Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020, định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011 2015, lập kế hoạch bảo vệ phát triển rừng 2016 2020 và tầm nhìn tới năm 2030 huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an​ (Trang 29)

tới năm 2030

a. Quan điểm, định hướng phát triển

b. Nội dung kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020, định hướng tới năm 2030

+ Mục tiêu

+ Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020, định hướng tới năm 2030

+ Các dự án ưu tiên

+ Khái toán vốn đầu tư và hiệu quả + Giải pháp thực hiện

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1.Phương pháp điều tra thu thập số liệu

2.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu và kế thừa tài liệu hiện có

Sử dụng phương pháp kế thừa các tài liệu có chọn lọc nhằm thu thập các nguồn tài liệu thứ cấp hiện có trên địa bàn, bao gồm:

+ Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.

+ Các cơ chế, chính sách của Trung ương và quy định của tỉnh, huyện có liên quan.

+ Các chỉ tiêu, định mức kinh tế, kỹ thuật hiện hành.

+ Các số liệu, tài liệu về tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên rừng. - Các loại bản đồ hiện trạng về sử dụng đất, quy hoạch 3 loại rừng, bản đồ phân cấp phòng hộ, phân bố tài nguyên rừng, bản đồ thổ nhưỡng của huyện và tỉnh.

2.4.1.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, bổ sung hoàn thiện tài liệu

- Sử dụng phương pháp PRA (đánh giá nông thôn có sự tham gia) để điều tra, phân tích về hiện trạng quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên rừng, vai trò và mức độ tham gia của người dân địa phương trong công tác quản lý tài nguyên rừng, những thuận lợi và khó khăn hiện nay trong bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng cũng như nhu cầu, nguyện vọng của người dân trong sản xuất và đời sống…

- Sử phương pháp phúc tra thực địa để cập nhật số liệu về số và chất lượng tài nguyên rừng thông qua phương pháp ô tiêu chuẩn điển hình xác lập ở các trạng thái rừng trồng và rừng tự nhiên theo quy trình sau đây:

+ Điều tra trữ lượng rừng tự nhiên: Lập các ÔTC điển hình có diện tích S =1.000m2 (25x40), sau đó sử dụng thước kẹp kính, thước Blumlei để quan trắc, đo đếm, xác định các chỉ tiêu về đường kính, chiều cao: D1.3; Hvn Hdc;...

+ Điều tra trữ lượng rừng trồng: Như rừng tự nhiên, lập các ô tiêu chuẩn điển hình với diện tích mỗi ô S=500 m2

(20x25m), sau đó tính các chỉ tiêu về đường kính, chiều cao: D1.3; Hvn Hdc;...

+ Điều tra tình hình sinh trưởng của cây tái sinh rừng, nguồn gốc tái sinh, loài cây,... kết hợp với điều tra trên các ô tiêu chuẩn, tiến hành lập 5 ô dạng bản, mỗi ô có diện tích S= 25m2

(5x5m), 4 ô ở bốn góc và lô ở giữa của ô tiêu chuẩn.

2.4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu

2.4.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin, tài liệu

- Các thông tin liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như: vị trí địa lý, địa hình địa thế, khí hậu thời tiết, đất đai, tài nguyên động thực vật, thực trạng phát triển kinh tế, dân số, thành phần dân tộc, cơ sở hạ tầng... được kế thừa tổng hợp có chọn lọc từ nguồn tài liệu của các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, huyện, xã.

- Hệ thống các thông tin liên quan đến tổ chức và thể chế được tổng hợp và phân tích bằng phương pháp SWOT để đánh giá điểm mạnh (Strongth), điểm yếu (Weakness), Cơ hội (Oppotunity) và những hạn chế, nguy cơ, thách thức (Threat) để đề xuất giải pháp quy hoạch phù hợp.

- Tổng hợp phân tích các thông tin chuyên đề như: Tình hình sử dụng đất, tình hình sản xuất lâm nghiệp. Khai thác tối đa các thông tin từ các bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ phân chia các loại rừng và phân cấp phòng hộ. Bản đồ quy hoạch được xây dựng dựa trên bản thuyết minh và tuân theo đúng các quy định về làm bản đồ.

- Các thông tin điều tra phục vụ cho quy hoạch bảo vệ và phát triển lâm nghiệp được tổng hợp theo phương pháp tối ưu hoá mục tiêu và phân tích đa tiêu chuẩn áp dụng cho xây dựng kế hoạch.

2.4.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel và Microsoft Word để tính toán và tổng hợp thông tin về đất đai, tài nguyên rừng và soạn thảo văn bản.

