Nội dung phản ánh suy nghĩ, đánh giá của người viết trên báo điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của tít bài trên báo điện tử vnexpress và dân trí (Trang 67)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Nội dung phản ánh suy nghĩ, đánh giá của người viết trên báo điện tử

VnExpress và Dân trí

Kết quả điều tra cho thấy 81/1028 tít bài trên báo điện tử VnExpress

Dân trí có nội dung phản ánh suy nghĩ, đánh giá của người viết về thực trạng, thực tại. Nội dung những tít bài ở dạng này thể hiện những trạng thái cảm xúc, tâm lý và cả những suy luận mang tính cá nhân của người phát ngôn nhằm thu hút sự chú ý, tạo hiệu ứng lây lan cảm xúc hay đánh thức sự tò mò của độc giả. Ở hai báo điện tử VnExpress Dân trí, những tít bài chứa nội dung phản ánh suy nghĩ, đánh giá của người viết chủ yếu được cấu trúc bằng những câu cảm thán, câu cầu khiến, câu hỏi hoặc đôi khi là trích dẫn nguyên văn phát ngôn của nhân vật trong bài. Số ít là câu trần thuật hoặc cụm từ chính phụ. Nội dung phản ánh suy nghĩ, đánh giá của người viết đối với thực trạng, thực tại ở câu trần thuật hoặc cụm từ chính phụ thường được biểu hiện trực tiếp qua những động từ chỉ trạng thái tâm lý; hoặc những động từ chỉ hành động ép buộc của người bị lên án, hoặc hành động tiếp nhận bị động của nạn nhân...

Ví dụ: “Dâm phụ lẳng lơ nhất màn ảnh” bắt trợ lý quỳ xuống cầm ô che nắng? (Mai Mai, báo Dân trí, ngày 25/5/2018).

Ở tít bài này, người viết đã cho thấy suy nghĩ, đánh giá của mình về hành động “bắt trợ lý quỳ xuống cầm ô che nắng” của nhân vật “Dâm phụ lẳng lơ nhất màn ảnh”. Người viết sử dụng động từ “bắt”, ý muốn nói rằng đây là hành động ép buộc. Tác giả không gọi tên nhân vật mà gọi nhân vật bằng biệt danh “Dâm phụ lẳng lơ nhất màn ảnh” một phần để gây chú ý cho độc giả, một phần cũng thể hiện thái độ thiếu thiện cảm cảm của mình về nhân vật này. Dạng câu hỏi được tác giả sử dụng để thể hiện sự khó hiểu về cách cư xử đối với cấp dưới của một người nổi tiếng.

Ví dụ 2: Hàng nghìn người rước họa vào thân khi dụ kangaroo ăn (Vân Phạm, báo điện tử VnExpress, ngày 3/5/2018).

“...Mỗi tuần, hàng nghìn khách kéo tới bệnh viện Morisset, phía nam Lake Macquarie, cách thành phố Sydney gần 2 tiếng đi xe, để ngắm nhìn những đàn kangaroo bên triền cỏ. Mặc dù bên đường có biển cảnh báo khách du lịch không cho kangaroo ăn, nhiều người vẫn phớt lờ, dẫn tới hậu quả đáng tiếc, Telegraph đưa tin ngày 2/5.

Shane Lewis, tài xế xe buýt chở khách du lịch, chia sẻ với ABC News: “Mỗi ngày đều có người bị kangaroo đá hay cào cấu. Một phụ nữ từng phải khâu 17 mũi trên mặt, từ trán xuống cằm”.

Shane cho biết, du khách thường dùng đồ ăn, đặc biệt là cà rốt, để dụ con vật. “Những con kangaroo này đón ít nhất 2.000 du khách mỗi tuần và chúng không cần 2.000 củ cà rốt, quả chuối, mẩu bánh mì, khoai tây chiên hay bánh quy”, ông khẳng định.”

