Phân bố Vượn má vàng phía nam theo sinh cảnh và trạng thá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng quần thể vượn má vàng phía nam (nomascus gabriellae thomas 1909) tại vườn quốc gia chư yang sin, tỉnh đắk lắk​ (Trang 60 - 65)

Hai mươi sáu điểm nghe được phân bố trên ba dạng sinh cảnh là rừng cây gỗ rộng thường xanh, rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa và rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim. Trong đó, sinh cảnh rừng cây lá rộng có 4 trạng thái rừng, đó là: rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo và rừng non có nhiều cây gỗ lớn (xem bảng 4.3 và hình 4.6). Tổng diện tích nghe thấy xung quanh tất cả các điểm nghe là 10.634,8ha, trong đó có 9422,4 ha sinh cảnh thích hợp cho Vượn sinh sống.

Bảng 4.3: Diện tích các sinh cảnh trong khu vực điều tra

Trạng thái rừng Diện tích điều tra (ha)

Diện tích trong cả VQG (ha) Tỉ lệ/diện tích VQG (%) Rừng giàu 2.368,3 10.679,2 22,2 Rừng trung bình 3.192,1 12.602,9 25,3 Rừng nghèo 1.471 7.034,4 20,9 Rừng non 2.090,7 13.182,9 15,9 Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim 103,7 565,8 18,3 Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 196,6 4470,1 4,4 Tổng 9.422,4 48.535,3 19,4

Từ bảng 4.3 cho thấy, tỉ lệ được điều tra khá đồng đều trên các trạng thái rừng (ngoại trừ sinh cảnh rừng hỗn giao gỗ và tre nứa có diện tích rất nhỏ). Do vậy việc bố trí các điểm nghe là khá đại diện và kết quả điều tra từ các điểm nghe có thể được sử dụng để suy ra mật độ và kích thước quần thể cho toàn khu vực.

Kết quả điều tra đã ghi nhận 28 đàn Vượn. Trong đó, có đến 26 đàn Vượn sinh sống tại sinh cảnh rừng cây lá rộng thường xanh và chỉ có 02 đàn nằm ở rừng hỗn giao cây lá rộng và rừng cây lá kim (hình 4.7).

Hình 4.7: Biểu đồ phân bố số lượng đàn vượn trên các sinh cảnh điều tra

Hình 4.7 cho thấy, có đến 16 đàn Vượn (chiếm 57,2% tổng số đàn Vượn được ghi nhận) sinh sống trên trạng thái rừng trung bình và rừng giàu. Trong đó, có 8 đàn vượn phân bố trên dạng sinh cảnh rừng giàu, 8 đàn Vượn sinh sống trên sinh cảnh rừng trung bình. Đây là hai trạng thái rừng có nhiều loài cây gỗ lớn rất thích hợp cho Vượn cư trú và di chuyển.

Tại trạng thái rừng non có nhiều cây gỗ lớn, sáu đàn Vượn đã được ghi nhận. Rừng non được đánh giá phân hạng theo trạng thái rừng năm 2006. Tuy nhiên đến thời điểm chúng tôi điều tra đã có nhiều cây gỗ lớn, chiều cao tầng cây rừng trung bình trên 13m. Mặc dù đây là khu vực có diện tích rừng lớn

Trạng thái rừng Số lượng

nhất trong VQG Chư Yang Sin (13.182,9 ha chiếm 22,14% diện tích của cả VQG) nhưng không có nhiều Vượn cư trú mà chủ yếu Vượn vẫn tập trung trên khu vực có nhiều cây gỗ to ở trạng thái rừng giàu và rừng trung bình.

Ngoài ra, Vượn còn sinh sống trong các trạng thái rừng khác như: trạng thái rừng nghèo (phát hiện 2 đàn), vùng tiếp giáp giữa rừng giàu và rừng non (phát hiện 2 đàn) và rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim (phát hiện 2 đàn).

Mặc dù không có điểm nghe nào được bố trí ở các dạng sinh cảnh không thích hợp với Vượn nhưng từ một số điểm nghe có thể bao phủ một phần các sinh cảnh này (1212,4 ha chiếm 11,4% tổng diện tích khu vực điều tra). Tuy nhiên không có đàn Vượn nào được xác định sinh sống trong các sinh cảnh không ưu thích của chúng. Vì vậy nhận định về sinh cảnh ưa thích của Vượn mà đề tài đã đề ra trong phần phương pháp là hoàn toàn hợp lý. Điều này một lần nữa khẳng định việc phân chia ra các sinh cảnh thích hợp và không thích hợp với Vượn và chỉ sử dụng diện tích sinh cảnh thích hợp trong ước lượng mật độ và kích thước quần thể Vượn là hoàn toàn tin cậy và ưu tiên được nỗ lực điều tra trong các sinh cảnh thích hợp mà không làm giảm tính đại diện của các điểm nghe được chọn.

Như vậy, vùng phân bố của Vượn má vàng phía nam tại VQG chủ yếu ở các sinh cảnh rừng thường xanh với trạng thái rừng chủ yếu là rừng giàu và rừng trung bình, rừng có nhiều cây gỗ lớn ít bị tác động của con người rất thích hợp cho Vượn leo trèo và ẩn náu. Vượn là loài có tập tính di chuyển bằng cách đu vào các cành cây do vậy vùng sống chủ yếu bao gồm các khu vực có tán rừng tương đối kín. Sinh cảnh rừng cây lá rộng thường xanh cũng là nơi có nguồn thức ăn phong phú và đa dạng do tính đa dạng về thành phần loài cây, phù hợp với đặc điểm sinh thái thức ăn của Vượn má vàng phía nam.

Vì vậy, các tác động của người dân đến VQG Chư Yang Sin, đặc biệt các hoạt động khai thác gỗ và lâm sản tại trạng thái rừng giàu và rừng trung bình cần được ngăn cấm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng quần thể vượn má vàng phía nam (nomascus gabriellae thomas 1909) tại vườn quốc gia chư yang sin, tỉnh đắk lắk​ (Trang 60 - 65)