So sánh sự thay đổi về thảm thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lá tràm (acacia auriculiformis) tại xã thạch cẩm, huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 62)

Qua nghiên cứu, việc trồng rừng đã tác động mạnh mẽ tới tiểu hoàn cảnh rừng và đặc điểm và tính chất của đất. Chúng tôi tiếp tục tiến hành

nghiên cứu sự thay đổi về thảm thực vật sau khi trồng rừng. Để nghiên cứu về sự thay đổi của thảm thực vật rừng sau khi trồng rừng nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra về đặc điểm cây bụi, thảm tƣơi trên các ô tiêu chuẩn đã đƣợc lập để điều tra sinh trƣởng và các ô đối chứng. Kết quả nghiên cứu đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.22: Thành phần thực vật trên các mô hình rừng trồng

hình Loài cây chủ yếu Số lƣợng loài

Chiều cao (m)

Độ che phủ (%)

Chân Lấu, cỏ lào, bùm bụp,

cỏ xƣớc, mâm xôi 8 0,8 - 1 35

Sƣờn Cỏ lào, trinh nữ, cây

chó đẻ, mâm xôi 7 0,8 – 0,9 40

Đỉnh Cỏ lào, cỏ xƣớc, trinh

nữ, cỏ chỉ. 5 0,4 – 0,6 30

Ô đối

chứng Cỏ lào 3 0,4 90

Qua kết quả nghiên cứu về sự biến đổi thảm thực vật trong các mô hình rừng trồng và so sánh với nơi đối chứng có thể thấy rằng: đã có sự thay đổi lớn đối với thảm thực vật rừng trƣớc và sau khi trồng rừng tại vị trí nghiên cứu. Trong hoạt động trồng rừng ngƣời ta đã phải phát bỏ đi các loài cây bụi thậm chí là cả các loại cây cỏ, thảm tƣơi. Sau khi trồng rừng, các loài cây bụi thảm tƣơi đã đƣợc khôi phục tuy nhiên sự khôi phục này không giống nhƣ trƣớc lớp thảm thực vật trong các mô hình rừng trồng có sự khác biệt so rất nhiều so với trƣớc khi trồng.

Lý giải điều này nhóm nghiên cứu cho rằng nguyên nhân chính là do thành phần cây bụi thảm tƣơi của ô tiêu chuẩn chủ yếu là cây thân gỗ (Mâm

xôi, Trinh nữ, bùm bụp) có chiều cao lớn do sự cạnh tranh về ánh sáng, trong khi đó tại các ô đối chứng rừng trồng cây bụi thảm tƣơi lại là cây thân thảo (cỏ lào) do sự cạnh tranh ánh sáng thấp, độ che phủ cao hơn. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng thành phần cây bụi thảm tƣơi trên các mô hình đã có sự thay đổi so với những nơi không trồng rừng.

Thành phần các loài thực vật trên các mô hình trồng rừng đã có sự thay đổi đáng kể. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên các dạng lập địa khác nhau và ở các vị trí địa hình khác nhau (chân, sƣờn, đỉnh) hầu hết các mô hình rừng trồng đều có số lƣợng loài cây bụi thảm tƣơi nhiều hơn so với nơi đối chứng.

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYÊN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Sinh trƣởng và sản lƣợng rừng trồng Keo lá tràm Sinh trƣởng của rừng Keo lá tràm 10 tuổi

Mật độ rừng hiện tại ở vị trí chân là 990 cây/ha, vị trí sƣờn 1180 cây/ha, vị trí đỉnh là 1770 cây/ha.

Đƣờng kính trung bình ở 3 vị trí chân là 14,56 cm; vị trí sƣờn là 13,63 cm; vị trí đỉnh là 12,02 cm. Đƣờng kính của Keo lá tràm ở vị trí chân là lớn nhât; vị trí ddinhr là thấp nhất.

Chiều cao vút ngọn vị trí chân là 14,93m; vị trí sƣờn là 12,64m; vị trí đỉnh là 12,31m. Chiều cao của Keo lá tràm thuộc vị trí chân là cao nhất, thấp nhất là thuộc vị trí đỉnh.

