Bảo tồn và phát huy giá trị truyện cổ dân tộc Dao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện cổ dân tộc dao (Trang 77 - 82)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

3.4. Bảo tồn và phát huy giá trị truyện cổ dân tộc Dao

Truyện cổ của dân tộc Dao có giá trị quan trọng góp phần tạo nên dấu ấn riêng trong đời sống tinh thần của người Dao. Truyện cổ là mạch nguồn dồi dào trong dòng chảy văn học dân tộc Dao. Văn hóa, văn học dân tộc thiểu số là vốn quý. Truyện cổ thuộc những truyện cũ trong quá khứ rất dễ rơi vào lãng quên. Vấn đề mai một giá trị văn học dân tộc thiểu số là điều không thể tránh

khỏi. Do sự va đập mạnh của cuộc sống hiện đại, một bộ phận người dân tộc Dao hiện nay không biết nhiều về văn hóa dân tộc mình. Hà Giang là một trong những địa phương có nhiều đồng bào dân tộc Dao sinh sống, chúng tôi đã chọn nơi đây để thực hiện công tác khảo sát ( xem phụ lục bảng 4).

Từ quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy đa số người Dao yêu mến và nặng lòng với văn học cổ truyền của dân tộc mình đặc biệt là truyện cổ. Bởi lẽ đó là tiếng lòng của cha ông họ, qua đó họ học được nhiều bài học về cách sống, đạo lí làm người, lao động sản xuất và đấu tranh xã hội. Đồng thời họ nhận thức được trách nhiệm của mình trong xu thế hội nhập văn hóa hiện nay.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy sự đồng tình cao cùng những chuyển biến căn bản tích cực trong nhận thức của đồng bào dân tộc Dao. Hiện nay, họ đã ý thức được sứ mệnh đối với giá trị văn hóa văn học dân tộc mình, bắt nhịp cùng thời đại trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa, văn học dân tộc thiểu số. Truyện cổ vốn được sáng tác bởi nhân dân lao động, nội dung dễ hiểu và gần gũi. Nó cuốn hút người đọc bởi chính câu từ mộc mạc, chân chất và sinh động. Người Dao đang dần khôi phục giá trị truyện cổ bằng cách sân khấu hóa, diễn xướng tại các nhà văn hóa, sân vận động... Nhiều cán bộ văn hóa trẻ đã chú trọng chăm lo tới đời sống văn hóa của bà con dân tộc Dao. Họ tuyên truyền kể truyện qua loa phát thanh, kết hợp với đài truyền hình địa phương tăng cường phát sóng tiếng dân tộc. Bên cạnh đó, chương trình ngữ văn địa phương cần được tăng cường giảng dạy, truyện cổ sẽ được đưa vào chương trình dạy học một cách tự nhiên không khiên cưỡng, tạo hứng thú cho học sinh. Truyện cổ dân tộc Dao được sưu tầm tuy còn ít nhưng nếu không được gìn giữ và phát huy sẽ nhanh chóng mai một và không còn tồn tại. Đồng bào người Dao là người trực tiếp lưu giữ hồn cốt văn hóa, của dân tộc mình. Hồn cốt ấy lại được thể hiện khá nhiều trong các truyện cổ. Nắm bắt được nội dung và truyền bá tư tưởng, thông điệp trong mỗi truyện cổ, sẽ là cơ sở quan trọng để giáo dục, lan tỏa những giá trị tốt đẹp của văn hóa, con người dân tộc Dao. Hoạt động này sẽ khẳng định bản sắc riêng của văn hóa dân tộc Dao trên bản đồ văn hóa các dân

tộc thiểu số Việt Nam. Dựa trên tình hình tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy:

Thứ nhất, truyện cổ vốn là kho lưu trữ những sự kiện xảy ra xung quanh

cuộc sống trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó được người đời trước lưu lại và truyền miệng hoặc ghi lại cho con cháu đời sau. Nhưng qua khảo sát đa số bà con dân tộc Dao không nhớ được những câu chuyện cổ của dân tộc mình. Hoặc nhớ sai, nhầm lẫn sang truyện các dân tộc thiểu số khác. Số ít các già làng trưởng bản còn lưu giữ được một vài truyện cổ.

Thứ hai, cùng với sự thay đổi về lối sống và du nhập của nhiều nền văn

hóa, một số bộ phận đồng bào người Dao ở xen lẫn với nhiều đồng bào dân tộc khác, họ không chỉ quên truyện cổ mà còn chưa từng tìm hiểu về nó. Đây là một trong những điều đáng lưu ý trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số. Thế hệ người Dao trước Cách mạng tháng Tám đều không còn sống nên những người trẻ không nắm bắt được những giá trị cội nguồn của văn hóa dân tộc mình, đặc biệt là ngôn ngữ của họ cũng không còn được sử dụng nhiều như trước đây.

Thứ ba, truyện cổ được sưu tầm bởi nhiều nhà văn hóa, dân tộc học. Tuy

nhiên số truyện còn ít và họ không phải người bản địa nên công tác sưu tầm, dịch thuật còn gặp nhiều khó khăn nhất là trong cách tiếp cận đặt vấn đề với đồng bào người Dao. Các cấp quản lí chưa thực sự chú trọng công tác tìm hiểu cũng như quan tâm tới những người nghiên cứu nên còn gặp nhiều hạn chế về cơ sở vật chất cũng như chế độ đãi ngộ chưa hợp lí.

