hàng TMCP Việt Nam
2.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Từ việc tổng hợp các nghiên cứu liên quan phía trên và dựa vào mô hình nghiên cứu của Za adi Ally “Các yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng trong nền kinh tế đang phát triển: Bằng chứng thực nghiệm từ Tanzania”, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài như sau:
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Tám biến độc lập được lấy từ các nghiên cứu và trên cơ sở đặc điểm riêng của môi trường ở Việt Nam, cũng như một số các nghiên cứu có liên quan đề cập đến khả năng sinh lời của các ngân hàng TMCP Việt Nam.
Lãi suất GDP
Tính thanh khoản Hiệu quả quản lý Tỷ lệ VCSH
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) Đầu tư công nghệ
Quy mô tổng TS
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Rủi ro tín dụng
2.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu của mô hình đề xuất
2.3.2.1. Mối quan hệ giữa quy mô tổng tài sản và khả năng sinh lời
Về quy mô với lợi nhuận ngân hàng, các ngân hàng có quy mô càng lớn thì khả năng mở rộng thị phần, cho vay khách hàng nhiều hơn, do đó lợi nhuận càng cao (Nguyễn Thị Kim Anh, 2018). Tuy nhiên vì ảnh hưởng của quy mô lên khả năng sinh lời dường như là phi tuyến tính nên nhiều nhà nghiên cứu đồng ý là đường chi phí trung bình của ngân hàng có dạng hình chữ U, nghĩa là khả năng sinh lời lúc đầu sẽ tăng cùng với quy mô, nhưng sau đó sẽ giảm (Athanasoglou và ctg 2008). Andreas Dietrich và Gabrielle Wanzenried (2009) cũng cho rằng tồn tại một quy mô ngân hàng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận ngân hàng. Điều đó đã được lập luận rằng quy mô ngân hàng ngày càng tăng có liên quan tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng (ví dụ: Smirlock, 1985⺁ Pasiouras và Kosmidou, 2007). Khi đa dạng hóa làm giảm rủi ro và quy mô kinh tế dẫn đến tăng hiệu quả hoạt động, nghiên cứu của Andreas Dietrich hy vọng hiệu quả tích cực của quy mô về khả năng sinh lời của ngân hàng.
Quy mô của các ngân hàng thương mại sẽ ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh cũng như tiềm năng phát triển và tạo ra lợi nhuận như là kết quả của nền kinh tế quy mô, Athanasoglouet al (2008) nói rằng sự gia tăng quy mô của các tổ chức tín dụng, như việc mở rộng thị trường của họ có thể giúp các ngân hàng tiết kiệm chi phí cận biên. Tuy nhiên, quy mô quá lớn có thể tác động tiêu cực đến lợi nhuận vì việc quản lý tài sản, chi phí đại diện, chi phí liên quan đến việc điều hành khiến ngân hàng hoạt động không hiệu quả. Ngoài ra theo nghiên cứu của Salas và Saurina (2002) cũng đưa ra kết quả mối quan hệ quy mô ngân hàng tương quan thuận với khả năng sinh lời. Các nghiên cứu trước đều chỉ ra mối tương quan giữa quy mô tài sản và khả năng sinh lời của các ngân hàng, nhưng mối quan hệ là thuận chiều hay nghịch chiều thì cũng đều cần xem xét đến thực tế tại môi trường đang nghiên cứu. Trong thực tế nền kinh tế Việt Nam hiện nay cho thấy, những nhóm ngân hàng lớn đang chiếm ưu thế cao, và việc tạo ra lợi nhuận là tương đối dễ dàng hơn. Vì vậy, trong luận văn này kỳ vọng rằng sẽ có tương quan thuận chiều giữa quy mô tài sản và khả năng sinh lời của các ngân hàng
2.3.2.2. Mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời
Về tỷ lệ vốn chủ sở hữu với khả năng sinh lời, dựa trên lý thuyết cấu trúc hành vi hiệu quả, các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng thấp thì mức độ liên kết càng ít, do đó lợi nhuận càng giảm. Ngoài ra, theo lý thuyết về rủi ro đạo đức thì các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng thấp thì rủi ro khoản vay càng gia tăng do nguy cơ nợ xấu gia tăng (Nguyễn Thị Kim Anh, 2018).
