Bức tranh sinh hoạt độc đáo của người Dao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện cổ dân tộc dao (Trang 27 - 40)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.1. Bức tranh sinh hoạt độc đáo của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú với nhiều phong tục, nghi lễ, nghệ thuật đặc sắc. Mỗi truyện cổ của người Dao như một nốt nhạc trong bản hòa tấu của núi rừng. Một trong những yếu tố tạo nên bản sắc riêng của người Dao chính là hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Đó là tục lệ thờ cúng, những món ăn đặc trưng trong ngày lễ tết, những lễ hội mang đặc trưng của dân tộc Dao. Giống như những dân tộc thiểu số khác, đồng bào dân tộc Dao rất chú trọng đến nếp sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy tín ngưỡng, tục lệ trong đời sống tinh thần đều được người Dao nghiêm túc thực hiện. Người Dao quan niệm đời sống tinh thần có tốt đẹp thì con người mới thấy yên cái bụng để làm ăn. Có thể nói, các phong tục và thói quen trong đời sống sinh hoạt của người Dao là những nét đẹp góp phần làm nên diện mạo văn hóa, văn học dân tộc Dao qua nhiều thời kì. Chúng tôi nhận thấy nhiều nét đẹp phong tục tập quán của người Dao được phản ánh khá rõ nét trong truyện cổ.

Thứ nhất, phải kể đến lễ cưới của người Dao. Đây là một trong những

nghi lễ phổ biến của đồng bào các dân tộc thiểu số, tuy nhiên mang những sắc thái khác nhau. Lễ cưới là nghi lễ trọng đại của đời người, một trong những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc, in đậm dấu ấn tín ngưỡng của tộc người.

Trong phạm vi sáu đời, con cháu người Dao không được kết hôn với nhau, không vi phạm quan hệ cận huyết. Nghi lễ cưới của mỗi nhóm Dao đều có những nét riêng nhưng chủ yếu gồm các nghi thức như: Lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt. Trong văn hóa truyền thống của người Dao, hôn nhân là việc trọng đại của gia đình và dòng họ. Việc tổ chức hôn lễ cho con cái trong gia đình phải có sự nhất trí, tham gia của cả dòng họ, đồng thời gia đình cũng phải làm lễ báo cáo gia tiên và các vị thần nhà về sự việc trọng đại trên. Trong truyện “Chuyện tình Txiều Hầu và Lò Xử Ní”[24, tr.26] miêu tả một cách chân

thực về đám cưới giữa hai nhân vật Txiều Hầu và Lò Xử Ní. Txiều Hầu là con một gia đình giàu có trong vùng chàng đã gặp gỡ và đem lòng yêu mến Lò Xử Ní con một gia đình làm nghề dệt vải. Được sự đồng ý của hai gia đình họ đã tổ chức hôn lễ. Thời gian tiến hành hôn lễ phải được thầy cúng lựa chọn, khoảng 6 giờ tối, đoàn đón dâu nhà Txiều Hầu gồm 9 người bước vào trước mâm cúng tổ tiên. Sau khi diễn ra các nghi lễ như lễ trình hồng thư, lễ hồng lạy, lễ bản mệnh, lễ qua ải bố mẹ, đến lễ hợp duyên thì các thầy bên nhà gái cùng với đoàn đón dâu bên nhà trai tổ chức lễ hợp duyên cho cô dâu, chú rể. Lễ hợp duyên và các vị thần linh chứng giám, công nhận lễ hợp duyên thành vợ chồng của cô dâu và chú rể. Ông trưởng phán Hùng Nhây ngồi trước mâm chủ trì lễ cúng và làm phép.

Lò Xử Ní được trang điểm rất đẹp, đội mũ, khăn màu đỏ, có hoa văn; cổ và tay đeo nhiều vòng bạc. Đoàn đưa cô dâu, có cả thầy cúng và đoàn người đánh chiêng, khua trống, rung nhạc. Lò Xử Ní được người nhà dắt từ buồng của cô dâu ra, trùm khăn đỏ kín mặt, ngồi sau bà đoong bu. Txiều Hầu theo phù rể vào dự lễ. Trước khi bước vào trong chú rể cũng phải dùng khăn hoặc áo phủ lên đầu và lặng lẽ ngồi bên phải ông Hùng Nhây. Toàn bộ hội hôn ngồi im lặng, ông thầy trưởng phán thực hiện lễ thỉnh gia tiên và các vị thần thánh Tam Thanh, Tam Nguyên, Bàn Vương, Lôi Vương, Thổ Địa về ngự tại mâm, ngoài ra còn mời thêm Bà Mụ, thần vía để chứng kiến lễ hợp duyên của cô dâu và chú rể.

