Nội dungkế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011 2015, lập kế hoạch bảo vệ phát triển rừng 2016 2020 và tầm nhìn tới năm 2030 huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an​ (Trang 68 - 93)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020, định hướng tớ

3.3.2. Nội dungkế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020,

định hướng tới năm 2030

3.3.2.1. Mục tiêu

- Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; sử dụng tài nguyên rừng và quỹ đất được quy hoạch cho dự án có hiệu quả và bền vững.

- Nâng độ che phủ rừng của huyện Quỳ Châu từ 74,6% năm 2015 và định hướng lên 78% vào năm 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quỳ Châu khóa XXV, nhiệm kỳ 2015-2020; tăng năng suất, chất lượng và giá trị của rừng; góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi, hạn hán, lũ lụt; đáp ứng cơ bản nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trên địa bàn huyện và tỉnh.

- Tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc và các đối tượng lao động trên địa bàn có cuộc sống gắn với nghề rừng, góp phần xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

3.3.2.2. Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020, định hướng tới năm 2030

a. Quy hoạch 3 loại rừng

Bảng 3.4: Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn 2030

ĐVT: ha

Loại đất, loại rừng Hiện trạng (năm 2015) Quy hoạch (năm 2020) Quy hoạch (năm 2030) Diện tích tự nhiên 97,743.9 97,743.9 97,743.9 A. Đất Lâm nghiệp 94,866.1 93700.1 94291.1 1. Rừng đặc dụng 11,617.8 11,617.8 11,617.8 a) Có rừng 11,603.5 11,617.8 11,617.8 - Rừng tự nhiên 11,603.3 11,617.8 11,617.8

- Rừng trồng 0.2 0.0 0.0 b) Chưa có rừng 14.3 0.0 0.0 2. Rừng phòng hộ 21,476.1 21000.1 21401.1 a) Có rừng 19,994.2 20618.2 20928.2 - Rừng tự nhiên 19,804.5 20508.5 20718.5 - Rừng trồng 189.7 109.7 209.7 b) Chưa có rừng 1,481.9 381.9 481.9 3. Rừng sản xuất 61,772.2 72700 61272.2 a) Có rừng 44,848.8 61495.6 49348.80 - Rừng tự nhiên 35,356.4 33280.4 36856.4 - Rừng trồng 9,492.4 28215.2 12492.4 b) Chưa có rừng 16,923.4 11204.4 11923.4 B. Các loại đất khác 2,877.8 4043.8 3027.8

So với năm 2015 (đầu kỳ quy hoạch) thì tổng diện tích đất lâm nghiệp giảm 150 ha. Diện tích này chủ yếu được điều chỉnh, chuyển sang xây dựng các công trình an ninh, quốc phòng (đường tuần tra biên giới) và xây dựng thuỷ điện.

Cơ bản tổng diện tích của các loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) đầu kỳ quy hoạch và cuối kỳ quy hoạch (2015 - 2030) không có sự thay đổi nhiều mà chủ yếu là sự thay đổi các trạng thái trong từng loại đất rừng, cụ thể: - Rừng đặc dụng: Tổng diện tích 11,617.8 ha giữ nguyên so với hiện trạng, trong đó:

+ Diện tích đất có rừng tăng 14,3 ha (rừng tự nhiên tăng 14,3 ha; rừng trồng tăng 0.2 ha).

+ Đất chưa có rừng giảm 14,3 ha (ở đây chủ yếu rừng trạng thái Ia,Ib,Ic).

- Rừng phòng hộ: Tổng diện tích 21401.1 ha giảm 75 ha so với hiện trạng, trong đó:

+ Diện tích đất có rừng tăng 934.0 ha (rừng tự nhiên tăng 914.0 ha; rừng trồng tăng 20.0 ha). Đất chưa có rừng giảm 1000.0 ha

- Rừng sản xuất: Tổng diện tích 61272.2 ha giảm 500 ha so với hiện trạng, trong đó:

+ Diện tích đất có rừng tăng 4500.0 ha (rừng tự nhiên tăng 1500.0 ha; rừng trồng tăng 3000.0 ha).

+ Đất chưa có rừng giảm 5000.0 ha

Như vậy: Tổng diện tích đất lâm nghiệp giảm 150 ha là do điều chỉnh chuyển đất lâm nghiệp sang đất phi nông nghiệp, trong đó:

- Diện tích rừng phòng hộ giảm 75 ha là do điều chỉnh chuyển đất lâm nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp để xây dựng đường tuần tra biên giới phục vụ an ninh, quốc phòng

- Diện tích rừng sản xuất giảm 500.0 ha là do điều chỉnh chuyển đất lâm nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp để xây các thuỷ điện (tập trung tại xã châu bình).