Trước hết, chỉ số này phản ảnh những điều kiện quản lý đối với ngân hàng như quy định về vốn, quy định về tỷ lệ an toàn vốn…Đồng thời, xét về mặt lý thuyết, chỉ số này vừa có thể ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến hiệu quả của ngân hàng. Cụ thể, chỉ số này cao hay ngân hàng sử dụng vốn chủ sở hữu nhiều cho hoạt động của mình làm cho chi phí sử dụng vốn tăng lên, ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh lời của ngân hàng mặc dù ngân hàng sẽ an toàn hơn. Nếu dựa vào lý thuyết, những ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản cao hơn thường được xem là ít rủi ro hơn so với các ngân hàng có tỷ lệ này thấp hơn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Berger (1995) theo lý thuyết về chi phí kiệt quệ tài chính và lý thuyết tín hiệu lại cho thấy rằng ngân hàng có tỷ lệ vốn an toàn hơn vẫn sẽ thu được lợi nhuận ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Ngoài ra, các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản cao thường sẽ giảm bớt nhu cầu nguồn vốn từ bên ngoài nên ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận. Như vậy, theo quan điểm này, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản cao hơn sẽ tác động thuận chiều đến khả năng sinh lời của các ngân hàng. Do đó, nghiên cứu kỳ vọng tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời, tuy nhiên để xác định được xu hướng tác động chính xác của tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản đến khả năng sinh lời, cần trả lời bằng kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam.
Giả thuyết 2: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động dương đến năng sinh lời.
2.3.2.3. Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời
Như đã phân tích, rủi ro tín dụng là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay so với tổng dư nợ là thước đo chất lượng tài sản hoặc rủi ro tín dụng của ngân hàng cho biết bao nhiêu trong tổng số danh mục đầu tư đã được cung cấp nhưng không được thu hồi. Flamini và ctg (2009) cho rằng nguồn rủi ro chính của ngân hàng là rủi ro
tín dụng. Tương tự như vậy, rủi ro tín dụng tăng lên nếu môi trường kinh tế vĩ mô không thực hiện tốt bởi vì điều kiện kinh tế kém có thể làm tăng số lượng người vỡ nợ. Về lâu dài, chất lượng tín dụng thấp hơn có thể ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận và hiệu suất bởi vì chi phí thực tế của các khoản vay không thu hồi được dự kiến sẽ lớn hơn đối với các ngân hàng có chất lượng tài sản ít tốt (Lutfullah Lutf 2018). Do đó, dự kiến nghiên cứu đưa ra mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng là âm (Sufian 2011).
Giả thuyết 3: Rủi ro tín dụng có tác động âm đến khả năng sinh lời
2.3.2.4. Mối quan hệ giữa hiệu quả quản lý và khả năng sinh lời
Đây là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của các ngân hàng thương mại, được đo bằng tổng chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động. Chỉ tiêu này thấp chứng tỏ các ngân hàng sử dụng tiết kiệm được chi phí trong hoạt động so với doanh thu, từ đó tăng khả năng tạo ra lợi nhuận trong kết quả nghiên cứu của IIhomovich và ctg (2009), Sangmi và Nazir (2010). Ngược lại, tỷ lệ này cao chứng tỏ chi phí chiếm phần lớn doanh thu của các ngân hàng thương mại, kéo theo lợi nhuận của những ngân hàng này sẽ thấp. Do đó, kỳ vọng về dấu của biến này là dấu âm hay còn hiểu là tương quan nghịch chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng.
Giả thuyết 4: Hiệu quả quản lý có tác động âm đến khả năng sinh lời.