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel, phần mềm SPSS để kiểm tra độ tin cậy của số liệu.Sử dụng phần mềm Mapinfo profesional 10.0 để xây dựng và số hoá các loại bản đồ.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Quỳ châu

3.1.1. Cơ sở pháp lý

3.1.1.1. Văn bản của Quốc hội - Chính phủ

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11ngày 03/12/2004; - Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/208;

- Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

- Nghị quyết 30-NQ/TW ngày 12/32014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai số 45/2013;

- Chỉ thị số 38/CT- TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Ban hành Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

- Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về QLR, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về ban hành Cơ chế, chính sách bảo vệ phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020;

- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng;

- Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ;

- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;

- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015; Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử đổi bổ sung một số điều của quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007- 2015;

- Quyết định số 07/2010/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của thủ tướng chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;

- Quyết định số 60/2010/QĐ- TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng chính phủ về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015;

- Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của thủ tướng chính phủ về ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;

- Quyết định số 57/QĐ/TTg ngày 09/01/2012 của thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020;

- Quyết định số 24/QĐ-TTG ngày 01/06/2012 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011- 2020;

- Quyết định 1959/QĐ-TTg ngày 29/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020

- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;

- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ Về Chương trình, kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 12/3/2014 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;

- Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 tháng 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm giai đoạn 2014-2020.

3.1.1.2. Văn bản của các bộ ngành Trung ương

- Quyết định số 38/BNN-LN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp &PTNT về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng;

- Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNTv/v ban hành Bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ;

- Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT v/v ban hành Bản quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng;

- Quyết định số 487/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/02/2007 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức điều tra quy hoạch rừng;

- Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;

- Thông tư Liên tịch số 52/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 14/4/2008 giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy;

- Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn lập Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

- Thông tư số 34/2009/TT-BNN ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng;

- Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ;

- Thông tư liên tịch số 10/2013/BNNPTNT-BKHĐT ngày 01/02/2013 hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp;

- Quyết định số 1757/QĐ-BNN-TCLN của ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp;

- Thông tư số 51/2012/TT-BNNPTNT ngày 19/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng quy định tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ;

- Thông tư liên tịch số 80/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tài Chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện bảo vệ và phát triển rừng;

- Thông tư số 85/2014/TT-BTC ngày 30/6/2014 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

3.1.1.3. Văn bản của tỉnh và huyện.

Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 của tỉnh Nghệ An phê duyệt kết rà soát 3 loại rừng;

Căn cứ Công văn số 4216/UBND-NN ngày 24/6/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về việc sửa đổi, bổ sung cơ chế lồng ghép các nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng; đơn giá giao, khoán bảo vệ rừng phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Quyết định số 5988/QĐ-UBND.NN ngày 11/11/2009 của UBND tỉnhphê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2010-2020;

Quyết định phê duyệt phương án bảo vệ, khoanh nuôi rừng giai đoạn 2011-2015 của đơn vị;

Quy hoạch- kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của huyện, của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Quy hoạch- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020 của huyện;

Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ (Chi bộ) nhiệm kỳ 2016-2020, của đơn vị; Kết quả kiểm kê rừng của huyện, của đơn vị năm 2015;

Các văn bản khác có liên quan.

3.1.2. Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu

3.1.2.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý, địa hình

- Vị trí địa lý: Quỳ Châu nằm cách thành phố Vinh khoảng 145 km về phía Tây Bắc Nghệ An theo quốc lộ 48. Có toạ độ địa lý:

- 190 06' đến 19047' vĩ độ Bắc

- 1040 542' đến 105017' kinh độ Đông

+ Phía Bắc giáp huyện Quế Phong và tỉnh Thanh Hoá + Phía Nam giáp huyện Quỳ Hợp và huyện Con Cuông + Phía Đông giáp huyện Nghĩa Đàn và tỉnh Thanh Hoá + Phía Tây giáp huyện Quế Phong và huyện Tương Dương.

Hình 3.1. Bản đồ danh giới hành chính huyện Quỳ Châu

Quỳ Châu có tuyến quốc lộ 48 đi qua huyện dài 39 km, đường tỉnh lộ từ Châu Thôn đi Tân Xuân qua huyện dài 35 km và 4 tuyến đường huyện lộ đóng vai trò quan trọng trong giao lưu hàng hoá nội huyện và luân chuyển hàng hoá nội vùng, đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Trong huyện có 5 tuyến đường thuỷ: sông Hiếu dài 60 km, sông Hạt dài 23 km, Nậm Quàng dài 10 km, Nậm Chàng dài 16 km, Nậm Việc dài 20 km, tổng chiều dài 129 km, tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển về mùa mưa.

Nằm trong vành đai kinh tế Phủ Quỳ, là vệ tinh của trung tâm kinh tế vùng Tây Bắc của tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, góp phần làm tăng năng lực sản xuất các ngành và nâng cao vai trò

của huyện trong việc thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại trong vùng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011 2015, lập kế hoạch bảo vệ phát triển rừng 2016 2020 và tầm nhìn tới năm 2030 huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an​ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)