Khát vọng lí giải và làm chủ tự nhiên của người Dao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện cổ dân tộc dao (Trang 40 - 50)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.2. Khát vọng lí giải và làm chủ tự nhiên của người Dao

Trong xã hội cũ khi mọi thứ còn phụ thuộc vào sự phán đoán theo ý thức chủ quan của con người thì đồng bào dân tộc Dao cũng như nhiều đồng bào dân tộc thiểu số khác đều phải dựa vào thế giới tự nhiên để sinh tồn. Họ nhận biết, tiên đoán thời tiết, phương hướng trồng trọt, chăn nuôi qua các dấu hiệu của tự nhiên. Giống như nhiều dân tộc khác, người Dao cũng có kinh nghiệm dự đoán thời tiết để căn tính mùa vụ. Theo tục lệ, những người già thường xem thời tiết từ cuối tháng Chạp năm trước đến giữa tháng giêng năm sau có mưa thì năm đó mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Trong những ngày đầu xuân, người ta thấy tiếng sấm đầu tiên trong năm đánh vào ngày Dần thì tượng trưng cho tiếng hổ gầm - dấu hiệu báo hiệu tai ương cần cẩn trọng. Tiếng sấm là do thần linh ban phát trên trời, nếu đánh vào ngày Thìn thì năm đó sẽ mưa lụt hoặc hạn hán. Người Dao dựa vào các hiện tượng tự nhiên để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Buổi sáng sớm khi nhìn về phía đông nếu thấy chân trời màu đỏ thì mưa, có màu xanh lẫn đen thì gió hoặc bão. Hiện tượng tự nhiên được người Dao quan sát và tiên đoán dựa trên kinh nghiệm để phục vụ cho hoạt động sản xuất, canh tác. Chúng tôi đã tìm hiểu một số câu chuyện cổ của người Dao và nhận thấy nội dung một số câu chuyện phản ánh gắn liền với các hiện tượng tự nhiên.

Nhiều biểu hiện của loài vật giúp người Dao biết được thời tiết trong tương lai gần.Cuối truyện “Mồ côi và nàng tiên”[24, tr.36] khi người vợ của chàng mồ côi phải bay về trời đã dặn chồng ở lại trần gian nuôi con và nghe theo lời nàng dặn: “Nếu thấy ong trên núi xuống thấp thì trời sắp có bão, khi kiến bò ra từng đàn là trời sắp mưa to, khi nghe thấy tắc kè kêu là trời sắp

hửng nắng”[24, tr.36]. Một buổi chiều khi đang đốn củi chàng mồ côi chợt

thấy từng đàn ong nối thành hàng dài bay ra từ những lùm cây. Nhớ lời vợ dặn chàng vội vã về nhà kiên cố lại nhà cửa phòng khi có bão. Chàng thông báo

cho bà con trong bản chuẩn bị thức ăn dự trữ và sửa lại nhà cửa chắc chắn. Hai ngày sau cơn bão kéo đến nhưng may mắn cho cha con mồ côi và dân bản đã dự đoán được trước nên họ vẫn sống sót qua trận bão. Kể từ đó, đồng bào người Dao thường dựa vào dấu hiệu của thiên nhiên để dự đoán thời tiết.

“Truyện sự tích muỗi, vắt, đỉa” [3, tr.12] lí giải những con vật nhỏ bé

(muỗi, vắt, đỉa...) là mảnh vụn của yêu tinh hóa thành để đi hút máu người. Cuộc sống của người Dao gắn bó nhiều với núi rừng nên những con vật này hoàn toàn quen thuộc đối với họ. Đồng bào Dao khi đi rừng rất sợ gặp phải những con vật này, đây là những loài vật thường bám vào cơ thể người để hút máu. Do đặc điểm nhỏ bé và màu sắc giống cây cối nên những con vật này rất khó phát hiện. Truyện “Vợ chồng tiều phu” [3, tr.14] kể rằng nhiều lần người chồng đi rừng bị muỗi và vắt cắn nên người ngợm đều nổi nốt đỏ, ngứa rát. Nhà nghèo lại không có tiền mời thầy thuốc, thấy chồng ngày đêm gãi ngứa không ngủ được nên cô vợ làm liều lấy ít gạo còn sót lại nấu thành rượu rồi xay gừng bỏ vào. Không ngờ vết muỗi chích trên tay người chồng sưng vù khi được bôi rượu gừng thì dần nhỏ lại và không còn ngứa rát. Mỗi khi người chồng lên rừng lấy củi người vợ lại chuẩn bị cho chồng một ít rượu gừng bôi vào chân tay, gáy và cổ để những con vật như muỗi, vắt khi ngửi thấy mùi nồng và cay của rượu gừng sẽ không dám hút máu người. Từ đó, người Dao đi rừng đều mang bên mình một chai rượu gừng hoặc một nắm lá trầu cay để phòng khi bị muỗi, vắt cắn. Trong cuộc sống, đồng bào dân tộc Dao luôn tìm ra những giải pháp giúp con người vượt qua khó khăn và không phụ thuộc vào thiên nhiên.