Thứ tư, truyện cổ dân tộc Dao phải được lưu truyền và tiếp biến như một

thực thể sống có mạch nguồn từ quá khứ đến hiện tại và bền vững trong tương lai. Nói cách khác là cần được nuôi dưỡng ngay từ trong chính cộng đồng dân tộc. Cụ thể là trong môi trường giáo dục, đây là môi trường thuận lợi để bảo tồn và phát huy giá trị truyện cổ. Hiện nay, việc đẩy mạnh giáo dục văn học địa phương chưa được thực hiện đồng đều trong các nhà trường có con em dân tộc thiểu số theo học. Vì vậy, mà việc tiếp cận với ngôn ngữ dân tộc mình, văn học cổ truyền còn khó khăn. Các em là thế hệ nối tiếp nhưng còn gặp trở ngại trong

chính việc tiếp thu và tìm hiểu truyện cổ nên giá trị truyện cổ chưa thực sự được lan tỏa rộng rãi.

Đối với đồng bào dân tộc Dao ởHà Giang cũng như các tỉnh miền núi Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên... thực sự gặp nhiều khó khăn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, văn học dân tộc trong đó có truyện cổ. Có thể nhận thấy vấn đề lớn là sự hạn chế trong cách tiếp cận, sự mất liên lạc giữa quá khứ với thực tại khiến cho truyện cổ dần mờ nhạt. Những thế hệ gạo cội không còn, thế hệ trẻ không được tìm hiểu, điều này vô tình cắt đứt sợi dây nuôi dưỡng những giá trị của truyện cổ dân tộc Dao. Tuy nhiên trước thực trạng truyện cổ dân tộc Dao đang dần bị mai một, đồng bào dân tộc Dao và các cấp chính quyền địa phương đã kết hợp và đưa ra nhiều chính sách cụ thể.

Trong bối cảnh hội nhập đa phương hiện nay, văn hoá Việt Nam có cơ hội để thế giới biết đến nhiều hơn. Nhưng song hành với quá trình đẩy mạnh giao lưu văn hóa là những biến chuyển đa dạng văn hóa trong đó có văn hóa dân tộc thiểu số, không ít giá trị được coi là chuẩn mực truyền thống của người Việt Nam bị thay đổi, thậm chí trở nên mờ nhạt. Nguy cơ đồng hóa, mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc đang hiện hữu rõ nét. Vì vậy, các giá trị văn hóa trong đó có văn học cần được bảo tồn và phát huy hơn bao giờ hết. Đặc biệt là văn học dân tộc thiểu số.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số người Dao luôn tạo cho mình dấu ấn riêng biệt qua bản sắc văn hóa dân tộc. Truyện cổ là một trong những yếu tố tạo nên dấu ấn văn hóa, văn học Dao. Chúng tôi nhận thấy truyện cổ dân tộc Dao xoay quanh kết cấu mở đầu khó khăn - diễn biến khởi sắc - kết thúc có hậu cho người tốt, không có hậu đối với kẻ xấu. Tình huống trong truyện được xây dựng theo quan hệ nguyên nhân - kết quả. Không gian và thời gian trong truyện cổ rất gần gũi với người kể và người nghe truyện. Bối cảnh sinh hoạt của câu chuyện kể quen thuộc với họ: khung cảnh nông thôn và gia đình nông dân; những chuyện áp bức bóc lột và đời sống xã hội trong làng xã; kẻ buôn bán và chuyện lừa đảo…điều này cho phép họ đặt mình vào địa vị nhân vật. Nhân vật trong truyện cổ của dân tộc Dao chia làm ba nhóm: nhân vật là con người, nhân vật loài vật và nhân vật kì ảo… Ngôn ngữ trong truyện cổ là ngôn ngữ mang tính hình tượng và bình dân. Mỗi câu truyện cổ đều khắc họa những hình ảnh giản dị nhưng ẩn chứa thông điệp sâu sắc để người đọc cảm nhận và suy ngẫm.

Văn học là kết tinh nghệ thuật ngôn từ, nó có giá trị nghệ thuật to lớn trên nhiều mặt: kết cấu, diễn đạt, ngôn ngữ… Hội tụ trong văn học là những giá trị văn chương nghệ thuật, giá trị nhân văn, giá trị văn hóa dân tộc. Với văn hóa các dân tộc thiểu số, văn học còn có giá trị, ý nghĩa về mặt tôn giáo, tâm linh, tinh thần văn hóa bản địa của đồng bào. Với những giá trị to lớn như vậy, văn học là di sản tinh thần rất quan trọng mà các dân tộc Việt Nam từ xa xưa đã sáng tạo ra và để lại cho đời sau. Từng bước bảo tồn và phát huy giá trị truyện cổ dân tộc Dao nói riêng và văn hóa, văn học thiểu số Việt Nam nói chung sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho tòa tháp văn hóa to lớn của các dân tộc thiểu số Việt Nam, tạo dấu ấn văn hóa, là nền tảng cho sự phát triển những giá trị văn hóa lâu bền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện cổ dân tộc dao (Trang 77 - 82)