Thời gian thu thập số liệu được thực hiện từ tháng 7/2012- 9/2012, với sự hỗ trợ của 04 nghiên cứu viên về động vật hoang dã, 2 thợ đi rừng chuyên nghiệp, 2 người dân địa phương dẫn đường và 02 kiểm lâm của VQG. Số liệu nghiên cứu được cập nhật vào trong máy tính theo từng đợt thu thập số liệu, xác định các thông tin cần thu thập bổ xung và tiến hành thu thập tiếp theo.
2.4.2.1. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn được sử dụng nhằm xác định các sinh cảnh trong VQG có thể có Vượn má vàng phía nam sinh sống, mùa bắt gặp, số vụ săn bắn Vượn trái phép trong VQG, các mối đe dọa chủ yếu đến quần thể Vượn má vàng phía nam, địa hình, địa vật trong khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó bố trí lán trại và điểm nghe thích hợp. Đối tượng phỏng vấn bao gồm cán bộ VQG, nhân viên tuần rừng, người dân địa phương canh tác tại các thung lũng nằm trong vùng lõi VQG.
2.4.2.2. Phương pháp điều tra Vượn qua tiếng hót tại các điểm nghe
Hai sáu điểm nghe được bố trí tại khu vực nghiên cứu. Các điểm nghe được phân bố trên các khu vực: Tiểu khu 1351, 1359, 1376, 1381,1382, 1395 thuộc xã Bông Krang, huyện Lắc; Tiểu khu 1187, 1209, 1210 thuộc xã Khuê Ngọc Điền, huyện Krông Bông; Tiểu khu 1201, 1202 thuộc xã Hòa Phong, huyện Krông Bông; Tiểu khu 1227, 1233, 1234 thuộc xã Yang mao, huyện Krông Bông và Tiểu khu 1365 thuộc Ya Rho huyện Krông Bông. Các điểm nghe phân bố khá đều trên các sinh cảnh ưa thích của Vượn và đại diện cho các sinh cảnh ưa thích của Vượn trên toàn bộ VQG. Do vậy việc ước lượng số lượng đàn Vượn trong toàn bộ VQG dựa vào các điểm nghe mẫu được chọn là hoàn toàn hợp lý.
Các điểm nghe được đánh dấu tọa độ và khoanh vẽ trên bản đồ địa hình (chi tiết các điểm nghe được thể hiện trong hình 2.1 và phụ lục 01). Các điểm nghe được bố trí trên đỉnh hoặc dông núi (nếu đỉnh núi quá cao không thể tiếp cận được vào buổi sáng sớm) để có thể nghe được một diện tích rộng. Tổng
diện tích trong vùng nghe thấy của các điểm nghe là 10.634,8 ha trong đó có 9.422,4 ha sinh cảnh thích hợp với Vượn. Các sinh cảnh thích hợp của Vượn là: Rừng cây lá rộng thường xanh (trạng thái rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng non), rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim và rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa.
Thời gian nghe tiếng hót của Vượn tại các điểm nghe được thực hiện vào buổi sáng từ 5h giờ đến 9h. Mỗi điểm nghe được điều tra vào ba ngày liên tục. Trong mỗi ngày nghe, để tăng độ chính xác khi xác định vị trí của đàn Vượn, chúng tôi bố trí nhiều điểm nghe (thường là 3 điểm) gần nhau. Người điều tra có trang bị đồng hồ điện tử được hiệu chỉnh giờ tương tự nhau.
Hình 2.2: Ví dụ minh họa một khu vực điều tra với 3 điểm nghe trong đó có hiện tượng chồng lấn giữa các điểm nghe
Tại các điểm nghe tiếng hót, người điều tra ngồi yên lặng không tạo ra tiếng ồn, không nói chuyện riêng, không hút thuốc lá, hoặc làm các hoạt động riêng. Khi phát hiện tiếng hót của Vượn, người điều tra thu thập các thông tin: góc phương vị của đàn Vượn, thời gian Vượn bắt đầu hót, số cá thể trong đàn Vượn hót, thời gian kết thúc hót và ước lượng khoảng cách từ điểm nghe đến đàn Vượn. Các thông tin ghi nhận được ghi theo mẫu biểu 2.1. Ngoài ra các thông tin về tọa độ điểm nghe, sinh cảnh xung quanh điểm nghe cũng được ghi nhận trong quá trình điều tra. Nếu vị trí đàn Vượn xác định được nằm gần
điểm nghe, người điều tra sẽ tiếp cận đàn Vượn để thu thập các thông tin về sinh thái, tập tính và cấu trúc đàn.
Bảng 2.1: Thông tin ghi nhận Vượn má vàng phía nam hót tại điểm nghe
Ngày theo dõi:...Người theo dõi:... Thời tiết:...Trạng thái rừng...
