Tít được thể hiện bằng câu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của tít bài trên báo điện tử vnexpress và dân trí (Trang 40)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Tít được thể hiện bằng câu

Kết quả khảo sát cho thấy có 696/1028 tít (chiếm 67.7%) là câu. Như vậy, tít báo có dạng câu nói chung là cấu trúc đắc dụng trong việc đặt tít bài ở hai báo điện tử VnExpressDân trí. Nhưng bởi mục đích sử dụng và ý đồ của người viết cũng như nội dung phản ánh đa dạng nên số lần xuất hiện của các kiểu câu được biểu hiện qua các tít bài là không giống nhau, kết quả khảo sát đã được trình bày ở bảng 2.1.

2.1.4.1. Câu phân loại theo cấu tạo a. Câu đơn

Có 643/1028 tít bài là câu đơn, chiếm 62.54%. Đây là cấu trúc câu được sử dụng nhiều nhất trong việc đặt tít bài. Ví dụ:

- Giá vàng giảm trước áp lực đồng USD mạnh

(Lệ Chi, báo điện tử VnExpress, ngày 15/3/2017).

- Nợ xấu ACB thấp nhất 5 năm

- VIB nhận hai giải thưởng quốc tế về ngân hàng điện tử

(Thanh Thư, báo điện tử VnExpress, ngày 20/3/2017)

- Thủ lĩnh giấu mặt của IS /điều khiển chiến dịch bí mật

(Cao Lực, báo Dân Trí, ngày 20/5/2018).

- Báo phương Tây /chỉ trích tổng thống Putin không thắt dây an toàn khi lái xe (Thành Đạt, báo Dân Trí, ngày 17/5/2018).

b. Câu ghép

Có 30/1028 tít bài (chiếm 2.92%) là câu ghép. Xét ở phương diện hình thức, cấu trúc tít là câu ghép này ít hơn rất nhiều so với câu đơn, danh ngữ, động ngữ; nhưng nhiều hơn những cấu trúc khác như tính ngữ, cụm từ đẳng lập. Một vài ví dụ về tít có cấu trúc là câu ghép như sau:

- 5 bị cáo trắng án bữa cơm ngon nhất đời

(Ngân Nga, báo Dân trí, ngày 9/6/2018).

- Hai bé song sinh ngộ độc thịt cóc, một trường hợp tử vong

(Hồng Hải, báo Dân trí, ngày 3/6/2018).

- Nếu nhà trên 700 triệu đồng phải đóng thuế, tôi đành ở trọ suốt đời

(Binh Dinh, báo điện tử VnExpress, ngày 15/4/2018).

- 4 tỉnh kết nối mạng nhà thuốc ngăn việc bán thuốc không kê toa

(Nam Phương, báo điện tử VnExpress, ngày 3/5/2018).

c. Câu phức thành phần

Có 23/1028 tít bài là câu phức thành phần, chiếm 2.24%. Số lượng tít bài có cấu trúc là câu phức ít hơn nhiều so với cấu trúc là câu đơn (62.54%) và câu ghép (2.92%). Một vài ví dụ về tít bài có cấu trúc là câu phức như sau:

(Quỳnh Trang, báo điện tử VnExpress, ngày 19/4/2018).

- Thêm một dự án của Hải Phát khiến cư dân bức xúc vì hàng loạt bất cập

(Nguyễn Mạnh, báo Dân trí, ngày 5/6/2018).

- Bức ảnh bà ngoại bịn rịn chia tay cháu khiến cô gái nào lấy chồng xa cũng chạnh lòng (Hà Linh, báo Dân trí, ngày 17/5/2018).

- Mẹ kế thông minh trị con chồng hay ăn trộm tiền khiến ai cũng tâm phục, khẩu phục (Theo TrangDân Việt, báo Dân trí, ngày 16/5/2018).

- Tôi vất vả mua đi bán lại không bằng cậu em ngồi yên hưởng đất tăng giá (Phạm Minh Tuấn, báo điện tử VnExpress, ngày 2/5/2018)

2.1.4.2. Câu phân loại theo mục đích phát ngôn a. Câu trần thuật

Có 625/1028 tít bài là câu trần thuật, chiếm 60.8% tổng số tít báo. Đây là dạng câu được sử dụng nhiều nhất cho việc đặt tít bài trên hai báo điện tử

VnExpress Dân trí xét ở phương diện chức năng. Rõ ràng, tít bài là câu trần thuật ở hai báo điện tử VnExpress Dân trí dù chưa thực sự ấn tượng nhưng có thể thực hiện tốt nhiều vai trò mà những cụm từ chính phụ đứng độc lập không thể làm được. Có thể phân tích một vài ví dụ để thấy rõ điều này.

