Mô hình nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 37 - 38)

Nghiên cứu của tác giả chủ yếu dựa vào mô hình nghiên cứu của Za adi Ally “Các yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng trong nền kinh tế đang phát triển: Bằng chứng thực nghiệm từ Tanzania”, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu với một số thay đổi để phù hợp tình hình Việt Nam. Mô hình hồi quy đa biến cho mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu (theo mô hình lý thuyết):

ROAit = β0 + β1(SIZEit) + β2(CAPit) + β3(NPLit) + β4(CIRit) + β5(LDRit)+ β6(TEit) + β7(GDPit) + β8(IRit)+ εit

NIMit= β0+ β1(SIZEit) + β2(CAPit) + β3(NPLit) + β4(CIRit) + β5(LDRit)+ β6(TEit) + β7(GDPit) + β8(IRit)+ εit

Trong đó: Biến phụ thuộc

ROAit: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của ngân hàng (i) tại thời điểm (t) NIMit: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng (i) tại thời điểm (t) Biến độc lập

SIZEit: quy mô tổng tài sản của ngân hàng (i) tại thời điểm (t) CAPit: tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng (i) tại thời điểm (t) NPLit: rủi ro tín dụng của ngân hàng (i) tại thời điểm (t) CIRit: hiệu quả quản lý của ngân hàng (i) tại thời điểm (t) LDRit: tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng (i) tại thời điểm (t) TEit: đầu tư công nghệ của ngân hàng (i) tại thời điểm (t) GDPit: tăng trưởng kinh tế tại thời điểm (t)

IRit: lãi suất thực tại thời điểm (t)

β0: hệ số tự do, hệ số cho biết các giá trị trung bình của biến ROA, NIM khi SIZE, CAP, NPL, CIR, LDR, TE, GDP, IR bằng 0. Tuy nhiên trong thực tế, có nhiều trường hợp β0không có ý nghĩa (Hoàng Ngọc Nhậm, 2007)

β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7,β8 : là hệ số hồi qui riêng. Hệ số hồi quy riêng cho biết ảnh hưởng từng biến độc lập lên giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi các biến còn lại được giữ không đổi (Hoàng Ngọc Nhậm, 2007), xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời, yếu tố có hệ số β càng lớn thì có thể

nhận xét rằng yếu tố đó có mức độ ảnh hưởng càng cao so với các yếu tố khác trong mô hình nghiên cứu.

εit: sai số ngẫu nhiên.

3.2. Giả định nghiên cứu

Dò tìm sự vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính để các ước lượng nghiên cứu đạt được là ước lượng tuyến tính không thiên lệch tốt nhất thì giả định cho mô hình hồi quy bao gồm:

- Không có tự tương quan, các sai số không có mối quan hệ với nhau.

- Phương sai sai số đồng đều: phương sai biến phụ thuộc có các mức thay đổi bằng nhau đối với mỗi giá trị của các biến độc lập

- Không có đa cộng tuyến hoàn hảo: các biến độc lập không có mối quan hệ tuyến tính chính xác.

Nếu không thỏa mãn được các giả thiết trên, mô hình sẽ gặp phải các khuyết tật: Đa cộng tuyến nghiêm trọng (tự tương quan cao giữa các biến độc lập trong mô hình), phương sai sai số thay đổi, tự tương quan, sai số không tuân theo quy luật phân phối chuẩn. Hậu quả các ước lượng thu được bằng các phương pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bảng (OLS, FEM, REM) không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi quy không còn đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)