Thời gian Tọa độ Góc phương vị Khoảng cách Âm lượng Số cá thể hót Thời gian hót lặp lại Ghi chú
Ngoài ra, tại các điểm nghe và trong quá trình di chuyển tới các điểm nghe, chúng tôi đánh dấu tọa độ các điểm có khai thác gỗ, lán trại và các mối đe dọa khác đến loài Vượn trong VQG Chư Yang Sin.
2.4.2.3. Xử lý số liệu
Nguồn thông tin phỏng vấn
Các nguồn thông tin phỏng vấn được lượng hóa theo các nội dung nghiên cứu, chọn lọc các nguồn thông tin tin cậy sau khi kết hợp với điều tra thực địa.
Đánh giá tác động của con người
Các tác động của người dân địa phương ảnh hưởng tiêu cực đến quần thể Vượn má vàng phía nam tại VQG Chư Yang Sin được đánh giá là các mối đe dọa đến quần thể Vượn trong khu vực. Vị trí các mối đe dọa đều được đánh dấu tọa độ bằng máy định vị, mức độ ảnh hưởng của các mối đe dọa được đánh giá thông qua khảo sát thực tế tại khu vực nghiên cứu và được xác định nguyên nhân, đề xuất các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của các mối đe dọa.
Ước lượng số đàn Vượn
Số liệu thu thập ngoài thực địa được phân tích qua các bước như sau: - Bước 1: Nhập các điểm nghe (điểm điều tra)
Từ các tọa độ các điểm nghe được xác định bằng GPS, sử dụng phần mềm MN DNR – Garmin để tải tọa độ từ mày GPS sang máy tính bằng mennu: Waypoint/ dowload.
Sau khi máy tải tất cả các thông tin từ GPS, ta lưu các điểm nghe dưới dạng định dạng của Arcmap bằng menu: File/ save as / file...lựa chọn định dạng arcviewshapfile [*. Shp].
Sử dụng phần mềm Mapinfo 10.5 chuyển dữ liệu từdạng [*. Shp] sang dữ liệu của Mapinfo [*. TAB] bằng lệnh trình: Tools/ Universal Translator.
- Bước 2: Xác định vị trí các đàn Vượn trên bản đồ
Từ kết quả điều tra của các điểm nghe, kẻ các đường thẳng với khoảng cách và góc phương vị trên phần mềm Mapinfo 10.5 bằng công cụ Map CAD:
+ Đưa công cụ Map CAD ra bằng menu: Tools/ Tools manager/ MapCAD/ Ok.
+ Trong thanh công cụ Map CAD sử dụng công cụ Creat line/ polyline để vẽ các đường thẳng với khoảng cách và góc phương vị của từng đàn Vượn điều tra được của từng điểm nghe.
+ Tạo cơ sở dữ liệu cho từng đường thẳng để làm căn cứ xác định các đàn Vượn. Sử dụng menu: Table/ maintennace/ table structure và tạo các trường dữ liệu: số thứ tự, đàn số, thời gian bắt đầu hót, thời gian các lần hót tiếp theo, khoảng cách, duet or solo, âmlượng, v.v.v.
+ Nhập cơ sở dữ liệu vào từng trường dữ liệu bằng menu: Window/ New browser window rồi nhập dữ liệu cho từng trường dữ liệu.
- Bước 3: Phân tích kết quả
Việc xác định số đàn Vượn trong đợt điều tra căn cứ chủ yếu vào 4 yếu tố sau:
+ Thời gian nghe đàn Vượn hót tại các điểm nghe trong cùng một ngày + Sinh cảnh ghi nhận đàn Vượn (Vượn ít sống ở sinh cảnh đất trống, rừng lá kim, rừng tre nứa, khu dân cư và mặt nước).
+ Địa hình tại khu vực nghe
+ Khoảng cách, âm lượng và tần suất kêu của đàn Vượn.
Đối với các đàn có thể nghe được tại 2 vị trí, vị trí của đàn sẽ được xác định qua phương pháp giao hội. Với các đàn chỉ nghe được tại một điểm nghe, vị trí của đàn được xác định thông qua góc phương vị và khoảng cách ước lượng từ điểm nghe tới đàn. Các đàn Vượn được nghe thấy trong ba ngày tại cùng một địa điểm được coi là một đàn. Vị trí của các đàn Vượn sẽ được đánh dấu trên bản đồ (mô phỏng như hình 2.2).
Ngoài ra việc phân biệt các đàn Vượn còn được thực hiện qua việc so sánh thời điểm hót của từng đàn. Nếu tiếng hót phát hiện được nằm cách nhau trên 500m thì cũng coi là đàn riêng biệt vì Vượn có tập tính sống theo lãnh thổ, diện tích vùng sống vào khoảng 30ha (Brokeman, 1993).
