rừng rậm rạp nên có nhiều loài động vật cƣ trú nhƣ: gấu, lợn rừng, nai, trăn... hiện nay do việc khai thác than và chặt phá rừng bừa bãi nên các loài thú rừng giảm đi rất nhiều, các loài thú dữ quý hiếm hầu nhƣ không còn.
Là vùng có khí hậu nhiệt đối ven biển nên thực vật trong vùng phát triển phong phú và đa dạng. Cây cối bao phủ nhƣng diện tích rộng lớn với nhiều loại gỗ quý hiếm: lim, sến... và các loại cây làm thuốc nam. Sau thời gian khai thác than nhiều khu rừng đã trở thành đồi trọc. Với phong trào trồng rừng bảo vệ môi trƣờng. Hiện nay, một số nơi trong vùng đã đƣợc phủ xanh, diện tích đồi núi trọc đã nhân dân đƣợc thu hẹp.