2.3.2.5. Mối quan hệ giữa tỷ lệ thanh khoản và khả năng sinh lời
Tỷ lệ thanh khoản được đo lường bằng tỷ lệ cấp tín dụng/nguồn vốn huy động phản ánh khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng đó trong việc tạo ra thu nhập thông qua hoạt động cho vay. Như vậy, nếu tỷ lệ này thấp chứng tỏ ngân hàng chưa sử dụng tốt nguồn vốn huy động trong việc cho vay để tạo ra thu nhập từ lãi. Ngược lại, khi sử dụng nguồn vốn huy động vào những khoản vay tốt hay chỉ tiêu này cao thì thu nhập từ lãi của ngân hàng sẽ cao hơn và hiệu quả sẽ tốt hơn. Trong luận văn này tỷ lệ thanh khoản được kỳ vọng có mối tương quan dương đối với khả năng sinh lời theo như kết quả nghiên cứu của Bourke (1989).
Giả thuyết 5: Tỷ lệ thanh khoản có tác động dương đến khả năng sinh lời.
2.3.2.6. Mối quan hệ giữa đầu tư công nghệ và khả năng sinh lời
Nghiên cứu của Mai Bình Dương và Phạm Thị Hà An (2017) đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của đầu tư công nghệ đến lợi nhuận của các ngân
hàng thương mại, hay công nghệ có tác động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại. Hệ số hồi quy của biến đầu tư công nghệ mang dấu dương tức là tăng đầu tư công nghệ sẽ giúp gia tăng khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại. Như vậy, các ngân hàng tăng cường mức độ đầu tư cao vào công nghệ sẽ có ROA và ROE gia tăng hơn so với các ngân hàng thương mại ít chú trọng đầu tư công nghệ, nghiên cứu của Phan Thị Hạnh và Lê Đức Hoàng (2010) cũng có kết quả tương tự đối với ROA, ROE nhưng có tác động yếu hơn.
Giả thuyết 6: Đầu tư công nghệ có tác động dương đến khả năng sinh lời.
2.3.2.7. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và khả năng sinh lời
Theo nghiên cứu của Athanasoglou và ctg (2008) về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận trong lĩnh vực tài chính thì GDP sẽ có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Điều này là do khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu chi tiêu của các thành phần trong nền kinh tế. Do đó nhu cầu vốn tăng cao và kéo theo sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng và từ đó làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phản ánh tăng hoạt động kinh tế và thu nhập trong nước. Tăng trưởng kinh tế cao cũng phản ánh triển vọng kinh doanh tốt, bao gồm ngân hàng. Nên có thể dự kiến rằng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ngân hàng lợi nhuận cũng cao (Syafri 2012).
Tương tự, nghiên cứu của Irshad và Zaman (2011), Trujilo-Ponce (2012) và Zeitun (2012) đã tìm thấy một mối quan hệ trực tiếp giữa tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận. Dựa trên trên những phát hiện của các nghiên cứu, giả thuyết có thể được đưa ra :
Giả thuyết 7: Tăng trưởng kinh tế có tác động dương đến khả năng sinh lời
2.3.2.8. Mối quan hệ giữa lãi suất và khả năng sinh lời
Một môi trường lãi suất thấp cùng với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng có thể hạn chế khả năng các ngân hàng thiết lập mức giá phù hợp cho khoản vay của ngân hàng và tiền gửi, gây áp lực lên biên độ hoạt động và ảnh hưởng tiêu cực đến ngân hàng lợi nhuận. Trong số các nghiên cứu báo cáo mối quan hệ tích cực giữa lãi suất và lợi nhuận ngân hàng là Bourke (1989), Claeys và Vander
Vennet (2008), Demirguç - Kunt và Huizinga (1999), García-Herrero và ctg (2009), Molyneux và Thornton (1992).
Nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng, có một mối quan hệ tích cực giữa lãi suất và lợi nhuận ngân hàng, lợi nhuận ngân hàng tăng lên khi lãi suất tăng (Samuelson 1945). Lãi suất dự kiến sẽ có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Điều này là do lãi suất trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập và chi phí lãi ngân hàng, và kết quả là ảnh hưởng đến lợi nhuận (Za adi Ally 2014).
Giả thuyết 8: Lãi suất có tác động dương đến khả năng sinh lời.