Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của viêm phổi ở trẻ từ 2 36 tháng tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.6. Phương pháp thu thập số liệu

Thông tin được thu thập theo phiếu thu thập thông qua phỏng vấn cha/mẹ/người nuôi dưỡng bệnh nhân theo mẫu bệnh án thống nhất.

Mô tả lâm sàng bệnh viêm phổi thông qua phỏng vấn cha/mẹ/người nuôi dưỡng bệnh nhân, khám phát hiện triệu chứng và dấu hiệu toàn thân, cơ năng, thực thể.

 Xét nghiệm huyết học: Được thực hiện tại khoa Huyết học Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên bằng máy Celltac F 056.

 Xét nghiệm sinh hoá: Được thực hiện tại khoa sinh hóa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên bằng máy đo sinh hóa tự động AU 400.

CRP: Xác định bằng phương pháp đo độ đục tại khoa Sinh hóa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên bằng máy AU 400.

Đường máu: Xác định bằng phương pháp hexokinase tại khoa Sinh hóa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên bằng máy AU 400.

 X-quang tim phổi: Được chụp theo phương pháp kĩ thuật số thực hiện trên máy X-quang Shimadzu tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

 Cấy dịch tỵ hầu: Được chỉ định ngay khi có chẩn đoán xác định VP. - Quy trình lấy bệnh phẩm:

+ Bệnh nhân ngồi hoặc nằm hơi ngửa đầu.

+ Đưa tăm bông vào mũi theo hướng song song với vòm miệng, độ sâu bằng đường nối mũi – tai.

+ Từ từ đưa tăm bông ra ngoài, vừa đưa ra vừa xoáy, cho vào lọ đựng mẫu. - Quy trình cấy dịch tỵ hầu xác định vi khuẩn gây bệnh thực hiện tại khoa Vi sinh Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên bằng phương pháp nhuộm soi, thử nghiệm các thử nghiệm sinh vật hóa học đơn giản và định danh bằng các bộ sinh vật hóa học (bộ API).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của viêm phổi ở trẻ từ 2 36 tháng tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 44 - 45)