Theo tục lệ của người Dao sau khi đã đón dâu người con trai phải sang nhà gái ở rể từ hai đến ba tuần hoặc kéo dài đến một năm để trả ơn cha mẹ đã sinh thành và nuôi nấng vợ mình. Điều này khác với đám cưới của người Việt, cô dâu đi lấy chồng sẽ không được ở nhà cha mẹ đẻ mà phải phụng dưỡng nhà chồng.

Truyện “Quả dưa thối”[24, tr.29] phản ánh tục dùng bạc trắng để định giá cô dâu, (theo nghĩa đen là mua và gả bán) của người Dao qua chi tiết người cha của cô gái yêu cầu phải có mười nén bạc trắng mới đồng ý gả con gái cho hai anh em mồ côi.“Các ngươi có gì mà đòi lấy con gái ta, hãy về nhà chuẩn bị mười nén bạc trắng, hai con lợn to và năm vại rượu lớn mang đến

bằng hiện vật của người Dao. Mỗi cô gái trong bản được coi như tặng phẩm, khi gả chồng họ sẽ bắt đầu một cuộc sống mới. Vì thế công dưỡng dục của cha mẹ là rất lớn. Để đền đáp công ơn sinh thành, các cô gái khi đi lấy chồng phải được thách cưới với lễ vật lớn. Ngày nay, lễ vật hỏi vợ của người Dao không còn đặt nặng về vật chất nhưng vẫn được duy trì như một tục lệ truyền thống.

Lễ cưới được người Dao chuẩn bị kĩ lưỡng nhất trong các ngày lễ trọng đại. Trang phục của cô dâu được thêu dệt tỉ mỉ và phải là màu đỏ. Lễ vật chuẩn bị cho lễ cưới phải tươm tất và phải đủ gà, rượu, thịt. Lễ cưới là sự chứng giám tình yêu của hai vợ chồng trẻ. Kể từ đây, họ phải sống có trách nhiệm yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Vợ chồng phải sinh con đẻ cái để kế nghiệp tổ tiên. Lễ cưới của người Dao là một trong những hoạt động sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Dao.

Như người Dao, đám cưới của người Mông thường được tổ chức vào mùa xuân hay cuối đông. Hôn nhân của người Mông cũng tuân theo những lễ nghi như dạm hỏi, ăn hỏi (hẹn cưới) và lễ đón dâu. Trước đây người Mông rất phổ biến tục “bắt vợ”. Khi chàng trai Mông ưng một cô gái nào đó thì tổ chức đón đường, “bắt” cô gái về làm vợ mình.

Ngày nay, lễ cưới của người Dao và người Mông vẫn giữ được những nét truyền thống dân tộc về trang phục và nghi lễ rước râu... Đồng thời trai gái yêu nhau dựa trên sự tự nguyện, ít trường hợp bị ép gả. Ngày nay một số thủ tục rườm rà như thách bạc trắng, ăn cỗ ba ngày trong đám cưới của người Dao đã không còn được duy trì mà thay vào đó là những nghi thức đơn giản hơn nhưng vẫn giữ được truyền thống dân tộc. Do vậy, chúng tôi nhận thấy bảo tồn và phát huy những nét đẹp trong lễ cưới của người Dao là việc làm cần thiết góp phần làm phong phú những sinh hoạt văn hoá của các tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Thứ hai, nhắc tới những nghi lễ đặc sắc của Người Dao phải kể đến Lễ

Cấp sắc. Người Dao quan niệm, đàn ông nếu chưa trải qua Lễ Cấp sắc thì dù già vẫn coi là trẻ con vì chưa có thầy Cấp sắc, chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm. Người đã qua Cấp sắc dù ít tuổi vẫn được coi là người trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, được giúp việc cho thầy

cúng, được cúng bái. Họ cũng quan niệm rằng có trải qua Lễ Cấp sắc mới biết lễ phải trái ở đời, mới đích thực là con cháu Bàn Vương, khi chết hồn mới được đoàn tụ với tổ tiên. Nếu gạt bỏ những yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng thì lễ Cấp sắc có tính giáo dục rất lớn, thể hiện qua những lời giáo huấn hướng tới việc thiện, không làm điều ác. Các điều giáo huấn được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng kiến của tổ tiên và các quan âm binh nên tính giáo dục càng có giá trị.