- Quan hệ Nga - Mỹ có thể đang tệ hơn thời chiến tranh lạnh (Vũ Phong, báo điện tử VnExpress, ngày 1/4/2017)

- Cựu binh Thế chiến II chuyển giới thành phụ nữ ở tuổi 90 (Anh Ngọc, báo điện tử VnExpress, ngày 29/3/2017).

- Bé gái 8 tháng tuổi bị thanh sắt văng xuyên sọ (Khánh Chi, báo điện tử

VnExpress, ngày 2/5/2018).

- Mải kiếm tiền thời sinh viên, tôi giờ thua kém vợ nhiều lần (Quốc Đại, báo điện tử VnExpress, ngày 14/4/2018).

- Chó mẹ sinh non ngắm đàn con qua lồng ấp (Phương Hoa, báo điện tử

VnExpress, ngày 25/4/2018).

....

Có thể thấy, những tít bài có cấu trúc là câu được sử dụng ở báo điện tử

VnExpress Dân trí hầu hết có chủ ngữ là danh từ hoặc đại từ giúp định danh con người, sự vật, hiện tượng; kết hợp với vị ngữ có sự xuất hiện của động từ là thành tố trung tâm giúp cụ thể những trạng thái tâm lý, hoạt động hay hướng chuyển biến của con người sự vật, hiện tượng; hoặc kết hợp với vị ngữ có sự xuất hiện của tính từ là thành tố trung tâm giúp làm rõ đặc điểm tính chất của con người, sự vật, hiện tượng đã nêu ở chủ ngữ. Những yếu tố này đủ để tạo ra một tít bài rõ ràng, dễ hiểu, chính xác. Bản thân những con người, sự vật, hiện tượng được nói đến mỗi ngày ở báo điện tử VnExpress và báo Dân trí đều là những chủ thể mang tính thời sự, thậm chí là hiện tượng “hot” mà công dân Việt Nam ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề đều quan tâm. Vì vậy, tít bài ở hai báo này chỉ cần nói trúng, nói trung thực và dễ hiểu vấn đề sẽ được trình bày ở phần nội dung đã là thành công. Về nhiệm vụ này, tít bài có cấu trúc là câu trần thuật dường như đắc dụng hơn cả. Trong những tít bài là câu trần thuật trên, các tác giả truyền tải thông tin như một sự xác nhận về hiện thực khách quan, các từ ngữ cũng vì vậy mà mang màu sắc trung tính nhằm thể hiện sự khách quan nghiêm túc.

b. Câu nghi vấn

Có 55/1028 câu nghi vấn, chiếm tỉ lệ 5.35% tổng số tít báo. Trong nhóm những tít bài có cấu trúc là câu, số lượng câu nghi vấn ít hơn câu trần thuật nhưng nhiều hơn câu cầu khiến, câu cảm thán. Ví dụ:

- Giải cứu đến năm nào (Trần Ban Hùng, báo điện tử VnExpress, ngày 10/5/2018).

- Tại sao chồng chưa mọc sừng? (Bác Bá Phi, báo điện tử VnExpress, ngày 10/05/2018).

- Thương lái Trung Quốc mua rễ hồ tiêu ở Đồng Nai làm gì? (Quốc Anh, báo điện tử VnExpress, ngày19/5/2018).

- Người trẻ đi xuất khẩu lao động thì tăng tuổi nghỉ hưu để làm gì?(Thượng Văn Hải, báo điện tử VnExpress, ngày 25/4/2018).

- Chủ tịch VFF nói gì về vụ việc của ông Nguyễn Xuân Gụ? (T.L, báo

Dân trí, ngày 28/5/2018).