Truyện “Sự tích vết nứt trên mai cua” [3, tr.25] kể về câu chuyện gà mái nuôi một đàn gà con rất đông. Ngày ngày phải dẫn con đi kiếm ăn. Gà mái dẫn gà con đi hết quả đồi này đến quả đồi khác mà không đủ kiếm mồi cho con ăn. Gà mái ra sức bới vào cây gỗ mục thì thấy một đàn mối bò ra. Nó bới mạnh vào gốc cây để cho đàn con có đủ mồi ăn đến mức cây gỗ bị đứt hết rễ, lung lay rồi đổ xuống làm cho con sóc trên cây giật mình. Sóc giật mình cắn lung tung làm quả bí trên giàn bị đứt cuống rơi xuống trúng vào lưng trâu mộng. Con trâu mộng đau điếng nhảy xuống

bờ suối gần bãi cỏ, chẳng may dẫm phải một con cua đang bò dưới suối. Con trâu giẫm vào mai cua bẹp dúm lại. Cua đau quá bèn kiện vua Trời. Sau khi trời hỏi tội cua đã kể lại sự tình và gọi gà mái mẹ, quả bí, trâu và sóc lên cho trời hỏi tội. Cuối cùng gà mái mẹ chính là căn nguyên của những hệ lụy khiến mai cua có nhiều vết nứt. Vua trời quát tháo gà mẹ nhưng thấy gà mẹ khóc và đang che chở cho đàn con nên đành tha tội. Gà mẹ cũng chỉ vì lo lắng cho đàn gà con mà ra sức kiếm mồi nên vua trời rủ lòng thương trước tình mẫu tử. Còn “cua” dù rất tức giận nhưng cũng không thể bắt tội gà mẹ, nên bò về trần gian, từ đó cua mang trên mình chiếc mai có nhiều vết nứt.

Truyện “Sự tích củ mài” [3, tr.36] kể về hai vợ chồng nhà nọ rất đông con. Vì toàn là con trai nên chúng mải chơi, không chịu giúp bố mẹ làm việc. Hai vợ chồng một tay làm lụng vất vả trên nương từ sáng sớm đến tối mịt mới về nhà. Bọn trẻ đã lớn nhưng cũng không màng đến việc nhà cửa chỉ rong chơi qua ngày. Thấy vậy, bà mẹ đã vứt hết đồ chơi là con quay của lũ trẻ vào chõ đem đồ trên bếp. Lũ trẻ đi chơi về thấy chõ trên bếp bốc mùi nghi ngút mừng rỡ tưởng là xôi nên gọi nhau cùng ăn. Không ngờ khi đổ ra chỉ toàn con quay, chúng buồn bã rủ nhau vào rừng hái quả để ăn. Chúng đi vào sâu trong rừng và càng đi càng hái được nhiều quả để ăn. Đến tối chúng không thể nhớ được đường về nhà nên đã ở lại khu rừng hái quả ăn qua ngày. Người mẹ đi làm nương về không thấy con nên rất lo lắng, bà đi tìm ở làng bên những cũng không thấy chúng đâu. Cuối cùng, người mẹ đã đồ xôi và thịt gà gói lại và mang vào rừng tìm con. Người mẹ gọi khản cả cổ mà không thấy các con đâu, chỉ nghe tiếng chúng lẫn trong gió nhỏ dần: “Chúng con không về được nữa đâu, mẹ ơi...! [3, tr.36].

Bà mẹ vật vã khóc hối hận vì việc mình đã làm. Bà khóc hết ngày sang đêm, cuối cùng bà khô héo và chết bên tảng đá. Nước mắt của người mẹ chảy xuống tảng đá, từ chỗ có nước mắt của người mẹ thấm xuống đất mọc lên một mầm dây leo. Dây leo mọc lên rất nhanh, lá xanh mướt, dây quấn quýt vào những cây mọc cạnh nó. Người đời sau nhìn thấy loài dây lạ, có người bèn nhổ lên xem thử thì thấy ở dưới gốc có củ vùi sâu vào trong đất. Người ta đào lên

xem thì thấy thứ củ ấy có màu nâu nhạt, ruột trong trắng muốt. Đem về nhà luộc thì thấy bở, ngon và thơm. Mọi người thi nhau vào rừng đào về ăn và đều thấy rất ngon. Từ đó, mỗi khi nhà hết ngô, hết gạo, người ta lại vào rừng đào thứ củ đó về luộc ăn và gọi đó là củ mài.

