Xác suất Vượn hót trong một ngày và hệ số hiệu chỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng quần thể vượn má vàng phía nam (nomascus gabriellae thomas 1909) tại vườn quốc gia chư yang sin, tỉnh đắk lắk​ (Trang 67 - 100)

Từ số liệu về tần suất hót của 28 đàn Vượn ghi nhận trong ba ngày, dựa vào bảng tính của Vũ Tiến Thịnh và Rawson (2011) [41], đề tài đã tính xác suất một đàn Vượn hót trong một ngày là 0,46 (46%). Xác suất hót này cũng khá giống với xác suất hót ghi nhận được trong một số cuộc điều tra gần đây có sử dụng bảng tính của Vũ Tiến Thịnh và Rawson (2011) như Hoàng Minh Đức et al. (2010); Lưu Tưởng Bách and Rawson (2011); Hà Thăng Long et al. (2011). Như vậy kết quả ước lượng xác suất hót là khá tin cậy.

Hệ số hiệu chỉnh tương ứng với ba ngày điều tra là 0,85. Như vậy có 85% số đàn Vượn có mặt trong khu vực nghe thấy được phát hiện trong ba ngày điều tra.

4.3.2. Mật độ và kích thước quần thể Vượn má vàng phía nam tại VQG Chư Yang Sin

Với hiệu số hiệu chỉnh số đàn Vượn trong khu vực điều tra là 0,85; số lượng đàn Vượn thực tế có ở khu vực điều tra (diện tích có sinh cảnh phù hợp với Vượn trong vùng nghe thấy xung quanh các điểm nghe) được ước lượng là:

28/0,85 ≈ 33 (đàn)

- Số lượng cá thể Vượn ước lượng hiện có tại khu vực điều tra:

33 đàn x 3,5 cá thể/đàn ≈ 116 (cá thể).

- Mật độ đàn Vượn cư trú trong khu vực điều tra:

Với tổng số 33 đàn Vượn đang cư trú trong khu vực điều tra và tổng diện tích khu vực điều tra là 10.634,8ha nhưng chỉ có 9.422,4ha sinh cảnh

thích hợp cho Vượn sinh sống. Từ đó, chúng tôi tính mật độ đàn vượn trong các sinh cảnh thích hợp của khu vực điều tra là:

33/9422,4 ≈ 0,0035 (đàn/ha) = (0,35 đàn/km2)

Như vậy, mật độ Vượn phân bố trong khu vực điều tra là 0,0035 đàn/ha (0,35 đàn/km2). Mật độ đàn Vượn ước lượng được nhỏ hơn so với một số khu vực lân cận, chẳng hạn như VQG Bù Gia Mập là 0,54 đàn/km2 [27], VQG Nam Cát Tiên là 0,52 – 0,72 đàn/km2 [19]. Do các điểm nghe phân bố khá đại diện trong toàn bộ VQG nên đây có thể coi là mật độ chung của Vượn ở VQG Chư Yang Sin. Trong phạm vi cả VQG Chư Yang Sin có 59.531 ha nhưng chỉ có 48.535,3 ha diện tích rừng thích hợp cho Vượn má vàng phía nam sinh sống (bao gồm rừng cây lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim, rừng hỗn giao tre nứa và cây gỗ). Từ kết quả tính toán trên, chúng tôi đã ước tính số đàn Vượn hiện có trong cả VQG Chư Yang Sin như sau:

48.535,3 x 0,0035 ≈ 170 (đàn).

(Số lượng đàn Vượn chỉ ước lượng trên các sinh cảnh thích hợp cho Vượn sinh sống).

Số lượng cá thể Vượn má vàng phía nam ước tính tại VQG Chư Yang Sin:

170 đàn x 3,5 cá thể/đàn ≈ 595 (cá thể).

Tổng hợp kết quả điều tra và kết quả tính toán kích thước, mật độ quần thể Vượn má vàng phía nam trong VQG Chư Yang Sin được thể hiện trong bảng 4.4.

