Tít được thể hiện bằng cụm từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của tít bài trên báo điện tử vnexpress và dân trí (Trang 33 - 40)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Tít được thể hiện bằng cụm từ

Theo kết quả khảo sát, có 279 tít là cụm từ, trong đó chỉ có 6 tít là cụm từ đẳng lập, 273 tít là cụm từ chính phụ. Trong nhóm các tít là cụm từ chính phụ, số nhiều các tít là danh ngữ và động ngữ, số lần xuất hiện lần lượt là 152 (tít là danh ngữ) và 116 (tít là động ngữ). Tít là tính ngữ ít hơn với số lần xuất hiện là 5.

2.1.2.1. Cụm từ đẳng lập

Có 6 tít là cụm từ đẳng lập (chiếm 0.58%), đó là:

- Cú đấm và nhân phẩm (Trần Văn Phúc, báo điện tử VnExpress, ngày 17/4/2018).

- Rác và bánh pía (Cameron Shingleton, báo điện tử VnExpress, ngày 06/4/2018).

- Tặng gà, dọn rác (Lê Thị Thiên Hương, báo điện tử VnExpress, ngày 25/4/2018).

- Người mẫu “body - painting” và diễn biến cảm xúc trong một ngày làm việc

(Bích Ngọc, báo Dân trí, ngày 27/5/2018).

- Phá án trong 24 giờ, bắt đối tượng kề dao vào cổ cô giáo cướp

tiền,vàng (Đức Văn, báo Dân Trí, ngày 22/5/2018).

Việc sử dụng cụm từ đẳng lập trong việc đặt tít cũng giống như việc sử dụng từ, là rất hiếm. Cụm từ đẳng lập có cấu trúc khá lỏng lẻo, đôi khi thiếu chặt chẽ, thiếu khả năng khái quát đối với nội dung chính cần thông báo. Đây là lý do cụm từ đẳng lập rất hiếm khi trở thành cấu trúc của tít bài. Đặc biệt, ở hai báo điện tử VnExpress và Dân trí, nội dung báo luôn hướng tới sự cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu để tất cả các độc giả có thể nhanh chóng định hình và thấy rõ vấn đề mà mình cần quan tâm thì việc sử dụng cụm từ đẳng lập làm cấu trúc của tít bài là không thật phù hợp.

Mặt khác, cụm từ đẳng lập lại có những ưu điểm như: ngắn gọn, khơi gợi mối quan hệ giữa các đối tượng được nói tới, người tiếp nhận có thể dễ dàng hiểu phần nghĩa hiển ngôn, và có hứng thú tìm hiểu mối quan hệ còn ẩn phía sau. Xét ở một khía cạnh nào đó, độc giả có thể hiểu nội dung và ghi nhớ lâu hơn khi bắt gặp những tít bài là cụm từ đẳng lập. Tuy nhiên, những ưu điểm này là chưa đủ để đáp ứng được các tiêu chí quan trọng của tít bài. Con số

6/1028 tít bài có cấu trúc là cụm từ đẳng lập mà chúng tôi khảo sát được là minh chứng cụ thể cho những nhận định trên.

2.1.2.2. Cụm từ chính phụ a. Danh ngữ

Có 152 tít là danh ngữ, chiếm 14.79%. Có thể thấy, số lượng tít có cấu trúc là danh ngữ tương đối nhiều so với những cấu trúc khác như: từ, cụm từ đẳng lập, tính ngữ,... Bởi lẽ, danh ngữ có khả năng định danh, gọi tên sự vật, hiện tượng vượt trội hơn hẳn so với cụm từ đẳng lập, từ hay tính ngữ. Vì vậy, cấu trúc này được sử dụng khá nhiều trong việc đặt tít bài (chỉ ít hơn tít có cấu trúc là câu trần thuật). Ví dụ:

- Lý lẽ chửi thề (Cameron Shingleton, báo VnExpress, ngày 8/5/2018).

- Căn hộ hơn năm tỉ đồng (của) Giang Hồng Ngọc

(Trần Nhật - Tâm Gia, báo điện tử VnExpress, ngày 18/4/2018).

- Thời trang đồng điệu (của) John Huy Trần (và) bạn đời

(An An, báo điện tử VnExpress, ngày 17/4/2018). - Gia cảnh (của) du học sinh cướp tiền con tướng công an

(Đức Hùng, báo Dân trí, ngày 11/5/2018). - Sự khác biệt (về) tiền tip (ở) Việt Nam (và) thế giới

(Khương Văn, báo điện tử VnExpress, ngày 8/5/2018) - Đáp án bài toán hệ thống liên lạc (trong) pháo đài

- Ngày hội khoa học lớn của học sinh miền Bắc (Phạm Hương, báo điện tử VnExpress, ngày 8/5/2018).