Về cơ cấu các loại rừng sau quy hoạch:

- Rừng đặc dụng: 11,617.8 ha chiếm 12.26% tổng diện tích đất lâm nghiệp - Rừng phòng hộ: 21401.1 ha chiếm 22.59% tổng diện tích đất lâm nghiệp - Rừng sản xuất: 61272.2 ha chiếm 64.69% tổng diện tích đất lâm nghiệp

b. Nhiệm vụ bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng:

* Nhiệm vụ bảo vệ rừng.

Bảo vệ rừng là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm duy trì, ổn định và đảm bảo chất lượng của diện tích rừng hiện có. Diện tích rừng đưa vào bảo vệ bao gồm diện tích rừng hiện còn và diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng và trồng rừng mới sau khi hết giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản.

+ Rừng tự nhiên 28.432,02 ha; + Rừng trồng 8.499,09 ha;

* Nhiệm vụ khoanh nuôi rừng.

- Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên có trồng bổ sung 2.914,11 ha.

- Đối tượng: Đất rừng sau chặt trắng, nương rẫy bỏ hoá, trảng cỏ cây bụi, bãi bồi có thuận lợi về nguồn giống (nguồn hạt phân tán tự nhiên hoặc chồi, gốc chồi rễ), có thể xúc tiến tái sinh thành công bằng những động tác kỹ thuật đơn giản; Đất rừng thuộc đối tượng nuôi dưỡng rừng mà số cây có giá trị nuôi dưỡng ở tầng cao không đạt mật độ quy định nhưng có triển vọng xúc tiến tái sinh thành công thông qua các biện pháp kỹ thuật đơn giản.

- Sử dụng có hiệu quả lâm sản phụ gỗ củi và lồng ghép các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.

- Phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước (Vốn sự nghiệp kinh tế; vốn hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng...) và vốn huy động từ các nguồn khác.

c. Nhiệm vụ giao đất, giao rừng, cho thuê đất thuê rừng

a, Phạm vi xác định nhiệm vụ: Phạm vi xây dựng phương án được xác định là rừng sản xuất trên địa bàn 11 xã và thị trấn, thuộc đối tượng chủ quản lý là UBND các xã, cộng đồng các thôn bản và hộ gia đình.

b, Chỉ tiêu cần xác định:

+ Diện tích đã được giao đất, giao rừng: 34.375,61 ha Công đồng các thôn bản: 7.804,08 ha

Hộ gia đình: 26.571,53 ha

+ Diện tích UBND các xã đang quản lý: 15.335,06 ha

d. Nhiệm vụ khoán bảo vệ, khoanh nuôi rừng:

- Phạm vị xác định nhiệm vụ:Pham vi xây dựng phương án được xác định là rừng sản xuất trên địa bàn 12 xã và thị trấn, thuộc đối tượng chủ quản lý là UBND các xã, cộng đồng các thôn bản và hộ gia đình.

- Chỉ tiêu cần xác định:

+ Diện tích rừng đã được đã giao khoán bảo vệ, khoanh nuôi trong năm 2015 thuộc lưu vực thủy điện Nậm Pông 8.902,93 ha:

Công đồng các thôn bản: 1.463,94 ha Hộ gia đình: 3.923,27 ha UBND xã: 3.515,72 ha

+ Diện tích còn lại chủ rừng tự tổ chức quản lý bảo vệ, khoanh nuôi theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của địa phương đơn vị mình theo quy định của pháp luật hiện hành, có sự hỗ trợ theo Nghị đinh 75-CP: 34.942,18 ha .

Công đồng các thôn bản: 4.370,41 ha Hộ gia đình: 20.604,14 ha UBND xã: 9.967,63 ha

- Hạn mức diện tích nhận khoán bảo vệ rừng cho các đối tượng:

Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản: Định mức áp dụng theo Nghị định số 163/1999/NĐ-CP của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; tối đa không quá 30ha/hộ gia đình hoặc cá nhân (trường hợp đối tượng nhận khoán đã có hợp đồng giao khoán trước năm 2013 thì thực hiện theo hợp đồng đã ký kết).

3.3.2.3. Các dự án ưu tiên

- Các dự án trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg trồng rừng nguyên liệu công nghiệp, nuôi dưỡng làm giàu rừng sản xuất, sản xuất Nông -Lâm kết hợp, trồng cây gỗ lớn và cây phân tán; làm đường vùng nguyên liệu.