Ước lượng mật độ và kích thước quần thể Vượn
Số liệu thu thập tại các điểm nghe sẽ được xử lý theo phương pháp của Vũ Tiến Thịnh và Rawson (2011) [33]. Xác suất hót trong từng ngày của một đàn Vượn sẽ được ước lượng và sau đó được sử dụng để tính hệ số hiệu chỉnh cho ba ngày điều tra. Các bước thực hiện như sau:
+ Bước 1: đánh số thứ tự các đàn Vượn phát hiện được bằng số nguyên (1, 2, 3….) vào cột “Group #” (nếu một ngày đàn Vượn nào đó hót nhiều hơn 1 lần trong ngày thì cũng chỉ coi là một lần phát hiện).
+ Bước 2: với mỗi đàn Vượn, nếu đàn Vượn đó được phát hiện ở ngày thứ i, điền “1” vào ô tương ứng với số hiệu của đàn Vượn và ngày phát hiện, các ô khác để trống.
+ Bước 3: sau khi hoàn thành các bước trên, p1 sẽ được ước lượng (xem ví dụ như hình 2.3).
Hình 2.3: Ví dụ minh họa nhập số đàn điều tra và tính toán xác suất hót và hiệu số hiệu chỉnh
Công thức tính xác suất hót và hệ số hiệu chỉnh đã được lập sẵn trong bảng tính. Cụ thể như sau:
Xác suất hót được tính theo công thức:
Trong đó:
p1: xác suất hót
n: số lượng đàn phát hiện được trung nếu chỉ điều tra mỗi điểm nghe trong vòng một ngày.
N1: số lượng đàn phát hiện trong cả 3 ngày tại tất cả các điểm nghe P: hệ số hiệu chỉnh
k: số ngày khảo sát
(Vũ Tiến Thịnh và Rawson, 2011) [41]. Hệ số hiệu chỉnh là xác suất mà đàn Vượn hót ít nhất ở một ngày trong ba ngày điều tra tại điểm nghe. Hay đó là xác suất phát hiện ra đàn Vượn trong ba ngày điều tra tại điểm nghe.
Sau khi tính được hệ số hiệu chỉnh, tiến hành ước tính số đàn thực tế hiện có trong khu vực điều tra:
+ Số đàn Vượn hiện có trong khu vực điều tra có thể nghe thấy
Trong đó:
N2: số đàn Vượn hiện có trong khu vực điều tra m: số đàn ghi nhận trong đợt điều tra
P: hệ số hiệu chỉnh
+ Ước tính số lượng cá thể Vượn thực có trong khu vực nghe thấy (S1): S1 = N2 * 3,5
(nhiều tác giả sử dụng kích thước đàn trung bình là 3,5 cá thể như: Brokeman 1993, Hoàng Minh Đức et al. 2010, Lưu Tường Bách and Rawson 2011; Hà Thăng Long et al. 2011) [27, 34, 26].
+ Xác định diện tích có sinh cảnh thích hợp của Vượn trong vùng nghe thấy từ các điểm nghe:
Sinh cảnh thích hợp gồm: rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim và rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa (IUCNRedlist, 2012). Tại mỗi điểm nghe, diện tích được tính theo công thức:
a = π * R2 Trong đó: π = 3,14
R: khoảng cách nghe lớn nhất.
Thông thường, trong điều tra Vượn khoảng cách nghe lớn nhất thường được sử dụng là 1.5km (Brokeman, 1993; Hoàng Minh Đức et al.,2010; Lưu Tường Bách and Rawson, 2011; Hà Thăng Long et al. ,2011). Trên cơ sở diện tích vùng điều tra có thể nghe thấy Vượn, chúng tôi sử dụng phần mềm mapinfo 10.5 xác định diện tích các sinh cảnh phù hợp. Các sinh cảnh không phù hợp với Vượn được loại bỏ.
+ Mật độ đàn Vượn trong khu vực nghe thấy từ các điểm nghe:
M
Trong đó:
M: mật độ đàn Vượn trong khu vực điều tra
A1: diện tích sinh cảnh thích hợp cho Vượn trong khu vực điều tra N2: số đàn Vượn thực tế trong khu vực điều tra.