Andrew Daly, quản lý động vật trong vườn thú Reptile Australia, khẳng định những con kangaroo sẽ trở nên hung dữ hơn nếu được cho ăn cà rốt mỗi ngày. “Chúng có thể đá, cào cấu và gây thương tích, đặc biệt khi đòi những thứ đồ ăn chúng thích hoặc nghiện”, Andrew nhận định.

Hầu hết những con kangaroo lành tính và sợ con người theo bản năng, song chúng có thể gây nguy hiểm khi cảm thấy bị đe dọa. Tháng 1/2017, một người Australia phải làm phẫu thuật khẩn cấp vì bị kangaroo tấn công khi chạy bộ ở ngoại ô Melbourne...”

Đọc tít bài, có thể thấy người viết đánh giá về hành động cho kangaroo ăn là hành động “rước họa vào thân”. Tại sao việc cho kangaroo ăn lại là hành động “rước họa vào thân” đã được người viết nêu rõ ở phần nội dung bài báo: 1. Du khách cho kangaroo có thể bị kangaroo tấn công, đã có biển cảnh báo khách du lịch về điều này; 2. Nhiều người vẫn phớt lờ những lời cảnh báo; hậu

bị thương nặng. Xâu chuỗi lại, trước thực tế nhiều người biết trước sự nguy hiểm của việc cho kangaroo ăn nhưng vẫn cố ý làm, người viết đã cho rằng đây là hành động đáng trách, tự “rước họa vào thân”.

Ví dụ 3: Nghẹn ngào cảnh hai vợ chồng ung thư chăm nhau trong nước mắt (Phạm Oanh, báo Dân trí, ngày 18/5/2018)

Chị lại đau, những cơn đau như muốn xé toang cả cơ thể nhưng vẫn phải gắng gượng húp thìa cháo bởi chị còn muốn được về nhà để gặp các con. Căn bệnh ung thư xương hàm đã di căn hành hạ, khiến chị tiều tụy, xác xơ nhưng chị không dám kêu nhiều bởi chồng cũng đang vật lộn với căn bệnh ung thư hạch.

Ghị lại đau, những cơn đau như muốn xé toang cả cơ thể nhưng vẫn phải gắng gượng húp thìa cháo bởi chị còn muốn được về nhà để gặp các con. Căn bệnh ung thư xương hàm đã di căn hành hạ, khiến chị tiều tụy, xác xơ nhưng chị không dám kêu với thị lại đau, những cơn đau như muốn xé toang cả cơ thể nhưng vẫn phải gắng gượng húp thìa cháo bởi chị còn muốn được về người đi chẳng ngay vì chị chẳng có tiền để điều trị tiếp nên cùng đường, không thấy ánh sáng ở lối ra.

“Em có nghe thấy chị nói không? Chị bị khít hàm, rồi trải qua nhiều cuộc phẫu thuật, cắt hàm, cắt 1 phần lưỡi nữa. Giờ trong miệng chị toàn có đinh, ốc vít thôi nên khó nói và nói cũng đau lắm. Anh nhà chị bị ung thư hạch từ năm 2015, hiện anh xạ trị và truyền hóa chất, đến năm 2017 thì chị bị ung thư xương hàm nên phải đi viện”

Chị Vân chậm rãi, nói khe khẽ để chúng tôi có thể lắng nghe được nhưng quả thực phải nhờ đến sự “phiên dịch” của chồng chị là anh Phạm Văn Trung thì câu chuyện mới hiểu hết được. Trải qua nhiều cuộc phẫu thuật khiến cả phần hàm của chị bị xẻ dài từ môi kéo đến tận tai. Dưới phần chân trái, còn lõm hẳn 1 mảng xương thịt vì phải lấy xương ghép vào hàm, còn phần thịt ghép làm lợi giả. Những đau đớn về thể xác đã vậy, nhưng điều khiến chị thực sự lo

lắng là hai con nhỏ, Thủy và Sơn hiện đang phải nương nhờ cụ 90 tuổi ở nhà chăm sóc.