Bên cạnh những khả năng quan sát các hiện tượng, cùng các loài động thực vật trong thiên nhiên, người Dao còn biết căn cứ theo những biểu hiện của thiên nhiên lặp đi lặp lại hàng năm mà tính thời gian gieo trồng. Theo kinh nghiệm của họ thì khi quả dâu da đút vừa lỗ mũi là thời gian gieo trồng chính đối với cây lúa nương. Khi cây hạt dẻ ra hoa là lúc bắt đầu gieo hạt lúa nương. Khi con ve đen kêu cho biết đã đến mùa làm cỏ. Khi con ve sầu kêu là đã đến mùa thu hoạch.

Trong truyện “Cây thài lài và thần Mặt Trời” [24, tr.25] nêu lên sự tích ngày xưa trên trời có mười hai thần mặt trời chiếu sáng. Ban ngày sức nóng rất ghê gớm, mọi vật chỉ sống được dưới lùm cây hoặc hang đá. Có một nhà nọ gồm hai vợ chồng và hai người con. Họ đi làm nương xa dặn con ở nhà không được mở cửa vì nắng nóng sẽ thiêu chết. Hai người con mải chơi đã đi chơi xa và bị nắng chiếu đến kiệt sức. Ông bố và bà mẹ về nhà thấy con đã chết xót xa và ốm liệt mấy ngày.Sau đó, ông bố đợi sức khỏe hồi phục mài dao, vót cây làm cung tên, ngày đêm luyện tập bắn cung. Hàng ngày ông bố chờ mặt trời lên cao là dương cung bắn. Mỗi ngày bắn rơi một mặt trời, còn lại hai mặt trời sợ quá phải lẩn trốn. Một mặt trời nhô cao hơn đã bị bắn hạ, còn một mặt trời ẩn trong đám cỏ thài lài nên người bố không tìm ra. Cho đến nay người Dao vẫn coi mặt trời đó chính là mặt trời đã chạy trốn. Họ coi cây thài lài là ân nhân của mặt trời và cho rằng loài cây này phơi nắng không bao giờ chết.Người Dao lí giải hiện tượng tự nhiên dựa vào những tích xưa để lại.Một số người dân tộc Dao vẫn quan niệm mặt trời chiếu sáng bây giờ chính là mặt trời đã núp sau đám cỏ thài lài. Vì thế họ luôn tự hào về sức mạnh của dân tộc mình.

Truyện“Cây thài lài và thần Mặt Trời” [24, tr.37] có nội dung gần giống với truyền thuyết Trung Quố “Hậu Nghệ bắn 9 mặt trời”. Truyền thuyết kể rằng Hậu

Nghệ là một người bất tử, đem lòng yêu Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp sống ở Thiên Đình và phục vụ cho Tây Vương Mẫu. Sắc đẹp của Hằng Nga và sự bất tử của Hậu Nghệ đã làm cho một số vị thần tiên khác ghen tỵ và họ đã vu oan một tội lỗi phạm thiên đình cho Hậu Nghệ trước mặt Vua Nghiêu.Hằng Nga và Hậu Nghệ bị đuổi khỏi hoàng cung và phải sống cuộc đời thường dân. Từ đó, cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian.Để đáp lạiVua Nghiêu đã cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn rằng “Tạm thời không được uống hãy bắt đầu cầu nguyện và ăn chay trong một

năm sau đó mới được uống”. Hậu Nghệ làm theo, chàng đem viên thuốc về nhà và

giấu nó ở cái rui trên nóc nhà và tự khổ luyện tinh thần. Được khoảng nửa năm, Vua Nghiêu mời chàng đến kinh thành “chơi”. Hằng Nga ở nhà thì bỗng lưu ý đến một vật sáng lóng lánh trên mái nhà và phát hiện ra viên linh dược, biết là linh dược, nàng đã uống ngay viên thuốc cũng đúng lúc Hậu Nghệ vừa về đến và ngay tức khắc chàng đã biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng tất cả đã quá muộn, Hằng Nga bắt đầu bay về trời. Bấy giờ, có 10 mặt trời cùng lúc tồn tại, cứ một mặt trời thì chiếu một ngày, và cứ thay phiên như vậy trong vòng một ngày. Tuy nhiên, tai họa ập đến, một ngày kia cả 10 mặt trời cùng xuất hiện trong một ngày và đã thiêu cháy hầu hết sinh linh trên mặt đất. Trước hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” trên, Vua Nghiêu đã sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời chỉ để một cái lại chiếu sáng. Có lẽ do đồng bào người Dao sinh sống chủ yếu nơi có biên giới giáp với một số tỉnh của Trung Quốc nên có sự giao thoa văn hóa. Nội dung một số câu chuyện có nét giống nhau và đều lí giải hiện tượng tự nhiên (mặt trời).