Trong số rất nhiều những tờ báo mạng hiện nay thì báo điện tử VnExpress

Dân trí là hai tờ báo đang đứng đầu về hình thức diễn đàn bạn đọc. Một trong những yếu tố tạo nên sức hút ở hai trang báo này là việc tổ chức diễn đàn bạn đọc rất cập nhật và hợp lý. Tại đó, bạn đọc có thể ý đóng góp ý kiến và phản hồi các thông tin trong nước và quốc tế mà báo đưa tin. Vì vậy, việc sử dụng các câu nghi vấn để đặt tít báo là một chiến thuật khôn khéo của tác giả. Bởi lẽ, nó không những giúp phát triển hình thức diễn đàn bạn đọc mà còn gợi ra sự suy tưởng của độc giả, kích thích độc giả phải tìm hiểu nội dung bài viết nhằm thỏa mãn sự tò mò. Mặc dù chỉ chiếm 5.35% tỉ lượng tít bài nhưng những điểm mạnh của dạng tít bài này là điều không thể phủ nhận.

c. Câu cảm thán

Có 9/1028 tít bài ở dạng câu cảm thán, chiếm tỉ lệ 0.86%. Con số này cho thấy câu cảm thán không phải dạng cấu trúc đắc dụng trong việc đặt tít bài. Một vài ví dụ như sau:

- Thương thương cái bản kê khai...! (Bùi Hoàng Tám, báo Dân trí, ngày 3/6/2018).

- “Giá trời bắt mẹ chết đi, còn hơn sinh ra các con phải khổ như này !”(Phạm Oanh, báo Dân trí, ngày 23/05/2018).

- Cảm ơn cô giáo đầu tiên của con! (Thanh Thanh, báo Dân trí, ngày 9/6/2018).

- “Những người thích đùa” với cả Quốc hội (Bùi Hoàng Tâm, báo Dân trí, ngày 18/5/2018).

Có thể thấy, kiểu tít bài là câu cảm thán có thể trực tiếp bộc lộ được tâm tư, nguyện vọng của tác giả về những vấn đề được bàn và dạng tít bài này cũng ít nhiều có khả năng khiến bạn đọc đồng cảm với tâm tư của người viết. Nhưng xét ở một góc độ khác, những ưu điểm vừa nêu lại đồng thời là hạn chế của kiểu tít bài này. Như đã nói, những thông tin ở báo điện tử VnExpress

Dân trí đưa ra, trước hết phải đảm bảo trung thực, khách quan, thời sự. Trong khi đó, tít bài là câu cảm thán lại chiếm quá nhiều phần cảm xúc cá nhân, tính khách quan ở dạng tít này không được đánh giá cao. Điều đó giúp giải thích vì sao tít bài là câu cảm thán chiếm số lượng rất ít ở hai báo điện tử VnExpress

Dân trí.

d. Câu cầu khiến

Có 7/1028 tít bài là câu cầu khiến, chiếm 0.68%. Ví dụ:

- Yêu cầu doanh nghiệp xin lỗi, bồi thường du khách sau "chuyến đi kinh hoàng" của khách Tây (Hà Trang, báo Dân trí, ngày 21/5/2018).

- Đừng xem xe Porsche như một món đầu tư (Lạc Diệp, báo Dân trí, ngày 1/6/2018).

- Hãy cho các cầu thủ tận hưởng sự nổi tiếng để kiếm tiền (Ca sĩ Hoàng Bách, báo điện tử VnExpress, ngày 24/4/2018).

- Người đi ô tô làm ơn đừng bóp còi, bật đèn pha vô tội vạ (Thành Được, báo điện tử VnExpress, ngày 23/4/2018).

Có thể thấy tít bài ở dạng câu cầu khiến thể hiện nội dung mang tính gợi dẫn, khuyên bảo, phù hợp với nhiệm vụ định hướng dư luận. Đây được coi là thế mạnh của dạng tít bài này. Tuy nhiên, điểm mạnh này chưa đủ để câu cầu khiến trở thành cấu trúc đắc dụng cho việc đặt tít bài ở hai báo điện tử

2.2. Đánh giá chung về hình thức của tít bài trên báo điện tử VnExpress

Dân trí

2.2.1. Ưu điểm về hình thức của tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân trí

Với việc vận dụng các thủ pháp trên, các tít bài trên báo điện tử VnExpress

Dân trí đã đạt được những ưu điểm cơ bản sau:

a.Sự chính xác

Nhiều tít bài trên báo điện tử VnExpressDân trí có tính chính xác cao nhờ sử dụng cấu trúc danh ngữ, động ngữ để đề cập vấn đề một cách trực tiếp. Theo kết quả khảo sát có 608 tít sử dụng thủ pháp này, chiếm 59.14%. Ưu điểm của thủ pháp này là phong phú về hình thức biểu hiện, có tính khái quát cao nhưng cũng không mất đi sự rõ ràng, cụ thể. Ví dụ:

- Đời thực nóng bỏng của 3 mỹ nữ thảo mai, đanh đá bị ghét nhất màn ảnh Việt (Minh Phương, báo Dân trí, ngày 22/5/2018).