“Ở nhà vất vả lắm em ạ. Con anh một đứa 10 tuổi, 1 đứa lên 5 hiện đang ở nhà với cụ để cụ chăm. Anh thì phải truyền 8 đợt hóa chất rồi, giờ đang tạm nghỉ để lên chăm chị. Đáng ra chị sẽ không bị nặng như thế này nếu như lên viện kiểm tra ngay cái ngày thấy hàm bị khít và nói khó. Nhưng ở nhà chị còn mải đi chợ, bán hoa quả để kiếm tiền cho anh điều trị ở trên viện, mãi sau này đau quá mới chịu đi em ạ”- Anh Trung ngậm ngùi nhìn vợ trải lòng.

Anh bệnh, cái tin như án tử đối với 3 mẹ con chị Vân. Nhưng không đầu hàng, người phụ nữ tảo tần sớm hôm làm đủ mọi việc để vừa lo tiền chữa trị cho chồng, vừa cơm cháo cho 2 con. Những ngày đó, với anh Trung, đớn đau anh không ngại bởi ở nhà có vợ và con đều mong mỏi anh trở về sau mỗi lần điều trị. Vậy mà ông trời không tha, bắt chị Vân bị bệnh nốt, căn bệnh ung thư đã di căn khiến chị kiệt quệ và chẳng còn sức lực.

Những ngày điều trị ở trên bệnh viện, chị Vân nóng lòng như có lửa đốt bởi tiền không vay tiếp được, mà các con lại thiếu thốn đủ đường ở nhà. Tâm sự với chồng việc cho chị về nhà không điều trị nữa nhưng anh Trung không làm được. Anh bảo: “Lúc anh đớn đau nhất thì cô ấy làm đủ mọi cách để anh được chữa trị, giờ đến lượt cô ấy bệnh thì anh lại phải đầu hàng. Về nhà không điều trị là đồng nghĩa với cái chết nên anh không làm được em ạ”.

Cảm thông trước hoàn cảnh bi đát của vợ chồng chị Vân, chị Ngô Thị Hồng Nhâm - Cán bộ phòng Công tác xã hội, bệnh viện K Tân Triều ái ngại: “Trước khi chị Vân chuyển về viện K điều trị thì chị đã phải trải qua các cuộc phẫu thuật rất đau đớn và khó khăn tại bệnh viện Việt Đức với chi phí tốn kém. Bản thân chị bị bệnh đã là rất khổ rồi, chồng cũng đang đối mặt với tử thần nên càng bĩ cực hơn. Về phía khoa, phòng, bệnh viện chúng tôi sẽ cố gắng giúp đỡ bệnh nhân trong khả năng có thể và cũng mong muốn được bạn đọc báo điện tử Dân Trí hỗ trợ cho chị”.

Không biết bản thân sẽ còn kéo dài được bao lâu nhưng chị Vân khao khát được sống, được hít thở bầu không khí hàng ngày để được nhìn thấy các con nhiều hơn. Căn bệnh như án tử buộc cả hai vợ chồng đều phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ… lỡ một mai ngủ rồi chẳng còn tỉnh dậy được nữa. Đến lúc ấy, các con sẽ ra sao, anh chị cũng không biết nữa, chỉ biết rằng nếu như có thế thì dù ở thế giới bên kia anh chị cũng chẳng thể yên lòng.

Thông qua tít báo trên độc giả biết được thái độ “nghẹn ngào” của người viết báo đối với hoàn cảnh éo le của cặp vợ chồng bị ung thư. Trong gia đình, có một người mắc bệnh ung thư đã là cả một nỗi bất hạnh lớn. Ở đây, cả vợ và chồng đều mắc căn bệnh quái ác đó, con lại nhỏ dại, phải nhờ cụ già yếu. Phần nội dung của bài viết đã nêu cụ thể, chi tiết hoàn cảnh khó khăn của hai vợ chồng, đồng thời đề cao tinh thần yêu thương chăm sóc đùm bọc lẫn nhau cũng như ý chí nghị lực phi thường của hai vợ chồng chị. Bài viết đã thể hiện cảm xúc xót xa, sự khâm phục, yêu thương và mong muốn tốt đẹp của tác giả với vợ chồng chị Vân. Nó đã tạo nên sự đồng cảm sâu sắc của độc giả đối với tác giả và nhân vật trong bài báo. Những đồng cảm này có thể chuyển thành hành động giúp đỡ để vợ chồng chị Vân phần nào với đi gánh nặng cuộc đời trong cơn hoạn nạn.