+ Mật độ cá thể Vượn trong khu vực nghe thấy từ các điểm nghe (Mc1):
+ Ước tính số đàn Vượn của cả VQG:
N = M ∗
Trong đó:
N: số đàn Vượn ước tính cả VQG
M: mật độ đàn Vượn trong khu vực điều tra
A: diện tích các sinh cảnh thích hợp cho Vượn sinh sống trong cả VQG + Ước tính số cá thể Vượn của cả VQG Chư Yang Sin (S):
S = N * 3,5
+ Mật độ cá thể Vượn trong cả VQG Chư Yang Sin (Mc) Mc = S/A
Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
VQG Chư Yang Sin nằm phía Đông Nam thành phố Buôn Ma Thuột, cách trung tâm thành phố 50 km, thuộc phạm vi hành chính 2 huyện: huyện Krông Bông gồm các xã: Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền, Hoà Lễ, Hoà Phong, Cư Pui, Cư Drăm, Yang Mao và huyện Lăk gồm các xã: Yang Mao, Bông Krang, Đắc Phơi, Krông Knô. Có toạ độ địa lý:
Từ 12014’16” đến 12030’58” Vĩ độ Bắc. 108017’47” đến 108034’48’’ Kinh độ Đông.
3.1.2. Địa hình
Chư Yang Sin là hệ thống núi cao ở cực Nam Trung Bộ, nằm phía Nam vùng trũng Krông Pach - Lăc, chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Độ cao từ 450 - 2.442m. Khu vực VQG có nhiều núi cao trên 1.000m và là dãy núi có đỉnh cao nhất ở Nam Trường Sơn (đỉnh Chư Yang Sin cao 2.442m). Địa hình chia cắt mạnh tạo thành nhiều thung lũng nhỏ, hẹp. Sườn núi phía Bắc và phía Tây có độ dốc phổ biến từ 250 - 350, một số nơi độ dốc > 350. Sườn Đông và Nam, địa hình trải dài và phần lớn có độ dốc từ 200- 250.
3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
3.1.3.1. Địa chất
Đá mẹ mẫu chất hình thành đất ở khu vực VQG Chư Yang Sin gồm Nhóm đá Mac ma axit và nhóm đá trầm tích có kết cấu hạt thô.
3.1.3.2. Thổ nhưỡng
VQG Chư Yang Sin có các nhóm đất chính như sau:
+ Đất mùn Alit trên núi cao (Ha)
- Diện tích: 2770,2ha, chiếm 4,7 % tổng diện tích tự nhiên.
- Phân bố: Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực xung quanh đỉnh núi Chư Yang Sin, đai cao >1800m.
+ Đất Feralit mùn vàng đỏ núi trung bình trên đá Macma axit (FHa)
- Diện tích: 38220,2 ha, chiếm 64,8 % diện tích tự nhiên.
- Phân bố: Phân bố chủ yếu trên các đai cao từ (900-1800m), chiếm đại đa số diện tích trong khu vực VQG Chư Yang Sin.
+ Đất Feralit mùn vàng nhạt núi trung bình trên đá cát (FHc)
- Diện tích: 4231,7ha, chiếm 7,2% diện tích tự nhiên.
- Phân bố chủ yếu ở các núi cao như: Chư Po Liên (1309m), Chư R’Ha Đang (1224m), Chư Kour Ki (1272m), thuộc xã Yang Mao, huyện Krông Bông.
+ Nhóm đất Feralit đỏ vàng núi thấp trên đá Macma axit (Fa)
- Diện tích: 8898,1ha, chiếm 15,1% diện tích tự nhiên.
- Phân bố: Thuộc khu vực núi thấp, tập trung ở phía Bắc, Tây và phía Tây Nam, phổ biến cấp ở độ dốc III và cấp IV, trong khoảng từ (22- 280).
+ Nhóm đất Feralit vàng nhạt núi thấp trên đá cát (Fc)
- Diện tích: 4826,8 ha, chiếm 8,2 % diện tích tự nhiên.
- Phân bố: Phân bố ở đai cao < 900m, trên kiểu địa hình núi thấp (N3). Tập trung chủ yếu ở xã Yang Mao huyện Krông Bông.
3.1.4. Khí hậu thủy văn
3.1.4.1. Khí hậu
Khu vực VQG Chư Yang Sin thuộc khí hậu Tây Nguyên, nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa nắng mưa rõ rệt.
Mùa mưa từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 12, mùa nắng khô từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm 220C. Nhiệt độ tháng nóng nhất vào tháng 4 là 23,70C và tháng lạnh nhất là tháng 1 dưới 120C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm dao động từ (10 - 110C), giữa tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất (4 -50C).
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm từ 1800 - 220mm. Lượng mưa tập trung vào tháng 9 – 11 (chiếm 45-60% lượng mưa/năm), mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 5 - 10% tổng lượng mưa/ năm.
3.1.4.2. Thuỷ văn
Hệ thống sông suối dày đặc. Phần lớn các sông suối chảy quanh năm. Do đặc điểm của địa hình, các con suối thường nhiều thác ghềnh.
Phía Bắc và Đông có suối Krông Kmar, Đăk Liêng và các suối nhỏ là thượng nguồn của lưu vực sông Ea Krông Ana.
Phía Nam và Tây có các suối Đăk Kao, Đăk Pair, Ya Mal, Đăk Gui,