Keo lá tràm ở vị trí nghiên cứu có trữ lƣợng trung bình từ 97,60 m3/ha đến 111,20 m3

/ha. Vị trí chân và vị trí đỉnh có trữ lƣợng lại cao nhất lần lƣợt là 111,08 m3/ha và 111,2 m3/ha. Vị trí sƣờn có trữ lƣợng trung bình thấp nhất là 97,6 m3/ha.

Sản lƣợng của rừng Keo lá tràm 10 tuổi

Trữ lƣợng rừng Keo lá tràm 10 năm tuổi ở 3 vị trí chân là 111,1 m3/ha, sƣờn 97,6 m3/ha, đỉnh là 111,2 m3

/ha.

Trữ lƣợng sản phẩm bình quân năm ở 3 vị trí chân 8,89 m3/ha/năm, sƣờn 7,81 m3/ha/năm, đỉnh 8,90 m3/ha/năm.

1.2. Về hiệu quả kinh tế

Chi phí cho 01ha rừng trồng:

Chi phí cho 01 ha rừng trồng keo lá tràm 10 tuổi là 13.583.000,00 đồng.

Dự tính thu nhập cho 01ha rừng trồng Keo lá tràm 10 tuổi

Keo lá tràm vị trí đỉnh là 103,084,300 đồng/ha.

Đánh giá hiệu quả kinh tế bằng phƣơng pháp tĩnh:

Lợi nhuận dự tính sau chu kỳ kinh doanh 10 năm ở vị trí chân là 93.421.432,00 đồng; vị trí sƣờn là 81.271.054,00 đồng; vị trí đỉnh là 89.501.300,00 đồng.

Đánh giá hiệu quả kinh tế bằng phƣơng pháp động:

Giá trị hiện tại thuần cao nhất ở vị trí chân ( NPV =51.040.815,00 đồng), sau đó là vị trí đỉnh ( NPV = 48.745.850,00 đồng) và thấp nhất là ở vị trí sƣờn (NPV= 43.927.611,00 đồng). Có thể khẳng định rằng kinh doanh rừng Keo lá tràm trồng thuần loài tại vị trí nghiên cứu đều mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đánh giá hiệu quả thu nhập và chuyển dịch cơ cấu hộ gia đình:

Sau khi trồng rừng, thu nhập từ nông nghiệp giảm xuống dƣới 70%, thu nhập từ rừng tăng lên 12,7% tổng thu nhập kinh tế hộ. Thời gian dành cho chăm sóc và bảo vệ rừng hàng năm trong khoảng 10 ngày/năm. Thời gian còn lại ngƣời dân đã đi làm thuê để nâng cao thu nhập. Các hộ tham gia trồng rừng không còn hộ nào thuộc diện đói nghèo. Số hộ khá tăng lên 36,67% và số hộ trung bình giảm xuống còn 63,33%.

1.3. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả giải quyết việc làm

Việc trồng rừng Keo lá tràm trên các vị trí nghiên cứu tận dụng đƣợc nguồn lao động dôi dƣ của địa phƣơng. Số công lao động tạo ra trên 01 ha rừng trồng tại xã Thạch Cẩm là 321 công; trung bình 32,1 công/ha/năm. Việc sử dụng lao động nông nhàn của địa phƣơng sẽ góp phần ổn định trật tự xã hội, giải quyết đƣợc tình trạng thất nghiệp không có việc làm tại địa phƣơng.