Bảng 4.4: kích thước và mật độ đàn Vượn tại VQG Chư Yang Sin

TT Mục Kết quả

tính toán ĐVT

1 Diện tích cả khu vực điều tra 10.634,8 Ha 2 Diện tích có sinh cảnh thích hợp

trong khu vực điều tra 9.422,4 Ha

3 Số đàn Vượn nghe thấy hót trong đợt

điều tra 28 Đàn

4 Xác suất một đàn Vượn hót/ngày 0,46 5 Hệ số hiệu chỉnh của cả ba ngày điều

tra 0,85

6 Số đàn Vượn thực có tại khu vực

điều tra 33 Đàn

7 Số cá thể Vượn hiện có tại khu vực

điều tra 116 Cá thể

8 Mật độ đàn Vượn phân bố trong khu

vực điều tra 0,0035 Đàn/ha

9 Diện tích sinh cảnh thích hợp của

Vượn trong VQG Chư Yang Sin 48.535,3 Ha 10 Số đàn Vượn ước tính trong VQG

Chư Yang Sin 170 Đàn

11 Số lượng cá thể Vượn má vàng phía

Với tổng số 170 đàn Vượn, tương ứng với khoảng 595 cá thể, có thể nói, VQG Chư Yang Sin là nơi cư trú của một quần thể Vượn má vàng lớn nhất ở Việt Nam. VQG Bù Gia Mập và Nam Cát Tiên là các khu vực từng được đánh giá có số lượng đàn Vượn má vàng lớn nhất Viện Nam, tuy nhiên số đàn Vượn ước lượng được từ các khu vực này vẫn nhỏ hơn với số lượng đàn Vượn ước tính được cho VQG Chư Yang Sin (các nghiên cứu này đều cùng sử dụng một phương pháp) (xem bảng 4.5). Quần thể Vượn má vàng phía nam ở VQG Chư Yang Sin tương đương với quần thể Vượn má vàng phía nam ở các KBT lớn ở Cam Pu Chia (Phan Channa and Tom Gray 2009) [37]. Điều này cho thấy tầm quan trọng quốc tế của VQG Chư Yang Sin trong bảo tồnloài Vượn má vàng phía nam.

Bảng 4.5: So sánh số lượng Vượn má vàng phía nam tại VQG Chư Yang Sin với một số khu vực lân cận

TT Khu Vực Diện tích

(ha)

Số lượng đàn Vượn (đàn)

Số lượng cá thể Vượn ước tính (cá thể)

Mật độ đàn

(đàn/km2) Nguồn thông tin

1 VQG Bù Gia Mập 25.926 124 400 0,54

đàn/km2 Hoàng Minh Đức et al. (2010)

2 VQG Nam Cát Tiên 73.878 149 500 0,52 -0,72

đàn/km2 Keynon (2007)

3 VQG Chư Yang Sin 59.531 170 595 0,35

đàn/km2 Giang Trọng Toàn (2013)

4 VQG Bi Đúp –Núi Bà 63.938 ≥25 ≥88 Mahood et al. 2009; Luu Hong Truong

& Le Khac Quyet (2010)

5 KBT Phước Bình 19.814 ≥4 ≥14 Hoang Minh Duc (2010)

6 Rừng Ninh Sơn 30.332 ≥6 18 -20 Le Dinh Thu & Do Tuoc (2007)

7 KBT Nam Nung 10.499 30 Dong Thanh Hai et al. (2011)

8 KBT Tà Đùng 18.893 12 - 18 31 -73 Hoang Minh Duc et al. (2010)

9 KLSVHCQ Vĩnh Cửu,

Trong giống Nomascus nói chung ở Việt Nam, VQG Chư Yang Sin cũng là khu vực có quần thể Vượn lớn nhất (xem bảng 4.6).