- Biên bản chiến tranh (Đức Hoàng, báo điện tử VnExpress, ngày 14/4/2018).

- Ứng dụng “mặc cả” khi mua hàng của tiến sĩ Oxford (Viễn Thông, báo

Dân Trí, ngày 6/4/2017).

Tít có cấu trúc là danh ngữ của hai báo điện tử VnExpressDân Trí

được cấu tạo từ một danh từ làm trung tâm và thành phần phụ bổ nghĩa cho danh từ đó. Gồm các dạng cụ thể:

+) Danh từ + thành tố phụ: Ví dụ:

- Sự hài lòng ngắn hạn (Hoài Phương, báo điện tử VnExpress, ngày 18/4/2018)

- Căn hộ hơn năm tỉ đồng của Giang Hồng Ngọc (Trần Nhật - Tâm Gia, báo điện tử VnExpress, ngày 18/4/2018).

- Thời trang đồng điệu của John Huy Trần và bạn đời (An An, báo điện tử VnExpress, ngày 17/4/2018).

- Cuộc đời kỳ lạ của người đàn ông cao nhất thế giới (Bích Ngọc, báo

Dân trí, ngày 1/6/2018).

- Đáp án bài toán chuyển tải điện của năm vùng kinh tế (TS. Trần Nam Dũng, báo điện tử VnExpress, ngày 10/5/2018).

+) Thành tố phụ + danh từ + thành phố phụ: Ví dụ:

- Những biểu cảm hài hước (của) các Ma-nơ-canh

- Những sai lầm dễ mắc khi lái xe đi chơi dịp lễ

(Ngọc Điệp, báo điện tử VnExpress, ngày 28/4/2018)

- Những điểm nhấn sau thất bại của MU trước Chelsea ở chung kết FA Cup (H.Long, báo Dân Trí, ngày 20/5/2018).

- Những mẫu xe phong cách “siêu anh hùng” tại Sài Gòn (Phương Linh, báo điện tử VnExpress, ngày 16/4/2018).

Trong các dạng cấu trúc trên, dạng danh từ kết hợp với thành tố phụ sau phong phú hơn cả. Điều này có thể được lý giải rằng: báo điện tử VnExpress

Dân trí đều là báo tiếng Việt, do vậy tít bài trên hai báo này cũng bị chi phối bởi ngữ pháp tiếng Việt. Mà trong ngữ pháp tiếng Việt, danh ngữ thường không phong phú về thành phần phụ trước, thành phần phụ sau thường dài và phong phú hơn. Do vậy, việc sử dụng dạng danh ngữ có cấu trúc “danh từ trung tâm + thành tố phụ sau” sẽ cho hiệu quả cao hơn trong việc giải thích chi tiết và làm nổi bật đối tượng được nói tới ở danh từ trung tâm.

Như vậy, cấu trúc danh ngữ được sử dụng khá nhiều (chỉ đứng sau câu trần thuật) trong các tít bài trên báo điện tử VnExpressDân trí vì nhiều lý do như: có thể sử dụng để gọi tên trực tiếp sự vật hiện tượng, có tính khái quát vấn đề cao nhưng cũng không thiếu sự cụ thể, rõ ràng.

b. Động ngữ

Có 116 tít có cấu trúc là động ngữ, chiếm 11.28%. Tít có cấu trúc là động ngữ trong các tít bài trên báo điện tử VnExpress Dân trí mà chúng tôi khảo sát bao gồm những dạng sau:

+) Động từ + thành tố phụ

- Quấy rối tình dục (Trần Anh Tú, báo điện tử VnExpress, ngày 23/4/2018)

- Uống nước giẻ lau (Jesse Peterson, báo điện tử VnExpress, ngày 7/4/2018)

- Xử trí khi có người bị sốc nhiệt ngày nghỉ lễ

(Thu Hiền, báo điện tử VnExpress, ngày 30/4/2018)

- Giải trình vụ bệnh nhân tử vong sau 2 tiếng tiêm thuốc ở "phòng mạch tư", (Phạm Tâm, báo Dân Trí, ngày 06/06/2018).

- Hướng dẫn mới nhất của Hiệp hội Bơi Mỹ khi thấy người đuối nước,

(Cẩm Tú, báo Dân Trí, ngày 13/06/2018).

