Văn hóa tâm linh của người Dao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện cổ dân tộc dao (Trang 50 - 68)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.3. Văn hóa tâm linh của người Dao

Văn hóa truyền thống bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Nghiên cứu văn hóa truyền thống tức là nói đến nếp sống, phong tục, tập quán gồm các hành vi như: ăn, ở, mặc, đi lại, mối quan hệ con người với con người, con người với thiên nhiên; là những lễ nghi, mối liên hệ giữa con người với các đấng thần siêu nhiên, với tổ tiên của mình và với cả cộng đồng. Những giá trị ấy tích hợp, sàng lọc đời này sang đời khác để kết tinh thành các giá trị văn hóa.Văn hóa truyền thống người Dao còn nhiều nét hoang sơ và mang nhiều sắc thái văn hóa độc đáo.

Truyện cổ của dân tộc Dao vốn chứa đựng nhiều tục lệ truyền thống của đồng bào miền núi. Đồng bào người Dao luôn nhắc nhở con cháu mình phải nhớ về tổ tiên, nguồn cội và đề cao truyền thống đạo đức trong gia đình và cộng đồng xã hội. Vì vậy, trong một số câu chuyện cổ người Dao nhấn mạnh rất rõ vai trò quan trọng trong việc thờ cúng tổ tiên và các vị thần.

Người Việt thờ cúng tổ tiên chủ yếu là thờ ông bà, tổ tiên những người thân trong gia đình đã mất. Cách thờ cúng của người Việt còn đơn giản, chỉ cần thắp hương khấn trong mỗi dịp lễ tết hoặc mồng một, ngày rằm. Nếu có dịp

đặc biệt quan trọng như tang ma, giải hạn thì mới mời thầy cúng. Người Việt chỉ thờ tổ tiên hoặc thổ công ngoài ra không thờ thêm bất cứ vị thần nào. Nếu như người Thái quan niệm tổ tiên chỉ là thế hệ cha của chủ nhà, người Hmông quan niệm tổ tiên của họ là người đã chết trong ba đời trở lại (cha, ông, cụ), thì người Dao quan niệm tổ tiên là những người đã chết trong bốn đời trở lại là cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ. Quan niệm này thể hiện trong các bài khấn (cúng) mời tổ tiên của chủ nhà hoặc khi thực hiện nghi lễ cúng thì thầy cúng đều gọi tên tuổi, năm mất của các vị gia tiên thuộc bốn thế hệ đã khuất trở vềcùng con cháu và phù hộ cho con cháu làm ăn thuận lợi.

Theo quan niệm của người Dao, tổ tiên là khái niệm dùng để chỉ những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của thế hệ người đang sống, với niềm tin tổ tiên sẽ phù hộ, che chở cho con cháu trong cuộc sống. Quan niệm này cũng giống với quan niệm của người Việt tổ tiên chính là cội nguồn của mỗi con người. Đối với người Dao, những người già thuộc thế hệ trước đã khuất chưa được con cháu đốt tang (làm ma) do hoàn cảnh gia đình khó khăn, thì chưa được về với thế giới của tổ tiên, không được con cháu thờ cúng, chỉ khi cha mẹ, ông bà những người đã chết được con cháu làm nghi lễ đốt tang mới được coi là tổ tiên, được ghi tên tuổi trong gia phả của dòng họ và được con cháu trong dòng họ thờ cúng. Đối với người Việt khi ông bà hoặc người thân mất đi thì trách nhiệm thờ cúng thuộc về người con trưởng. Tuy nhiên trách nhiệm này không nặng nề như người Dao. Mỗi dòng họ của người Dao đều có tổ tiên riêng, sở dĩ như vậy là vì mỗi dòng họ có một ông trưởng họ gọi là “anh trưởng gốc”[33, tr.15]. Ông trưởng họ này phải là con trưởng của ngành trưởng. Trưởng họ phải là người am hiểu tôn giáo, tín ngưỡng và phong tục tập quán của người Dao. Trưởng họ có trách nhiệm chỉ cúng giỗ tổ dòng họ, giải quyết các vấn đề mâu thuẫn trong dòng họ.