Bảng 4.6: So sánh quần thể Vượn ở VQG Chư Yang Sin và một số quần

thể lớn nhất của các loài thuộc giống Nomascus ở Việt Nam

TT Loài Vượn Tên Khoa học Khu vực Diện tích (ha) Số lượng đàn Vượn Số lượng cá thể Nguồn thông tin 1 Vượn đen tuyền Nomascus concolor KBTLVSC Mù Cang Trải 20.293 > 14 47 Lê Trọng Đại và Lê Minh Phong (2010) 2 Vượn đen hải nam Nomascus nasutus KBTLVSC Vượn Cao Vít Trùng Khánh, Cao Bằng 1.656 18 110 Insua - cao et al. (2010) 3 Vượn đen má trắng Nomascus leucogenys VQG Pù Mát 91.113 130 455 Lưu Tưởng Bách và Rawson, (2011) 4 Vượn siki Nomascus siki VQG Phong Nha - Kẻ Bàng 85.754 37 101 Lê Trọng Đạt (2009) 5 Vượn má vàng phía bắc Nomascus annamensis KBTTN Đắc Rông 37.640 56 Nguyễn Quảng Hòa Anh et al. (2010) 6 Vượn má vàng phía nam Nomascus gabriellae VQG Chư Yang Sin 59.531 170 595 Giang Trọng Toàn (2013)

Như vậy, có thể nói quần thể Vượn má vàng phía nam ở Vườn Quốc gia Chư Yang Sin là lớn nhất ở nước ta hiện nay. Số lượng đàn và số lượng cá thể Vượn ở Vườn Quốc gia Chư Yang Sin lớn hơn rất nhiều so với các khu vực khác được đánh giá là khu vực có quần thể Vượn lớn nhất của tất cả các loài trong giống Nomascus. Vượn má vàng phía nam có quần thể lớn ở VQG Chư Yang Sin theo chúng tôi có một số lý do sau:

Thứ nhất, VQG Chư Yang Sin có diện tích khá rộng lớn (59.531 ha), trong đó có đến 81,5% (48.535,3 ha) sinh cảnh thích hợp cho Vượn sinh sống. Trong các sinh cảnh thích hợp cho Vượn sinh sống, sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh chiếm chủ yếu với 43.499,4 ha (chiếm 73,1% diện tích của cả VQG Chư Yang Sin). Đây cũng là dạng sinh cảnh có nhiều cây gỗ lớn, nhiều loài cây khác nhau thích hợp với cuộc sống đu truyền và đa dạng nguồn thức ăn cho Vượn.

Thứ hai, địa hình trong VQG Chư Yang Sin tương đối hiểm trở, phức tạp với nhiều dãy núi cao, vực sâu rất thích hợp cho Vượn trốn tránh kẻ thù và hạn chế các tác động của con người đến sinh cảnh trong khu vực.

Thứ ba, vùng lõi của VQG Chư Yang Sin không có dân cư sinh sống, các tác động của người dân địa phương đến sinh cảnh Vượn chủ yếu là các hoạt động khai thác gỗ. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng này không thực sự lớn do diện tích rừng của VQG Chư Yang Sin còn nhiều.

Từ kết quả phân tích trên, chúng tôi thấy Vượn má vàng phía nam tập trung chủ yếu ở VQG Chư Yang Sin, VQG Bù Gia Mập, VQG Cát Tiên, VQG Bi Đúp – Núi Bà, KBT Tà Đùng. VQG Chư Yang Sin cùng các khu rừng đặc dụng liền kề như VQG Bi Đúp- Núi Bà, KBT Phước Bình tạo thành một tổ hợp chứa đựng quần thể lớn nhất của Vượn má vàng nói riêng và của giống Nomascus nói chung ở Việt Nam.

4.4. Các mối đe dọa tới Vượn má vàng phía nam tại VQG Chư Yang Sin

4.4.1. Săn bắt và buôn bán động vật hoang dã

4.4.1.1. Săn bắn và bẫy bắt

Mối đe dọa lớn nhất đối với Vượn hiện đang sinh sống tại VQG Chư Yang Sin là săn bắn. Việc săn bắn và bẫy bắt thường tập trung ở các khu vực xa xôi trong VQG Chư Yang Sin như khu vực Yang Mao - Đăk Kao - Đăk Tour và Krông Kmar, một trong những khu vực có lẽ là quan trọng nhất đối với việc bảo tồn Vượn má vàng phía nam. Điều này có thể lý giải là do hai nguyên nhân:

Thứ nhất, khu vực này là nơi cư trú của các loài thú và chim lớn có giá trị kinh tế. Vì vậy, thợ săn thường tổ chức đi săn trong khu vực này. Khi thợ săn gặp bất cứ loài chim thú nào cũng đều là mục tiêu để bắn.