Khi đọc và tìm hiểu chúng tôi được biết lễ Cấp sắc thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, vì đây là thời gian nhàn rỗi. Ngày thụ lễ được lựa chọn rất kĩ, người Dao Đỏ, Dao Tiền thường làm lễ cấp sắc từ độ tuổi 12-30, có khi đến già, trong khi đó ở người Dao Áo Dài là 11-19 tuổi.

Một số truyện như “Tráng sĩ Nhân Quý”,“Anh em nhà Tam Bá”,“Ton

Dất và Ton Nhậy” [3, tr.27] phản ánh rõ nét về tục lệ này. Có thể thấy tục cấp

sắc của người Dao là một trong những phong tục độc đáo mang ý nghĩa nhân văn, hướng con người trở về với cội nguồn của dân tộc. Nhân vật trong các câu chuyện trên muốn trưởng thành và vượt qua khó khăn đều phải làm lễ cấp sắc. Ví dụ: anh em Tam Bá, anh em Ton Dất... Họ là những chàng trai ưu tú, có sức khỏe và biết làm việc thiện. Đây là những nhân vật điển hình của Lễ Cấp sắc, trải qua nghi lễ này nam nhi trong vùng sẽ trưởng thành và trở thành điểm tựa của đồng bào dân tộc Dao.

“...Nhân Quý lại lang thang mọi chốn không có cơm ăn. Bất lực chàng tìm cách thắt cổ tự tử. Tuy nhiên được vợ chồng Mậu Sinh ở trên núi cứu sống. Họ thấy chàng to khỏe nhưng chưa được thần linh chứng giám không phát huy được sức mạnh nên bèn lập đàn làm lễ cấp sắc. Trong vùng nạn cướp ngày một táo tợn, chúng khiêu khích những nhà giàu phải giao nộp con gái nếu không sẽ giết sạch cả gia tộc. Nghe vậy Nhân Quý rất tức giận bèn xin dân làng chuẩn bị rượu thịt, chàng hứa sẽ đánh đuổi bọn cướp. Dân làng lấy làm lạ nhưng cũng gom góp hết mọi thứ cho chàng. Đêm đó toán cướp đến cửa nhà mà Nhân Quý vẫn ung dung uống rượu. Khi chúng phá cửa xông vào thì Nhân

Quý mới vùng dậy cùng trai bản quyết một trận sinh tử. Chàng nhổ cọc quật mạnh làm cho chúng khiếp sợ, lăn quay ra đất. Chỉ một đêm chàng đã đánh

đuổi được bọn cướp. Đem lại sự bình yên cho dân làng”[3, tr.27].

Lễ Cấp sắc của người Dao nói riêng và bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số nói chung là hồn cốt của dân tộc, cần phải gìn giữ và phát huy. Đây chính là nét văn hóa điển hình trong đời sống tinh thần của đồng bào Dao, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc trên vùng núi cao phía bắc của Tổ quốc.

Thứ ba là lễ Nhảy lửa của người Dao. Xuất phát từ quan niệm xa xưa của

người Dao là trừ ma diệt quỷ, bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Mỗi độ xuân về khi hoa ban nở trắng cánh rừng, đồng bào dân tộc Dao lại quây quần bên những lò than rực hồng. Đây là thời điểm thích hợp để họ thực hiện nghi thức nhảy lửa - một trong những hoạt động văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Dao.

Một đống than củi to được soạn sẵn, phải là loại than hồng, đang bùng cháy ở giai đoạn rực rỡ nhất. Khi đống củi đã trở thành một đống than hồng rừng rực cháy, thầy cúng bắt đầu làm nghi lễ. Khi thầy cúng gõ đàn và làm nghi lễ, những thanh niên tham gia nhảy lửa sẽ ngồi quanh thầy cúng và đây cũng chính là thời điểm quyết định những thanh niên này có tham gia nhảy lửa được hay không. Khi thầy cúng bắt đầu đọc tên của tất cả những người tham gia nhảy lửa (tên đặc biệt để giới thiệu những người đàn ông với các vị thần, không phải tên thật), cơ thể những người tham gia nhảy lửa rung lên, thời điểm này báo hiệu họ sắp có sức mạnh và sự dũng cảm của thần linh ban cho để có thể nhảy vào những đám lửa đang độ nóng nhất. Lúc này, những chàng trai được chọn sẽ nhảy lò cò trước bàn thờ rồi lao vào giữa đống than lửa đỏ rực. Những chàng trai người Dao như đang trong cơn mê say, họ nhảy múa với đôi chân trần của mình trong đống than lửa mà không hề có cảm giác rát bỏng hay sợ hãi. Những người xung quanh vùa reo hò vừa hát ca:

Người vừa thông minh lời ý đẹp Câu nói thành thơ đầy ắp tình

Nam nữ đua nhau bày lễ hội

Như những bông hoa rực ánh hồng Giang đón cánh hoa én hiện đến Từng đôi bay lượn giữa bầu trời Dòng người già trẻ về trẩy hội Từng đôi bay lượn giữa bầu trời

Nụ cười vẫy gọi én bay về [24, tr.38]

Không chỉ nhảy, họ còn dùng tay hất tung đống than củi ra tứ hướng. Mỗi người thường nhảy lửa trong vòng 3 - 4 phút, sau đó tiếp tục nhảy lò cò về làm lễ tại bàn thờ trước khi trở lại bình thường. Những người tham gia lễ nhảy lửa phải là những người dũng cảm và có ý chí. Đây là nghi thức thể hiện niềm hy vọng vào một thế hệ thanh niên trưởng thành, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và sẵn sàng bảo vệ đồng bào dân tộc mình. Lễ nhảy lửa xuất hiện trong một số truyện:“Tráng sĩ Nhân Quý”,“Con cáo mèo” [3, tr27 - 35]. Trong truyện “Con cáo mèo” lễ nhảy lửa được tái hiện một cách chân thực: Người em mồ côi từ ngày có con cáo mèo làm bạn chăm chỉ hẳn lên. Anh ta làm nương, đợi đến đầu xuân sẽ bán thóc lấy tiền mua quần áo đẹp đi trẩy hội. Người em vốn mê tục nhảy lửa nên ngày ngày ở nhà cùng con cáo mèo tập luyện. Lạ thay con cáo mèo bước một bước anh ta bước theo sau, bàn chân trần lướt băng băng trên than hồng. Đến lễ nhảy lửa anh cùng trai bản tham gia, mọi người không ai dám nhảy đầu vì sợ thần linh chưa phù phép nếu sảy chân sẽ bị thương. Duy chỉ có người em xung phong nhảy đầu. Anh ta ôm con cáo mèo lẩm nhẩm một điều gì đó, con cáo xoay một vòng rồi đẩy anh vào đống than. Chàng trai trẻ như có thêm sức mạnh nhảy qua nhảy lại vừa nhảy vùa hát:“Lúa đã chín kéo đầy bồ, nhanh nhanh đi hội kẻo thóc nảy

mầm...”.! Chàng trai vừa dứt lời những chàng trai khác cũng thi nhau bước

nhanh trên dải than hồng. Họ nối tiếp nhau như đàn chim rừng, vượt qua thử thách mong thần linh chứng giám.

Lễ nhảy lửa là nghi thức minh chứng cho sức mạnh của những người đàn ông Dao. Với họ đây là nét đẹp văn hóa trong lễ hội vào mỗi dịp đầu xuân. Nó

không chỉ là hoạt động tăng tình đoàn kết đồng bào dân tộc Dao mà còn là sân chơi cho những ai ưa mạo hiểm và muốn khám phá giá trị bản thân. Tuy nhiên người Dao có một loại nước được chưng cất từ lá cây rừng, nếu thoa vào lòng bàn chân khi nhảy qua lửa sẽ có cảm giác tê tê chứ không bỏng rát chân. Những ai có lòng thành và chăm chỉ làm ăn sẽ được trưởng bản phát cho “nước thần” này. Vì vậy, đồng bào Dao thường khuyên nhủ nhau làm ăn để được trưởng bản ban cho nhiều đồ quý. Họ luôn kính trọng già làng, trưởng bản và tuân thủ nghiêm ngặt luật lệ của làng bản. Đồng bào dân tộc Dao cho rằng đã là nam nhi khi trưởng thành phải có sức mạnh phi thường, chính vì vậy trong các truyện cổ họ thường xây dựng các nhân vật mang vẻ đẹp khỏe khoắn và đầy sức sống. “Hai anh em Ton Dậy và Ton Dất từ nhỏ đã năng vào rừng, chăm chỉ trồng ngô, trồng lúa. Chẳng mấy chốc họ đã trở thành hai chàng trai đẹp nhất vùng. Bắp tay Ton Dậy to và cuồn cuộn như dòng thác đổ bên kia núi,

đôi chân Ton Dất vững chãi phát nương ngày đêm không biết mỏi...[24,tr.36].

Sức mạnh của con người được sánh ngang vớithiên nhiên. Đồng bào dân tộc Dao luôn trân trọng và nâng tầm giá trị con người với khát vọng chinh phục và làm chủ tự nhiên. Lễ nhảy lửa được tái hiện qua một số truyện cổ: Anh em mồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện cổ dân tộc dao (Trang 27 - 40)