Khác với người Việt và một số dân tộc khác, cúng tổ tiên vào các ngày mùng một, ngày rằm và những dịp lễ tết người Dao chỉ thờ cúng tổ tiên vào dịp năm mới, tết thanh minh, tết 14 tháng 7 âm lịch hoặc cũng khi gia đình có

những biến cố lớn hoặc sự kiện nào đó: Gia đình có người đi xa, cưới hỏi, tang lễ, giải hạn…

Đối với người Dao, việc thờ cúng đặc biệt được chú trọng. Vì vậy, các nghi lễ liên quan đến thờ cúng tổ tiên luôn được đồng bào duy trì, thể hiện với những nghi lễ độc đáo, đặc sắc. Nghi lễ thờ cúng nói chung của người Dao mang đậm tính nhân văn, hướng con người nhớ đến nguồn cội, xua đuổi cái ác và là sợi dây liên kết cộng đồng sâu sắc. Trong nghi lễ thờ cúng, người Dao sử dụng nhiều tranh cúng và mỗi dịp lễ, Tết, lại có những loại tranh cúng riêng; trong đó phổ biến là bộ tranh Tam Tượng (hay còn gọi là Tam Thanh) và bộ Đại Đường Quân. Tranh thờ không chỉ là tín ngưỡng mà còn thể hiện niềm tin của người Dao với cuộc sống. Đồng bào quan niệm, các vị thần linh luôn nhìn thấu mọi việc và sẵn sàng phạt người nào định làm điều ác. Chỉ cần nhìn ngắm bức tranh có các vị thần được khắc họa oai nghiêm là những ai có ý định làm việc xấu sẽ phải dừng lại. Tiêu biểu là truyện “Mồ côi và nàng tiên” [24, tr.23] miêu tả chi tiết khi chàng mồ côi được nàng tiên giúp đỡ, hai người nên duyên vợ chồng. Tết đến nàng tiên không thể ra ngoài như người thường nên không thể sắm sửa được lễ lạt như những nhà khác. Nàng liền bảo chồng “Chàng hay

lên rừng săn thú, lấy một ít lông chim về đây cho thiếp”. Mồ côi nghe theo lời

vợ, chàng lên rừng săn thú. Nàng tiên thấy chồng về thì mừng lắm. Nàng lấy lông chim thấm máu thú rừng vẽ lên vách nhà hình các thần linh giống như thật. Vẽ xong nàng bảo chồng, năm mới chúng ta đã có thần linh bảo vệ không lo ma quái tàn phá nữa. Kì lạ đêm đến toán cướp trong làng lẻn vào nhà họ, hình thần linh được nàng tiên vẽ trên vách sáng rực lên, người tay cầm đao mặt nghiêm nghị, người cầm bầu rượu râu bạc phơ. Mấy tên cướp nhìn thấy sợ hãi, chắp tay xin tha tội.

Các truyện“Ông Bành Tổ và cụ Dắc Lão”,“Nối số”[24, tr.14] nhấn mạnh đến yếu tố tâm linh đặc biệt là việc thờ cúng tổ tiên. Người Dao đặt nặng việc thờ cúng tổ tiên phải chu toàn, cẩn thận. Truyện “Ông Bành Tổ và cụ Dắc Lão” [24, tr.14], kể về hai vị trưởng lão là tổ tiên trong một gia đình nọ. Gia đình này thường xuyên gặp tai họa, vụ mùa nào cũng thất thu đói kém. Thấy

vậy người vợ rất lo lắng bèn tìm thầy cúng để hỏi, thầy cúng nói rằng nhà này có hai vị trưởng lão là Bành Tổ và Dắc Lão thường ghé qua nhà chơi ngày lễ tết mà bàn thờ chẳng tươm tất nên hai cụ trách phạt. Người vợ sợ quá về nhà chuẩn bị gà, rượu đúng tết thanh minh thì thắp hương cúng tạ lỗi. Thật lạ sau đó mọi thứ đều suôn sẻ, năm đó gia đình làm ăn thuận lợi, vụ mùa bội thu. Kể từ đó họ rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên. Chi tiết hai nhân vật Bành Tổ và Dắc Lão về trách phạt gia đình cho thấy người Dao đặt nặng vấn đề tâm linh nên trong mỗi câu chuyện cổ họ đều tự xây dựng những chi tiết tưởng tượng hư cấu để lý giải cho những việc làm của mình.

Trong truyện “Nối số” [24, tr.15] kể về gia đình quan huyện có một cậu con trai năm nay đã lên 10 thường đau ốm liên miên nhưng rất thông minh và tài giỏi. Tuy nhiên, càng ngày sức khỏe của cậu càng yếu đi. Thấy vậy quan huyện lo lắng mời các lang y giỏi nhất đến nhưng đều không đoán được bệnh. Một đêm nọ, vợ quan ngủ mơ thấy người cha đã khuất của mình về báo mộng nói rằng con trai của bà đã hết số. Nếu muốn sống tiếp phải làm lễ báo tổ tiên để nối số cho cậu bé được sống tiếp. Lễ vật để cúng phải chuẩn bị kĩ càng. Đồ cúng gồm: gà, lợn, xôi ngũ sắc…Mâm dùng để thờ cúng tổ tiên là linh thiêng, cho nên chỉ có chủ nhà là đàn ông mới được dọn mâm cúng. Người vợ trong gia đình không được dọn và không được đến gần bàn thờ gia tiên trong thời gian làm lễ cúng. Vợ quan thấy vậy liền kể với chồng, quan huyện nửa tin nửa ngờ nhưng vì đã hết cách nên đành làm theo. Họ làm theo đúng lời báo mộng, ít lâu sau cậu con trai của họ dần khỏe lại. Hai vợ chồng quan huyện vui mừng khôn siết làm lễ tạ ơn tổ tiên.