Thứ hai là do sinh cảnh sống của Vượn thường là các rừng cây lá rộng có nhiều cây gỗ lớn thuộc các trạng thái rừng giàu và rừng trung bình. Các trạng thái rừng này ở xa khu dân cư và các Trạm Kiểm lâm của VQG, địa hình hiểm trở nê lực lượng Kiểm lâm của VQG Chư Yang Sin không thể kiểm soát một cách chặt chẽ.

Các lều săn và các tuyến bẫy thường xuyên được ghi nhận ở tất cả các độ cao trong các khu vực này. Các đối tượng đi bẫy ngoài một số người dân bản địa còn có những đối tượng ở nơi khác đến, theo Hạt kiểm lâm Chư Yang Sin cho biết các đối tượng này đa số là người từ Quảng Bình vào lôi kéo những người dân địa phương (những người H’mông) tham ra. Hầu hết các loài thú Linh trưởng thường bị bắt để làm thức ăn, nấu cao và nhất là để bán. Các loài động vật bị săn bắt được xử lý ngay trong rừng và sau đó mới chuyển đến bán cho những người thu gom. Theo hạt Kiểm lâm VQG Chư Yang Sin, năm 2006, số vụ vi phạm được ngăn chặn và sử lý là 35 vụ tịch thu 35 khẩu súng kíp, 2007 số vụ vi phạm 31 vụ, thu 24 khẩu súng kíp, năm 2008 số vụ vi

phạm 57 vụ thu 11 khẩu súng kíp, tính giêng 7 tháng đầu năm 2009, số vụ vi phạm được ngăn chặn và sử lý là 35 vụ, xử lý hành chính 28 vụ. Từ năm 2004 đến năm 2008 VQG Chư Yang Sin đã cho tiêu hủy 16.505 dây bẫy các loại, đuổi hơn 100 người ra khỏi rừng và đã bàn giao cho Công an huyện Krông Bông 115 khẩu súng kíp. Nhìn chung diễn biến các vụ vi phạm diễn ra hết sức phức tạp, chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Để thấy rõ hơn mức độ vi phạm theo từng năm, chúng tôi thống kê theo bảng 4.7.

Bảng 4.7: Thống kê các vụ vi phạm ở VQG Chư Yang Sin (2004 – 2009)

Năm Số đợt tuần tra Số vụ vi phạm Tang vật Hành chính Hình sự Tổng Dây bẫy (cái) Gỗ (m3) Súng săn Động vật hoang dã Con Thịt 2004 348 65 2 67 3.856 10,11 13 30 17 2005 331 41 8 49 3.515 18,24 32 32 20 2006 397 34 1 35 4.328 15,20 35 28 49 2007 264 27 4 31 3.052 22,14 24 24 37 2008 361 51 6 57 1.754 25,85 11 23 33 2009 213 28 2 35 200 4,94 5 11 10

(Nguồn: Hạt kiểm lâm VQG Chư Yang Sin,2009)

Các thông tin phỏng vấn người dân địa phương cho thấy rằng tuy mức độ săn bắn hiện nay đã giảm nhưng vẫn chưa chấm dứt ở VQG Chư Yang Sin. Hầu hết thợ săn là người dân từ Quảng Bình và một số thợ săn người H’Mông, đây là nhóm dân di cư mới và vẫn được biết như là nhóm dân tộc thiểu số giỏi săn bắn nhất ở Việt Nam. Săn bắn và bẫy bắt không những chỉ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với quần thể Vượn trong khu vực mà còn đe dọa tới tất cả các loài thú, chim, bò sát và cả ếch nhái trong VQG.