Đối với đồng bào dân tộc Dao lý giải các hiện tượng tự nhiên, sự vật, loài vật thể hiện sự am hiểu và khả năng tư duy sáng tạo của người Dao. Họ dựa vào những điều mình đã chiêm nghiệm để giải thích về các sự vật, hiện tượng. Vì thế người Dao thường sử dụng kinh nghiệm đã tích lũy được để ứng dụng vào cuộc sống thực tế. Các hiện tượng tự nhiên là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đối với đời sống thuần nông của đồng bào dân tộc Dao.

Do đặc thù sống trên vùng núi cao nên đồng bào người Dao thường gặp khó khăn khi phải đối phó với thiên tai như hạn hán, lũ quét, sạt lở đất.Đây có

lẽ cũng là lý do khiến người Dao thường phải sống du canh, du cư. Bên cạnh đó, người Dao luôn mong muốn con người có thể chế ngự được thiên nhiên và vượt qua những thử thách do thiên nhiên gây ra.

Trong truyện“Chang Lọ Có và thần Sét” [24, tr.41] khắc hoạ hình ảnh một chàng trai khỏe mạnh phi thường, luôn bênh vực những kẻ yếu. Tuy nhiên chàng rất ghét thần Sét vì thần Sét rất hay mang theo mưa to gió lớn, rung chuyển đất trời.Tuy nhiên, nhờ có thần Sét mà cuối đông người Dao có măng vầu tươi để ăn (tiếng ầm ì và sét đánh làm cho măng vầu ở sâu trong lòng đất xẻ đá ngoi lên). Chang Lọ Có biết thần Sét có tính tốt nhưng muốn cai trị thần Sét. Còn thần Sét thì cho mình là mạnh nhất, không khuất phục ai. Một ngày nọ, Chang Lọ Có muốn quyết chiến với thần Sét, Chang Lọ Có mài dao thật sắc còn thần Sét thì dùng búa lửa. Hai bên giao chiến khiến người dân đều sợ hãi không dám ra ngoài. Sau hai trận đánh thần Sét đã thua bởi rơi vào bẫy lồng mây có phân gà sáp trộn rêu của Chang Lọ Có. Chàng đã nghe theo lời các cụ già trong bản làm bẫy để bẫy thần Sét, quả nhiên đã thành công.

Người Dao tin rằng với sức mạnh của con người có thể đẩy lùi mọi thế lực. Đồng bào Dao chủ yếu sống bằng nghề nông nên thiên nhiên đối với họ rất quan trọng. Họ dựa vào những kinh nghiệm đã kế thừa của người đi trước để đối phó với các hiện tượng tự nhiên khắc nghiệt như mưa lũ, hạn hán…

Trong truyện“Fụ Hây Chấy Mụi và nạn hồng thủy”[24, tr.42] hai anh em Fụ Hây và Chấy Mụi là con của Chang Lọ Có đã từng khiêu chiến với thần Sét ngày trước. Chang Lọ Có sau khi bắt được Thần Sét đã dặn dò hai con ở nhà trông chừng thần Sét không được cho nó uống nước để nó cạn kiệt sức lực khô héo, không chống trả nữa. Chang Lọ Có sẽ đi chợ mua muối về ướp thịt thần Sét. Nhưng không may ở phiên chợ bán rất ít muối, nên Chang Lọ Có phải đợi nhiều phiên chợ qua nhiều ngày mới mua được đủ muối để ướp thịt thần Sét. Ở nhà hai anh em Fụ Hây và Chấy Mụi nghe lời bố không cho thần Sét uống nước nhưng thần Sét dùng lời ngon ngọt nài nỉ nhiều lần nếu không cho nó uống nước thì nó sẽ tắt thở và chết. Hai anh em lo bố về thấy thần Sét chết sẽ hỏi tội nên đã múc tạm cám lợn cho thần Sét uống. Uống xong thần Sét

có thêm sức lực phun mưa gọi gió, bay vút lên trời. Nó cảm ơn hai anh em và dặn từ nay nếu có chim chào mào đậu sau nhà kêu thì hãy làm theo lời con chim dặn. Anh em Fụ Hây, Chấy Mụi lo lắng không ngủ được đêm nghe thấy tiếng chim chào mào đậu sau nhà kêu: “Ngày mai đi cuốc đất, ngày mai đi cuốc

đất.” [24, tr.42]. Hai anh em nghe vậy sáng hôm sau người cầm dao, người cầm

cuốc lên nương. Họ cuốc được một bãi đất trồng bầu. Lao động liên tục nhưng không ai thấy mệt mỏi. Đến đêm con chim chào mào lại tới và dặn: “Hãy chăm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện cổ dân tộc dao (Trang 40 - 50)