Các sinh cảnh chính của VQG Chư Yang Sin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng quần thể vượn má vàng phía nam (nomascus gabriellae thomas 1909) tại vườn quốc gia chư yang sin, tỉnh đắk lắk​ (Trang 56 - 60)

VQG Chư Yang Sin có 5 sinh cảnh rừng đặc trưng: - Rừng cây lá rộng thường xanh

- Rừng hỗn giao tre nứa và gỗ mọc rải rác - Rừng cây lá kim

- Rừng hỗn giao cây lá kim và cây lá rộng - Rừng cây bụi và cây gỗ mọc rải rác

 Rừng cây lá rộng thường xanh

Đây là sinh cảnh phổ biến trong VQG với tổng diện tích 43.499,4ha (chiếm 73,1% diện tích của cả VQG Chư Yang Sin) bao gồm bốn trạng thái: rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo và rừng non. Trong đó, rừng Non

chiếm diện tích nhiều nhất (13.182,9ha), tiếp đến là rừng trung bình (12.602,9ha), rừng giàu (10.679,2ha). Các loài cây ưu thế trong sinh cảnh như: Re, Giổi, Gội, Dẻ, Sến mủ, Sao đen và các cây trong họ Dầu. Sinh cảnh này xuất hiện chủ yếu ở phía Bắc và trung tâm của VQG Chư Yang Sin, khu vực xã Hòa Phong, xã Hòa Lễ và xã Bông Krang. Các cụm điểm nghe I, II, II, IV, V, VI, VIII cũng được bố trí trên dạng sinh cảnh này.

Hình 4.2: Rừng cây lá rộng thường xanh

 Rừng hỗn giao tre nứa và cây gỗ mọc rải rác

Trạng thái rừng gồm tre nứa như Lồ ô, Le, Nứa lá nhỏ, Nứa lá to là chủ yếu có xen lẫn các cây gỗ có độ cao trung bình 12 -16m. Sinh cảnh có diện tích nhỏ (chỉ có 4.470,1ha chiếm 7,51% diện tích của cả VQG). Sinh cảnh phân bố rải rác trong VQG thuộc các tiểu khu 1196 (xã Hòa Phong), 1203, 1209 xã Krông Bang và các tiểu khu 1398, 1401, 1411, 1418 và 1419. Trên dạng sinh cảnh này, đề tài bố trí một điểm nghe số IX.1.

Hình 4.3: Rừng tre nứa và cây gỗ mọc rải rác

 Sinh cảnh rừng hỗn giao cây lá kim và cây lá rộng

Đây là sinh cảnh tiếp nối giữa rừng trồng thông thuần loài với rừng kín thường xanh. Sinh cảnh có diện tích 565,8ha (chiếm 0,95% diện tích VQG) nằm rải rác trên các tiểu khu: 1377, 1379 và 1382.

 Sinh cảnh rừng cây lá kim

Kiểu rừng thưa cây lá kim với loài Thông 3 lá (Pinus kesiya) gần như thuần loại gặp khá phổ biến và phân bố thành những giải hẹp ở 2 khu vực phía Tây Bắc (thung lũng Ea Krông Kmar) và phía Đông Nam (thung lũng Đăk Mé). Đây là sinh cảnh không thích hợp cho Vượn, do vậy các điểm nghe không được bố trí ở vùng có tập trung các dạng sinh cảnh này. Diện tích dạng sinh cảnh này cũng không được sử dụng trong tính toán diện tích sinh cảnh thích hợp của Vượn trong vùng nghe thấy từ các điểm nghe và trong toàn bộ VQG.

Hình 4.5: Sinh cảnh rừng cây lá kim (thông 3 lá)

 Rừng cây bụi và cây gỗ mọc rải rác

Tầng cây bụi thảm tươi khá phát triển đặc biệt là loài Tế

(Dicranopteris linearis), Quyết tuế (Brainea insignis), hoặc Cỏ tranh

(Imperata cylindrica) mọc dày đặc. Xen lẫn các tầng cây bụi có một số cây gỗ mọc rải rác nhưng không có tầng tái sinh. Sinh cảnh phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc và Tây Nam của VQG.

Bảng 4.2: Tổng hợp diện tích các sinh cảnh trong VQG Chư Yang Sin

TT Sinh cảnh Diện tích (ha)

1 Rừng cây lá rộng thường xanh 43.499,4

1.1 Rừng giàu 12.602,9

1.2 Rừng nghèo 7.034,4

1.3 Rừng non 13.182,9

1.4 Rừng trung bình 12.602,9

2 Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 4.470,1

3 Rừng hỗn giao gỗ và cây lá kim 565,8

4 Rừng cây lá kim và các dạng sinh cảnh khác 10.995,7

Tổng 59.531,0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng quần thể vượn má vàng phía nam (nomascus gabriellae thomas 1909) tại vườn quốc gia chư yang sin, tỉnh đắk lắk​ (Trang 56 - 60)