Những ghi nhận qua phỏng vấn của chúng tôi có thể nhận thấy ảnh hưởng của dân buôn bán động vật hoang dã ở khu vực này. Những người mua gom động vật hoang dã sống ngay ở các thôn, buôn thuộc vùng đệm của VQG Chư Yang Sin, họ mua lại toàn bộ động vật săn được từ thợ săn rồi vận chuyển đến các đầu nậu ở các thị trấn Krông Kmar để sơ chế rồi chuyển đi bán ở Buôn Ma Thuột. Do nhận thức được việc buôn bán động vật hoang dã là bất hợp pháp nhưng lợi nhuận cao, thủ đoạn của người mua gom và các đầu nậu khá tinh vi và bí mật. Hiện nay còn một số nhà hàng và các quán nhậu ở xã Cư Đrăm, Cư Pui, xã Hoà Lễ và xã Krông Nô, tuy không công khai nhưng các thực đơn về động vật hoang dã vẫn được các chủ quán mời chào. Theo Hạt Kiểm lâm VQG Chư Yang Sin cho biết hiện tượng buôn, bán vận chuyển các loài thú nói chung và Linh trưởng nói riêng đang diễn ra phức tạp và ngày càng tinh vi. Hạt kiểm lâm Chư Yang Sin đã sử dụng đúng khung hình phạt cho các đối tượng vi phạm, nhưng một số đối tượng vẫn tái vi phạm. Các đối tượng vi phạm cũng rất đa dạng, nông dân, tư thương và thậm trí có cả một số cán bộ Công an, quân đội tham gia. Tang vật thu được cũng nhiều chủng loại từ ôtô lớn, nhỏ, xe máy các loài và đặc biệt là dùng cả xe tự chế.

4.4.2. Mất sinh cảnh sống

4.4.2.1. Khai thác gỗ

Trong quá trình di chuyển trên các tuyến điều tra, chúng tôi phát hiện có hiện tượng khai thác gỗ trái phép của người dân địa phương. Các loài cây khai thác chủ yếu là các loài gỗ quý hiếm như Trắc (khai thác cả rễ cây, đào cả gốc), Pơ mu... Các đối tượng vi phạm đa số là người đồng bào dân tộc tại chỗ, họ được các đối tượng lái buôn thuê làm với giá rất cao. Vấn đề khai thác gỗ không những làm suy giảm tài nguyên (đặc biệt là các loài quý hiếm có giá trị) mà còn ảnh hưởng đến sinh cảnh sống của động vật rừng nói chung và loài Vượn má vàng đang bị đe dọa nghiêm trọng nói riêng.

Tuy nhiên, hiện tượng khai thác gỗ trong khu vực không nhiều. Trong 26 điểm nghe chỉ có 4 điểm nghe có dấu hiệu khai thác gỗ. Đó là: điểm nghe số IX.1, điểm nghe số V.2, V.1, và điểm nghe III.2.

4.4.2.2. Khai thác các lâm sản ngoài gỗ

Củi, tre nứa, song mây và phong lan là những nhóm lâm sản ngoài gỗ chính bị khai thác và đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập tại địa phương. Trong đợt điều tra, chúng tôi đã gặp một số người dân bên trong VQG Chư Yang Sin đi vào rừng lấy mây và mật ong. Hầu hết người dân vào rừng để làm nhiều việc cùng một lúc: săn bắn kết hợp với khai thác các loại lâm sản phi gỗ. Đối tượng khai thác chính là song mây và phong lan. Có rất nhiều loài song mây ở VQG Chư Yang Sin, các loài này có chất lượng tốt có số và có trữ lượng cao, phân bố trong những khu vực rừng nguyên sinh. Hiện tượng khai thác song mây gặp ở hầu khắp các khu vực, đặc biệt là khu vực xã Yang Mao, Hoà Phong, Đăk Phơi. Một số lán trại lớn của người khai thác mây chúng tôi đã gặp, các lán trại này đủ chỗ cho các nhóm 7-10 người tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng quần thể vượn má vàng phía nam (nomascus gabriellae thomas 1909) tại vườn quốc gia chư yang sin, tỉnh đắk lắk​ (Trang 67 - 100)