Phân tích SWOT dự án trồng rừng thực hiện tại xã Thạch Cẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lá tràm (acacia auriculiformis) tại xã thạch cẩm, huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 50 - 53)

Ngoài ra chúng tôi sử dụng khung phân tích SWOT để phân tích các điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T) để thấy đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của các nhân tố bên trong, cơ hội và thách thức của các nhân tố bên ngoài về vấn đề trồng rừng tại vị trí nghiên cứu, đƣợc tổng hợp tại khung phân tích SWOT nhƣ sau:

Bảng 4.11: Khung phân tích SWOT Điểm mạnh S (strengths)

-Lực lƣợng lao động dồi dào, khá đầy đủ.

-Điều kiện tự nhiên đất đai khí hậu phù hợp với sinh trƣởng và phát triển của Keo lá tràm.

-Trồng rừng Keo lá tràm phù hợp với chiến lƣợc phát triển Lâm nghiệp của huyện, tỉnh.

-Rừng Keo lá tràm nhanh cho sản phẩm, nhanh thu hồi vốn, cải thiện đƣợc đất.

-Sự chấp nhận của ngƣời dân cao. -Diện tích đất trống đồi trọc còn nhiều. -Quyền sử dụng đất lâu dài.

Điểm yếu W (weakness)

-Đời sống dân cƣ phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, dân trí thấp. -Ngƣời dân chủ yếu trồng mía, ngô nên đất đai bị thoái hóa nhiều. -Đất có độ dốc cao.

- Ngƣời dân chƣa có kinh nghiệm trồng rừng.

-Giao thông đi lại vào mùa mƣa còn khó khăn.

Cơ hội O (opportnities)

-Có nhiều dự án phát triển nông thôn. -Việc mở rộng diện tích rừng trồng Keo là tràm phù hợp với chiến lƣợc phát lâm nghiệp của huyện, tỉnh.

-Mùa mƣa kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng rừng.

-Phát triển kinh tế rừng đƣợc xã hội hóa tạo cơ hội mới cho nghề rừng. -Sản phẩm dễ tiêu thụ.

Thách thức T (theats)

-Nguồn vốn đầu tƣ trồng rừng không đƣợc hỗ trợ nữa.

-Diện tích trồng rừng Keo lá tràm tăng sẽ thiếu đất canh tác nông nghiệp và đất sử dụng vào mục đích khác.

-Mùa khô nguy cơ cháy rừng lớn. -Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh. -Giá cả sản phẩm biến động chƣa ổn

Điều kiện tự nhiên, con ngƣời của xã Thạch Cẩm là một điểm mạnh nơi đây. Ngƣời dân xã Thạch Cẩm chiếm 70% là ngƣời dân tộc Mƣờng, đa số là dân số trẻ nằm trong độ tuổi lao động nên nguồn lao động rất dồi dào. Điều kiện về khí hậu và đất đai thuận lợi, diện tích đất trống đồi núi trọc lớn, mùa mƣa kéo dài thuận lợi cho việc trồng rừng. Việc trồng Keo lá tràm lại rất phù hợp với chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp của huyện. Keo lá tràm phát triển nhanh, nhanh phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nhanh thu hồi vốn, cải thiện đƣợc môi trƣờng đất, làm loài cây tiên phong đi trƣớc cho các rừng cây bản địa dƣới tán khác. Sản phẩm gỗ Keo rất dễ tiêu thụ. Chu kì kinh doanh rừng trồng khác dài có thể là 8 năm hay 10 đến 15 năm nhƣng ngƣời dân đƣợc giao đất, kí sử dụng đất lâu dài yên tâm trồng rừng.

Bên cạnh những thuận lợi cũng còn một số khó khăn, thách thức lớn. Cũng do dân số đa số là ngƣời dân tộc nên nhận thức của ngƣời dân còn chƣa cao, cuộc sống phụ thuộc vào nông nghiệp đặc biệt việc trồng lúa, ngô và mía dẫn đến thoái hóa đất nghiêm trọng. Vào mùa mƣa, đối với đất có độ dốc cao thƣờng gây lở đất và gây lũ ảnh hƣởng đến giao thông và kinh tế của ngƣời dân trong xã rất nhiều. Mùa khô thì dễ xảy ra cháy rừng. Diện tích đất trồng rừng càng tăng thì song song diện tích đất nông nghiệp càng giảm. Cũng chính vì những lý do đó, có nhiều dự án nông thôn đã đƣợc triển khai thực hiện để góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã, cân đối giữa phát triển lâm nghiệp và các lĩnh vực khác.

Tóm lại: Việc thực hiện dự án trồng rừng Keo lá tràm tại xã Thạch Cẩm mang lại hiệu quả xã hội thiết thực. Ngoài tạo ra việc làm cho đồng bào dân tộc tại địa phƣơng còn góp phần giảm thiểu xói mòn, thoái hóa đất; góp phần xóa đói giảm nghèo đồng thời hạn chế đƣợc tình trạng làm nƣơng rẫy, bỏ hoang hóa đất đai và còn góp phần đáng kể vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng

cho địa phƣơng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến tận ngƣời dân. Nâng cao ý thức của ngƣời dân trong việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lá tràm (acacia auriculiformis) tại xã thạch cẩm, huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)