Như vậy, nội dung những tít bài ở dạng này đã thể hiện những trạng thái cảm xúc, tâm lý và cả những suy luận mang tính cá nhân của người viết nhằm thu hút sự chú ý, tạo hiệu ứng lây lan cảm xúc hay đánh thức sự tò mò của độc giả.

3.2.Đánh giá chung về nội dung của tít bài trên báo điện tử VnExpress Dân trí 3.2.1. Ưu điểm về nội dung của tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân trí

a. Tít bài có tính thông tin cao

Đưa thông tin một cách chính xác là ưu điểm của hầu hết các tít bài trên hai báo điện tử VnExpressDân trí. Ưu điểm này xuất phát từ việc tít bài đã

phản ánh đúng thời gian, địa điểm, diễn biến, nguyên nhân của sự việc hiện tượng được đề cập. Chỉ cần đọc qua những tít bài này, người đọc có thể nắm được những thông tin quan trọng của nội dung bài báo như: Chuyện gì xảy ra? Xảy ra ở đâu? Xảy ra khi nào? Liên quan đến ai? Diễn biến như thế nào?...

- Australia chi gần nửa tỷ USD để bảo vệ và phục hồi san hô (Đoàn Dương, báo điện tử VnExpress, ngày 1/5/2018).

Đọc tít bài trên, người đọc dễ dàng có được những thông tin cơ bản về nội dung của bài báo. Như chuyện gì xảy ra? (Australia chi gần nửa tỉ USD); Ở đâu? (Tại Australia); Nội dung của việc chi tiền? (Bảo vệ và phục hồi san hô).

Ví dụ: Nhiều hộ dân ở Nghệ An nhận hóa đơn tiền nước máy cả chục triệu đồng (Hải Nguyễn, báo điện tử VnExpress, ngày 27/4/2018).

Qua tít bài, độc giả có được những thông tin cơ bản nhất về nội dung của bài báo. Chỉ cần đọc tít bài độc giả có thể biết chuyện đang xảy ra với ai (Nhiều hộ dân ở Nghệ An), chuyện gì? (nhận hóa đơn tiền nước máy);có gì đặc biệt trong câu chuyện ấy? (hóa đơn tiền nước lên đến cả chục triệu đồng)

Ví dụ 1b: Hàn Quốc phóng hơn 360 tên lửa, phô trương sức mạnh

(Trọng Giáp, báo điện tử VnExpress, ngày 4/4/2017)

Tít báo trên đã đáp ứng được tính chất cơ bản của một tít báo: tính thời sự, tính thông tin. Chỉ cần lướt qua tít báo, độc giả đã có những thông tin cơ bản chính của nội dung bài báo.

Ai? (Hàn Quốc), Làm gì? (phóng tên lửa), Số lượng? (hơn 360), Có mục đích gì? (phô trương sức mạnh).

Ví dụ1c : Hơn 122 triệu đồng đến với bé Diệp Chi 3 tuổi bị viêm não (Phạm Oanh, báo Dân trí, ngày 22/5/2018)

Tít báo trên cung cấp cho bạn đọc thông tin một cách chi tiết, cụ thể ngắn gọn nhất. Số tiền (hơn 122 triệu đồng) của các nhà hảo tâm đã được trao cho bé Diệp Chi. Tại sao bé lại nhận được số tiền đó? Vì bé không may mắc bệnh

“viêm não”. Bằng cách đặt tít như vậy, tác giả bài báo đã giúp độc giả nắm được những thông tin cơ bản nhất về một việc làm có ý nghĩa, mang tính nhân văn cao, lan truyền tinh thần“lá lành đùm lá rách”cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra tít báo cũng tạo sự tò mò cho độc giả tiếp tục đọc nội dung cụ thể của bài báo, để trả lời cho những câu hỏi như, bé Diệp Chi là ai? Tại sao mới 3 tuổi đã mắc căn bệnh hiểm nghèo như vậy? Những nhà hảo tâm giúp đỡ em là ai?...