Ý thức và vai trò của ngƣời dân trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ tài nguyên rừng:

Nhiều hộ dân tự nguyện, tự ý chuyển đổi mô hình trồng mía sang mô hình trồng rừng. Không chỉ những ngƣời tham gia trồng rừng mà những ngƣời dân của xã đều nhận thấy đƣợc lợi ích đem lại từ việc trồng rừng. 100% các hộ đƣợc điều tra, các nhân khẩu trong hộ điều tra đều đồng ý rằng trồng rừng mang lại lợi ích cho nhiều mặt. Đặc biệt trong đời sống, xã hội và môi trƣờng

1.4. Hiệu quả về môi trƣờng Hình thái phẫu diện đất

Số lƣợng cây bụi thảm tƣơi nơi trồng rừng đa dạng, lên đến 12 loài chủ yếu. Trong khi đó, nơi không trồng rừng chỉ có 1 loài chủ yếu. Màu sắc phẫu diện đất nơi trồng rừng chủ yếu là màu nâu, sự chuyển tiếp giữa các tầng đất không rõ ràng, đã xảy ra sự phân hóa. Tuy nhiên, tại ô đối chứng ở vị trí đất bỏ hoang, chỉ nhận thấy 2 tầng đất chính, màu đất chủ yếu là màu vàng.

Thảm thực vật

Nơi trồng rừng đều có số lƣợng loài cây bụi thảm tƣơi lên đến 12 loài, độ che phủ khoảng 35%. Ở nơi đối chứng chỉ có một loài cỏ lào, tỷ lệ che phủ lên đến 90%.

Tính chất vật lý và hóa học đất

Rừng trồng không làm biến đổi nhiều đến dung trọng và tỷ trọng của đất nhƣng sự phát triển bộ rễ của cây làm cho độ xốp của đất tăng cùng với nó là khả năng cố định và hấp thụ các chất dinh dƣỡng và quá trình trả lại đất chất dinh dƣỡng - cũng là nguồn thức ăn cho các loài sinh vật khác làm đã phần nào làm tăng hàm lƣợng đạm, mùn và làm giảm độ chua của đất. Cũng nhờ các hoạt động mà kết cấu đất trở nên mịn hơn và thành phần cơ giới đất thay đổi theo hƣớng từ thịt sét tới thịt trung bình.

là các hộ gia đình tham gia dự án mà chƣa đánh giá đƣợc tác động của dự án tới các đối tƣợng khác nhƣ: ban quản lý dự án xã, huyện; các công ty lâm nghiệp ở địa phƣơng…

Việc nghiên cứu tác động môi trƣờng đề tài mới chỉ dừng lại ở yếu tố vật lý và hóa học đất mà chƣa có các nghiên cứu về nuôi dƣỡng nguồn nƣớc và chƣa có điều kiện đi sâu nghiên cứu các giá trị khác nhƣ: Khả năng hấp thụ carbon của rừng, cải thiện điều kiện tiểu khí hậu vùng dự án,…

Do hạn chế về mặt thời gian, kinh phí nên đề tài chƣa có điều kiện để lập các ô nghiên cứu định vị lâu dài để đánh giá tác động của diện tích rừng dự án tới xói mòn đất, nuôi dƣỡng nguồn nƣớc,… của rừng.

3. Khuyến nghị

Cần tiếp tục có những nghiên cứu về tác động của dự án tới các đối tƣợng tham gia khác nhƣ: Lâm trƣờng, Công ty lâm nghiệp,… để có những kết luận toàn diện.

Cần lập các ô nghiên cứu định vị lâu dài để nghiên cứu giá trị phòng hộ bảo vệ đất và nuôi dƣỡng nguồn nƣớc của rừng.

Cần tiếp tục nghiên cứu khả năng phòng hộ môi trƣờng vùng dự án trên các phƣơng diện khả năng hấp thụ carbon, cải thiện tiểu khí hậu của rừng vùng dự án.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Ban quản lý DA trồng rừng Việt - Đức xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành,

tỉnh Thanh Hóa (năm 2015), T ng hợp báo cáo kết quả thực hiện DA 2002-2015, Thanh Hóa.

2. Báo cáo nghiên cứu khả thi DA trồng rừng tại các tỉnh Nghệ An-Thanh Hóa (KfW4).

3. Đỗ Đức Bảo (2001), Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kinh tế xã hội nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở vùng hồ huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Luận văn Thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội.

4. Trần Ngọc Bình (1997), Đánh giá và kiến nghị hoàn thiện mô hình trang trại Lâm nghiệp hộ gia đình tại Lục Ngạn - Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội.