- Dự án trồng rừng thay thế nương rẫy.

- Dự án cải tạo rừng nghèo kiệt thành rừng có giá trị kinh tế cao trên rừng sản xuất.

-. Xây dựng dự án nâng cao năng lực sản xuất và cung ứng giống lâm nghiệp.

- Xây dựng quy hoạch phát triển lâm sản ngoài gỗ và dự án phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế hàng hóa cao.

- Xây dựng các Dự án trồng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung. - Xây dựng Dự án bảo tồn thiên thiên Pù Hoạt.

- Dự án đầu tư xây dựng đường giao thông vùng nguyên liệu tập trung. - Xây dựng Dự án bảo tồn và phát triển giống Quế Phủ Quỳ.

- Xây dựng các dự án rừng phòng hộ các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi quốc gia Bản Vẽ, Khe Bố, Bản Mồng, Hủa Na....

- Xây dựng dự án phát triển nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng từ tỉnh xuống huyện, xã.

- Xây dựng dự án nâng cao năng lực bộ máy, hệ thống các chủ rừng.

3.3.2.4. Khái toán vốn đầu tư và hiệu quả

a. Xác định nhu cầu vốn và nguồn vốn: * Xác định nhu cầu vốn:

Trên cơ sở nhiệm vụ phương án khoanh nuôi, bảo vệ rừng giai đoạn 2016- 2020, căn cứ các quy định hiện hành, tổng nhu cầu vốn như sau.

+ Tổng nhu cầu vốn: 87 243 818 000 đồng.

- Vốn hỗ trợ từ ngân sách và dịch vụ môi trường rừng: 8 902 930 000 đồng. - Vốn theo NĐ 75 74 359 724 000 đồng. - Các nguồn vốn khác: 3 981 164 000 đồng.

* Xác định cơ cấu nguồn vốn:

Đối với nguồn vốn ngân sách hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng được xác định theo định mức quy định hiện hành như sau:

+ Chính sách khoán bảo vệ rừng.Chính sách khoán bảo vệ rừng theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP

- Bên nhận khoán: Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định và Cộng đồng dân cư thôn tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định. Hiện nay, theo các quyết định của Ủy ban Dân tộc: Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 về công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc miền núi giai đoạn 2012-2015; Quyết định số 601/QĐ-UBDT ngày 29/10/2015 về việc công nhận bổ sung, điều chỉnh thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc miền núi.

+ Mức khoán bảo vệ rừng: 400.000 đồng/ha/năm. Không có hỗ trợ gạo. Tổng nhu cầu vốn theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP: 56 875 064 000 đồng

Chính sách khoán bảo vệ rừng chi trả DVMTR theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP. + Bên giao khoán là Ủy ban nhân dân xã, thị trấn:

+ Bên nhận khoán là các hộ gia đình, cá nhân, hoặc cộng đồng dân cư thôn hay nhóm hộ dân cư trú hợp pháp trên địa bàn.

+ Mức giao khoán: Theo đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng hàng năm được Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh thông báo: Phương án 2016- 2020 tạm tính toán theo đơn giá 2015 (200.000 /ha).

Tổng nhu cầu vốn theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP: 8.902.930.000 đồng. Các nguồn vốn khác: 3.981.164.000 đồng.

+ Chính sách hỗ trợ khoanh nuôi rừng được giao.

Hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có theo Nghị định 75/2015/2020.

+ Mức khoán khoanh nuôi rừng có trồng bổ sung: 1.600.000 đồng/ha/năm. (ba năm đầu).

+ Mức khoán khoanh nuôi rừng có trồng bổ sung: 600.000 đồng/ha/năm (ba năm tiếp theo).

Bảng 3.5: Tổng hợp nhu cầu, cơ cấu, tiến độ vốn thực hiện phƣơng án bảo vệ khoanh nuôi rừng giai đoạn 2016 – 2020 tầm nhìn 2030

TT Năm/Chỉ tiêu Tổng vốn (1000 đ) Trong đó Vốn dịch vụ môi trƣờng rừng Vốn theo NĐ 75 Vốn khác I 2 3 4 5 6 Tổng cộng 87,243,818 8,902,930 74,359,724 3,981,164 Bảo vệ rừng 69,759,158 8,902,930 56,875,064 3,981,164 Khoanh nuôi tái sinh 17,484,660 0 17,484,660 0