Theo phong tục của người Việt, ngày tết thường gói bánh chưng xanh để thờ cúng tổ tiên và trở thành món ăn truyền thống của mỗi gia đình. Đối với người Dao thì khác, trong dịp lễ tết họ thờ cúng tổ tiên bằng bánh chưng gù đen được làm rất cầu kì: lấy cây lúc lắc đã phơi khô, đem đun lấy than sau đó cho vào cối giã mịn và lấy bột than đó ngâm với gạo. Bánh chưng đen có đặc điểm là gù ở giữa nên đồng bào Dao ở Hà Giang thường gọi là bánh chưng gù. Bánh chưng thường làm bằng nhân đỗ thịt giống bánh chưng xanh. Hình dạng

của bánh chưng rất lạ mắt, đây chính là món ăn độc đáo trong ngày lễ của đồng bào dân tộc Dao.

Theo truyện “Gia đình nghèo”[3, tr.20]: Ngày xưa có một gia đình vì hoàn cảnh quá khó khăn nên đã không thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ tết hàng năm. Buổi sáng ngày 14 tháng 7 cả gia đình rải chiếu nằm xuống đất, đắp chăn lên người giả vờ chết. Đến lúc gà gáy tổ tiên về tìm bánh ăn thấy cảnh đó liền hỏi nhau: “Tại sao cả gia đình họ lại chết hết, hay ai trong chúng ta đã làm điều xấu khiến cho cả gia đình chết hết nên nay chúng ta trở về không có bánh chưng để ăn? Thôi từ bây giờ trở đi, chúng ta không làm điều xấu có hại đến

cho họ nữa, để con cháu ăn nên làm ra, con cháu mới làm bánh cho chúng ta

[3, tr.20]. Nói xong các vị gia tiên quay về miếu của dòng họ mình. Từ đó, ngày mười bốn tháng bảy hàng năm, đồng bào Dao gói bánh chưng để thờ cúng tổ tiên.

Trên thực tế người Dao rất chặt chẽ trong việc bảo tồn tục lệ này, bởi họ quan niệm chữ “Hiếu” là biểu tượng cho giá trị đạo đức của con người. Người Dao luôn nhắc nhở lẫn nhau không quên nguồn cội, cùng nhau đoàn kết xây dựng một cộng đồng phát triển. Chính vì vậy mà trong mỗi câu chuyện cổ phản ánh sát thực tế về tục thờ cúng tổ tiên người Dao, họ nhận thức rất rõ về sự hiếu thảo và đạo làm con trong gia đình. Do hoàn cảnh và điều kiện sống còn khó khăn nên người Dao thường phải sống rất tiết kiệm để có thể chuẩn bị một mâm cỗ thịnh soạn cúng gia tiên. Điều này là một trong những hạn chế của người Dao. Trong một số truyện cổ của người Dao tục thờ cúng tổ tiên được nhắc tới nhiều, nó trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Dao.

Bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên, người Dao còn thờ vị thần hộ mệnh (ma nhà) che chở, bảo vệ cho gia đình. Thần bảo vệ nhà hay ma nhà là vị thần có sức mạnh siêu nhiên, bảo vệ con người, giúp con người thoát khỏi sự đe dọa của các quỷ thần hay những tai họa mà con người gặp phải. Các vị thần gần gũi, thân thiện với con người, không làm hại con người mà luôn bảo vệ, che chắn cho con người khỏi sự quấy nhiễu của các loại ma quỷ, ma làm hại con

người. Cho nên, người Dao tôn sùng và thờ thần đó với ý niệm mong thần phù hộ, che chở, bảo vệ cho gia đình. Người Dao có các vị thần bảo vệ các nhà khác nhau như: Bàn Vương, Lệnh Công, Xã Vương, Thổ Địa, Tứ Quan, Quan Âm được chọn là ma nhà, thần bảo vệ nhà cửa. Mỗi nhà chỉ được phép thờ một thần. Người Dao quan niệm ma nhà là người chủ gia đình, bảo vệ, che chắn cho gia đình, ngăn chặn không cho các ma xấu đến làm hại con người. Người Việt không tồn tại tập tục thờ cúng này. Ma nhà là hình tượng được chính người Dao xây dựng nên nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của họ.