5. Đoàn Ngọc Dao (2003), “Tiếp tục đánh giá sinh trưởng và khả năng cải tạo đất của Keo lai (Acacia Mangium x Acacia auriculiformis) và các loài Keo bố mẹ tại một số vùng sinh thái ở giai đoạn sau 5 năm tu i”. Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Hà Nội.

6. Đặng Văn Dung (2008), “Đánh giá sinh trƣởng và hiệu quả của rừng Keo lai làm nguyên Liệu giấy tại Đăk Lăk, Đăk Nông”, Tạp chí lâm nghiệp (số 9), trang 75 – 76.

7. Tô Duy Hợp, Lƣơng Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng lý thuyết và vận dụng, nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

8. Lê Đình Khả (1999), Nghiên cứu sử dụng giống lai tự nhiên giữa Keo ta tượng và Keo lá tràm ở Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

9. Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Phạm Văn Tuấn (1993),“Giống lai tự nhiên giữa Keo tai tƣợng và Keo lá tràm”, Tạp chí Lâm nghiệp (7), trang 10-12.

11. Scott Fritzen (1998), Tác động của công tác giao đất đến một số yếu tố kinh tế- xã hội cấp hộ gia đình, Báo cáo tƣ vấn DA GTZ - Lâm nghiệp xã hội Sông Đà, Hà Nội.

12. Thủ tƣớng chính phủ (2002), Quyết định số 639/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án trồng rừng tại các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An do Chính Phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức viện trợ không hoàn lại, Hà Nội.

13. Trạm khí tƣợng thủy văn Thanh Hóa (2015), T ng hợp khí tượng thủy văn huyện Thạch Thành năm 2008 -2016, Thanh Hóa.

14. Nguyễn Văn Xuân (1997), “Nghiên cứu sinh trưởng và dự đoán sản lượng

rừng trồng Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) làm cơ sở đề xuất giải pháp kinh doanh tại Đăk Lăk”, Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

15. DFID (Department For International Development) Sustainable livelihoods Guidance Sheets – Section 2

16. David Jary and Julia Jary (1991), the Gread Braitain, Haper Lollins Publisher Dictionary of Sociology.

17. Renard R. (2004), Do the Millennium Development Goals provide a sensible focus for European development cooperation? Paper presented at the conference 'European development cooperation: towards policy renewal and a new commitment', 27-28 September, The Hague, the Netherlands. Antwerp: University of Antwerp.

18. UNEP (1998), Enviroment impact Assessment, Asean Development Bank Project office, Board of Forestry project management, Ha Noi.

Phụ biểu 1: Phiếu điều tra cây gỗ trên OTC rừng trồng

Loài cây:... Năm trồng:... Mật độ trồng ban đầu:... OTC số:... Hƣớng dốc:... Độ dốc:...

Vị trí:... Ngƣời điều tra:... Ngày điều tra:...

STT Đƣờng kính D1.3 (cm) Chiều cao (m) Đƣờng kính tán (m) Phân cấp Ghi chú ĐT NB TB Hvn Hdc ĐT NB TB

Phụ biểu 2: Biểu điều tra ph ng vấn hộ gia đình trong xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành có tham gia DA KfW4

Ngƣời điều tra:……… Ngày điều tra:……….

I. Thông tin chung của chủ hộ:

1. Họ và tên chủ hộ:………... 2. Tuổi:……….Dân tộc:……….. Trình độ văn hóa:…… 3. Số thành viên trong gia đình:

4. Loại kinh tế hộ trƣớc khi tham gia dự án: Khá/Trung bình/Nghèo 5. Hoàn cảnh kinh tế hộ gia đình hiện nay: Khá/Trung bình/Nghèo 6.Tham gia dự án năm nào:……… 7.Diện tích rừng trồng theo dự án:…………..ha

8.Khi tham gia dự án, ông/bà đƣợc hỗ trợ hoạt động nào

Stt Lựa chọn Hoạt động Mức độ hỗ trợ 1 Tập huấn KT 2 Giống cây 3 Phân bón 4 Trồng cây