Năm 2016 17,654,434 1,780,586 15,164,692 709,156

1 Bảo vệ rừng 12,991,858 1,780,586 10,502,116 709,156

2 Khoanh nuôi tái sinh 4,662,576 0 4,662,576 0

3 Các hoạt động khác

Năm 2017 17,654,434 1,780,586 15,164,692 709,156

1 Bảo vệ rừng 12,991,858 1,780,586 10,502,116 709,156

2 Khoanh nuôi tái sinh 4,662,576 0 4,662,576 0

3 Các hoạt động khác

Năm 2018 19,254,390 1,780,586 16,619,520 854,284

1 Bảo vệ rừng 14,591,814 1,780,586 11,956,944 854,284

2 Khoanh nuôi tái sinh 4,662,576 0 4,662,576 0

3 Các hoạt động khác

Năm 2019 16,340,280 1,780,586 13,705,410 854,284

1 Bảo vệ rừng 14,591,814 1,780,586 11,956,944 854,284

3 Các hoạt động khác

Năm 2020 16,340,280 1,780,586 13,705,410 854,284

1 Bảo vệ rừng 14,591,814 1,780,586 11,956,944 854,284

2 Khoanh nuôi tái sinh 1,748,466 0 1,748,466 0

3 Các hoạt động khác

Năm 2030

1 Bảo vệ rừng 14,591,814 1,780,586 11,956,944 854,284

2 Khoanh nuôi tái sinh 1,748,466 0 1,748,466 0

3 Các hoạt động khác

Nguồn hạt kiểm lâm quỳ châu

b. Hiệu quả:

* Hiệu quả kinh tế.

Thực hiện phương án bảo vệ, khoanh nuôi rừng sẽ góp phần nâng cao đời sống kinh tế của đồng bào các dân tộc và cộng đồng các thôn bản trên địa bàn huyện. Với tổng số nguồn vốn hỗ trợ 83.262.654.000đồng (từ nguồn dịch vụ môi trường rừng và ngân sách nhà nước).

Góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập từ các hoạt động lâm sinh như tận thu lâm sản, dược liệu … theo quy định của pháp luật.

Kết quả điều tra khảo sát đề tài đã cho thấy với diện tích rừng tự nhiên, tại một số bản đã có nguồn thu nhập chính từ sản phẩm gỗ từ nghề rừng (mật ong, tre nứa, củi,..).

Nhìn chung các hộ gia đình và cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng phấn khởi, được hỗ trợ tiền từ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng để bảo vệ rừng của mình được giao và có thêm thu nhập từ các sản phẩm phụ từ rừng. Đây là một tiền đề thuận lợi cho thực hiện phương án.

* Hiệu quả xã hội - môi trường.

Thông qua việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng, nâng cao độ che phủ của rừng lên 78 % trong năm 2020, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai như lũ lụt, hạn hán … đồng thời đảm bảo nguồn nước cung cấp cho các hoạt động dân sinh, các nhà máy thủy điện.

Tiến trình xóa đói giảm nghèo ở nông thôn miền núi; trật tự trong các thôn bản, làng xã miền núi được đẩy mạnh, tăng cường theo hướng tích cực.

Kinh tế phát triển, trình độ dân trí được nâng lên góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, đặc biệt là an ninh biên giới Quốc gia.

3.3.2.5. Giải pháp thực hiện

* Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức

- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng của rừng.

- Tăng cường giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong nhân dân, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân; vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng.

* Giải pháp tổ chức công tác quản lý:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa lâm nghiệp theo phương châm bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng.

- Củng cố và xây dựng lực lượng bảo vệ rừng ở các đơn vị chủ rừng, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật; tăng cường công tác phối hợp các lực lượng trên địa bàn để ngăn chặn mọi hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng; tổ chức thực hiện tốt công tác PCCCR, phòng trừ sâu bệnh, gia súc phá hoại rừng.

- Xây dựng chi tiết bộ hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng trong khoán bảo vệ và phát triển rừng nhằm xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các hộ

gia đình, tổ chức, cá nhân khi tham gia nhận khoán.

- Hàng năm Hạt Kiểm lâm Quỳ Châu nghiệm thu khối lượng, chất lượng rừng giao khoán để làm cơ sở thanh toán vốn đầu tư cho các hộ gia đình, cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011 2015, lập kế hoạch bảo vệ phát triển rừng 2016 2020 và tầm nhìn tới năm 2030 huyện quỳ châu, tỉnh nghệ an​ (Trang 68 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)