Truyện“Nông dân và Nhà vua”[3, tr.47] kể về những người nông dân mỗi năm đều phải trồng một loại nông sản để giao nộp cho nhà vua. Năm đầu vua sẽ lấy phần ngọn năm sau vua sẽ lấy phần thân. Mỗi nhà đều thờ một thần hộ mệnh nên cứ đến đợt gieo trồng thần hộ mệnh (hay ma nhà) lại báo mộng cho họ trồng loại cây nào mà họ được nhiều lợi nhất. Năm đầu thần hộ mệnh báo mộng người nông dân trồng ngô, đến vụ thu hoạch, họ lấy bắp còn ngọn phơi khô rồi trở cho nhà vua. Năm thứ hai ma nhà báo họ hãy trồng lúa. Nhờ có thần hộ mệnh nên vụ mùa này nhà nào cũng bội thu. Họ gặt thóc chất đầy bồ còn thân lúa thì chở nộp cho vua. Hai năm liền họ đều thu hoạch được nông sản nên cuộc sống sung túc hơn. Nhà vua biết không thể bóc lột người dân nên bãi bỏ quy định cống nộp nông sản.

Trong truyện “Đàn lợn còi”[24, tr.39], người chồng đã bắt thịt một con lợn còi trong đàn lợn để cúng ma nhà. Anh ta cho rằng ma nhà sẽ giúp cho đàn lợn lớn nhanh và không còn còi cọc như khi mới bắt ở chợ về. Khi ma nhà báo mộng và gia đình phải cúng ma để đàn lợn mau lớn là những chi tiết thể hiện suy nghĩ của đồng bào dân tộc Dao trong cách nhìn nhận và giải quyết khó khăn. Họ cho rằng ma nhà giống như một vị cứu tinh trong cuộc sống của họ. Điều này cho thấy người Dao bị lệ thuộc rất nhiều vào văn hóa tâm linh. Tuy nhiên, một bộ phận người dân tộc Dao hiểu sai về tục lệ này, họ tin rằng chỉ cần tìm được người thế mạng thì các thành viên trong gia đình sẽ không bao giờ bị ốm hay gặp tai ương. Vì thế mà mỗi khi trong bản có đám hỏi hay giỗ chạp họ sẽ tìm cách rắc một chút thuốc do đồng bào Dao tự bào chế vào thức

ăn trên mâm cỗ. Nếu người nào không may ăn phải sẽ bị đau bụng hoặc ho dữ dội. Người Dao cho rằng như vậy là đã tìm được người gánh cái rủi thay họ. Đây là vấn đề khá phức tạp bởi nhận thức còn hạn chế và sai lệch của một bộ phận người Dao. Những năm gần đây các già làng, trưởng bản đã được tập huấn để nâng cao nhận thức, tuyên truyền cho bà con trong bản không thực hiện những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Giống như người dân tộc Dao, người Sán Chay chú ý đặc biệt đến yếu tố tâm linh trong đời sống tinh thần. Tục lệ thờ cúng ma nhà được duy trì từ lâu đời trong cộng đồng dân tộc người Sán Chay. Trong không gian của mỗi ngôi nhà, đều có một góc linh thiêng, chính là nơi đặt bàn thờ hai vị Ngọc Hoàng và Bồ Tát, hay còn gọi là thờ ma trông coi cửa nhà. Hằng năm cứ vào chiều 30 Tết Nguyên đán, chủ nhà mới được phép vào quét dọn khu vực có đặt ma ham, rửa sạch chén, bày hương hoa đăng, mâm cỗ gồm gà trống luộc cả con cùng với cơm, rượu, mời thầy đến cúng bẩm báo các vị ma về ăn Tết [42].

Người Dao thờ ma nhà như một nghĩa vụ thiêng liêng nhưng cũng rất đơn giản, có thể coi đây là biểu tượng hộ mệnh cho chính cuộc sống của họ. Còn với người Sán Chay việc cúng ma nhà phức tạp hơn phải nhờ đến thầy cúng cao tay xua đuổi những con ma độc ác, quấy nhiễu cuộc sống của họ. Mỗi một dân tộc lại có những lựa chọn khác nhau để đảm bảo cuộc sống tốt nhất cho cộng đồng của mình.

Đối với người Dao việc lựa chọn thần hộ mệnh gia đình không theo một quy định hay nguyên tắc nào. Bất kể dòng họ nào hoặc trong cùng một dòng họ các gia đình đều chọn ma nhà là khác nhau, nghĩa là cùng dòng họ không thờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện cổ dân tộc dao (Trang 50 - 68)