5 Công chăm sóc và bảo vệ 6 Khai thác

7 Khác ………

9. Mấy năm thì khai thác:…………..

II. Đánh giá tác động xã hội của Dự án:

1. Gia đình anh chị tham gia vào các công việc nào sau trong DA:

(1). Họp xem xét lập dự án ở thôn (2). Tham gia nhận đất

(3). Tập huấn đào tạo (4). Trồng chăm sóc bảo vệ (5). Giám sát dự án trong thôn

(6). Khác:………

2. Ý kiến của gia đình anh chị về dự án có được Ban quản lý Dự án xem xét hay không

a) Có b) Không c) Có nghe nhƣng không giải quyết

3. Có hỗ trợ xây dựng CSHT cho địa phương ko? Có là gì?

Có Không

Nếu có là: ………

4. Sự thay đổi cơ cấu thu nhập hộ:

Thu nhập hàng tháng của hộ gia đình:……….triệu đồng Nếu coi tổng thu nhập hộ là 10 phần thì các nguồn thu nhƣ nào?

Lĩnh vực Trƣớc DA Sau DA Ghi chú Nông nghiệp Công nghiệp Lâm nghiệp Khác Tổng 10 10

5. Theo anh chi dự án có thực sự có tác động như thế nào với gia đình anh chị Stt Các mặt Lựa chọn Cụ thể hơn Tích cực Tiêu cực Không rõ 1 Kinh tế 2 Kỹ Thuật 3 Quan hệ CĐ-XH

Phụ biểu 3: Phiếu điều tra phẫu diện đất

Ngày ….. tháng ..… năm 2016 Địa điểm: Họ tên ngƣời mô tả phẫu diện:

………...…………

Xã Thạch Cẩm. Huyện Thạch Thành Số TT phẫu diện: …………...…………. Tỉnh Thanh Hóa 1. Địa điểm đào phẫu diện: ………

Địa hình toàn vùng:………

Độ dốc và hƣớng dốc của phẫu diện:………

2. Thực bì: ………

3. Tình hình xói mòn:………

Tình hình các loại cây trồng hiện có:………..

... Các đặc tính khác:………... Đồ thị phẫu diện Độ dày tầng đất (cm) Phần tả phẫu diện: 1) TPCG -2) Độ ẩm -3) Màu sắc -4)Cấu tƣợng - 5)Độ chặt -6) Độ xốp -7) Rễ cây -8) Hang động vật - 9) Chất mới sinh ra -10)Chất lẫn vào -11) Tính chất sủi bọt-12)Hiện tƣợng glây -13)Các điểm khác mặn, kiềm,pH -14)Đặc điểm -15)Tính chất chuyển lớp

Độ sâu lấy mẫu (cm)

Phụ biểu 4:Bảng ƣớc tính sản lƣợng rừng Keo lá tràm 10 tuổi Vị trí điều tra OTC Mật độ hiện tại (cây/ha) Chỉ tiêu sinh trƣởng G (Nha*π*D2 /4) (m2/ha) Trữ lƣợng (G*H*f) (m3/ha) Sản lƣợng (80%M) (m3/ha) Lƣợng tăng trƣởng bình quân năm (m3/ha/năm) D (cm) H (m) Trữ lƣợng (m3/ha) Sản lƣợng (m3/ha) Chân 1 104 14,54 15,05 17,26 116,89 93,51 11,69 9,35 2 96 14,46 14,79 15,75 104,83 83,86 10,48 8,39 3 98 14,68 14,96 16,58 111,64 89,31 11,16 8,93 TB 99 14,56 14,93 16,53 111,08 88,87 11,11 8,89 Sƣờn 1 112 14,37 14,17 18,16 115,77 92,61 11,58 9,26 2 129 14,26 11,74 20,59 108,83 87,07 10,88 8,71 3 112 12,26 12,01 13,21 71,37 57,10 7,14 5,71 TB 118 13,63 12,64 17,16 97,60 78,08 9,76 7,81

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lá tràm (acacia auriculiformis) tại xã thạch cẩm, huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)