Có thể thấy những tít bài trên đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin nhằm đáp ứng được nhu cầu thông tin của người đọc. Trong thực tế, khi lượng thông tin trong một ngày khá nhiều thì điều tối quan trọng với một tít bài là phải đưa ra được thông tin mới nhất, nhanh nhất. Việc đặt tít bài có chứa thông tin rõ ràng sẽ giúp người đọc dễ tiếp thu, dễ hiểu, không tốn thời gian tìm kiếm thông tin muốn biết. Có thể nêu thêm một số tít bài như sau:

- Hà Nội: Trường THPT chuyên đầu tiên công bố điểm chuẩn (Mỹ Hà,

báo Dân trí, ngày 12/6/2018)

- Trường ĐH ngoài công lập đầu tiên ở TPHCM được đào tạo ngành Y đa khoa(Lê Phương, báo Dân trí, ngày 7/6/2018)

- Hữu Thắng thay Công Vinh làm chủ tịch CLB bóng đá TPHCM (Trọng Vũ, báo Dân trí, ngày 24/5/2018)

- Apple đổi công nghệ sản xuất nhôm cho iPhone, MacBook (Mai Anh, báo VnEpress, ngày 15/3/2018)

- Hà Lan tạo ra phôi thai không cần trứng và tinh trùng (Phương Hoa, báo VnEpress, ngày 2/5/2018)

….

b. Tít bài mới mẻ, thiết thực, hấp dẫn

Sự thiết thực, mới mẻ, hấp dẫn cũng là một trong những điểm cộng của tít bài trên báo điện tử VnExpressDân trí xét về phương diện nội dung. Ở những tít bài này thường tập trung làm nổi bật tính hấp dẫn, gợi sự tò mò của

người đọc; bởi vậy, trong tít bài người viết đưa ra những thông tin được nói tới trong bài một cách khái quát nhất.

Ví dụ: Nợ công cao, chi trả nợ tăng nhanh hơn tăng trưởng kinh tế: Bộ Tài chính nói gì? (Nguyễn Mạnh, báo Dân trí, ngày 25/5/1918).

Đọc tít bài trên, người đọc có thể hình dung được vì bối cảnh tài chính kinh tế của đất nước đang có dấu hiệu thiếu tích cực và Bộ Tài chính cần lên tiếng. Nhưng Bộ Tài chính phát ngôn ra sao; phát ngôn theo hướng xoa dịu dư luận, trình bày lí do và đưa ra phương hướng khắc phục nợ xấu hay phủ nhận dư luận... thì người đọc buộc phải tiếp cận nội dung bài viết mới có được câu trả lời.

Ví dụ: Muốn gặp lại người con trai trong rạp chiếu phim nửa năm trước

(Phượng, báo điện tử VnExpress, ngày 28/4/2018).

Có thể thấy, khi đọc tiêu đề trên, bạn đọc không hình dung ngay được vấn đề người viết muốn phản ánh là gì: Người con trai được nhắc đến là ai? Người con trai này như thế nào? Ai muốn gặp lại người con trai? Tại sao muốn gặp lại? Một loạt những câu hỏi được bạn đọc đặt ra ngay khi tiếp xúc với tít bài, nó thôi thúc người ta phải đọc tiếp nội dung bài báo để lý giải được những thắc mắc của mình. Không thể phủ nhận rằng đây là tít bài hấp dẫn bởi khả năng kích thích trí tò mò của người đọc.

Nhắc đến tính mới mẻ, thiết thực, hấp dẫn cũng cần kể đến những tít bài như: Ví dụ 3a: Bong bóng đại học (Cameron Shingleton, báo điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của tít bài trên báo điện tử vnexpress và dân trí (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)