- Nghi vấn ô tô bị gài mìn, phát nổ lúc nửa đêm (Giang Chinh, báo điện tử VnExpress, ngày 1/5/2018)

+) Thành tố phụ + động từ + thành tố phụ:

- Suýt mất ngón tay (vì) đeo nhẫn quá chật

(Long Nhật, báo điện tử VnExpress, ngày 23/4/2019). Có thể thấy, tít có cấu trúc là động ngữ (chiếm 11.28%), ít hơn tít có cấu trúc là danh ngữ (chiếm 14.79%) không đáng kể, nhưng khá nhiều so với tít có cấu tạo là cụm từ đẳng lập (chiếm 0.58%) và tính ngữ (chiếm 0.49%). Do khả năng khái quát vấn đề hay gọi tên sự vật hiện tượng của động ngữ không bằng danh ngữ nên tít bài có cấu trúc là động ngữ ít hơn danh ngữ. Ở một khía cạnh khác, việc mô tả những diễn biến, những thay đổi của sự vật hiện tượng hay những hoạt động mang tính thời sự của con người cũng là nhiệm vụ quan trọng của hai báo điện tử VnExpress Dân trí. Vì vậy, tít bài có cấu trúc là động ngữ cũng được sử dụng khá nhiều trên hai báo này (chỉ ít hơn tít có cấu trúc là câu trần thuật và danh ngữ).

Ở nhóm tít bài có cấu trúc là động ngữ, tít có dạng “động từ + thành tố phụ” hoàn toàn chiếm ưu thế so với tít bài có dạng “thành tố phụ + động từ +

thành tố phụ”. Trong 116 tít có cấu trúc là động ngữ chỉ có 1 tít ở dạng “thành tố phụ + động từ + thành tố phụ”. Có thể lý giải rằng: kiểu kết cấu “động từ + thành tố phụ” có khả năng hơn trong việc gây ấn tượng với người đọc, đồng thời có thể làm nổi bật hoạt động/ diễn biến sự việc/ trạng thái tâm lý của đối tượng mà tác giả đề cập ở phần nội dung. Các động từ ưa dùng ở hai báo này thường mang tính gần gũi với các hoạt động đời sống như: tranh luận, phản ứng, đầu tư, xịt, rửa, đề xuất, uống, quấy rối… Có thể nói các tít bài có cấu trúc là động ngữ đã khá thành công trong việc thu hút sự quan tâm của độc giả và khái quát nội dung bài viết đề cập tới.

c. Tính ngữ

Kết quả khảo sát cho thấy có rất ít tít được thể hiện bằng tính ngữ (5/1028 tít bài có cấu trúc là tính ngữ, chiếm tỉ lệ 0.49%). Có thể thấy, tít bài có cấu trúc là tính ngữ ít hơn rất nhiều so với tít bài có cấu trúc là danh ngữ, động ngữ. Do tính ngữ có ý nghĩa chỉ đặc điểm, tính chất, thường giữ vai trò là thành tố phụ cho động từ và danh từ. Chúng không có khả năng định danh sự vật, hiện tượng, khái quát vấn đề hay mô tả diễn biến của sự vật hiện tượng, tức không có khả năng thực hiện nhiệm vụ phổ biến của tít báo điện tử, vì vậy tính ngữ không phải là một lựa chọn lí tưởng cho các tác giả khi đặt tít cho bài báo của mình.

Ví dụ:

- Tự do thông tin (Ciles Lever, báo VnExpress, ngày 2/5/2018)

- Khốn cùng cảnh vợ ôm con bại não vào viện chăm chồng…viêm não

(Hoàng Lam, báo Dân trí, ngày 4/6/2018) - Lạ lùng gái Nhật chi tiền triệu để được mất trinh

- Đáng thương cảnh chồng bị tai nan,vợ ôm tiền bồi thường bỏ đi biệt tích.

(Phạm Tâm, báo Dân Trí, ngày 24/5/2018). Tít có cấu trúc là tính ngữ ở cả hai báo VnExpressDân trí mà chúng tôi khảo sát chỉ tồn tại ở một dạng là: tính từ + thành tố phụ.Trong tiếng Việt, tính từ thường giữ vai trò là thành tố phụ cho động từ và danh từ; khả năng định danh, khái quát vấn đề hay mô tả diễn biến của sự vật hiện tượng ở các tít bài có cấu trúc là tính ngữ rất hạn chế. Đôi khi, tít bài có cấu trúc là tính ngữ khó hiểu và dài dòng. Đây là lý do vì sao tít bài có cấu trúc là tính ngữ có số lượng ít.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của tít bài trên báo điện tử vnexpress và dân trí (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)