- Dàn tàu chiến hùng hậu của Hạm đội phương Bắc Nga (Thành Đạt, báo

Dân trí, ngày 2/6/2018).

- Xúc động nghe nữ sinh ĐH Điện lực kể câu chuyện về Bác Hồ (Mai Châm, báo Dân trí, ngày 19/5/2018).

- Xót xa bà lão nghèo cô độc với căn bệnh ung thư gan (N.Linh - C.Bính, báo Dân trí, ngày 3/6/2018).

Ngoài những điểm mạnh mà chúng tôi đã phân tích, việc sử dụng cấu trúc danh ngữ, động ngữ làm tít bài còn bộc lộ những thế mạnh như: người viết dễ biểu đạt, người đọc dễ hiểu, hình thức trình bày đẹp mắt bởi ngắn gọn, xúc tích.

b. Sự ngắn gọn

Một số tít bài trên báo điện tử VnExpress Dân trí được đánh giá cao về tính ngắn gọn nhờ dùng cấu trúc A:B, A-B. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, có 40 tít sử dụng thủ pháp này. Các tít sử dụng thủ pháp này có tác dụng

thức lại có thể tách biệt, nhằm làm nổi bật những thông tin quan trọng, lôi kéo sự chú ý của độc giả. Kết cấu này đáp ứng được các thành phần cốt lõi của câu gồm hai phần tương ứng: A là phần Đề và B là phần Thuyết. Hình thức thể hiện cho kết cấu này thường sử dụng dấu hai chấm (:), dấu gạch nối (-), có tác dụng giải thích, thuyết minh cho phần đứng trước đó và làm cho tít bớt rườm rà.

Tít có kết cấu này thường được chia làm hai dạng như sau:

Dạng thứ nhất: Tít báo có phần A nêu tên riêng của nhân vật là đối tượng nội dung chính của nội dung bài báo hay tên một sự kiện; phần B giới thiệu một cách khái quát những thông tin liên quan đến nhân vật, như phát ngôn của họ hoặc tình tiết liên quan đến sự kiện.

Ví dụ 1:- Phạm Anh Khoa: “Tôi xin lỗi vì làm tổn thương người khác”

(Thu An, báo điện tử VnExpress, ngày 13/5/2018).

Trong tít báo trên, phần A nêu nhân vật chính được đề cập trong nội dung của bài báo; phần B nêu thông tin làm rõ thêm về nhân vật được bài báo hướng tới một cách khái quát nhất nhưng cũng không kém phần hàm súc. Thông qua cách đặt tít như trên, tác giả bài báo đã giúp độc giả có một cái nhìn khái quát nhất, cô đọng nhất về nội dung bài báo.

Ví dụ 2 - Cái chết bất thường của nữ kế toán: Những tình tiết “giật mình” từ cuộc khai quật, (Nguyễn Duy - Nguyễn Tú, báo Dân trí, ngày 21/5/2019).

Vẫn dùng cấu trúc A:B trong cách đặt tít cho bài báo của mình, tuy nhiên tác giả bài báo lại đưa thông tin cốt lõi của nội dung bài báo là sự kiện “Cái chết bất thường của nữ kế toán” trong phần A; phần B tác giả đưa thêm tình tiết liên quan đến “cái chết bất thường” , như một thông tin mới cần chuyển tới người xem.

Ví dụ 3: Lục bình - tài nguyên quý giúp dân thu lợi (Phạm Hương, báo điện tử VnExpress, ngày 24/4/2018)

Ví dụ trên tít bài được đặt theo dạng cấu trúc A-B. Phần A định danh sự vật chính được đề cập đến trong nội dung bài viết, đó là cây lục bình. Phần B

nêu rõ nội dung được định danh trong phần A, đó là “tài nguyên quý giúp dân thu lợ”, giúp cho người đọc nắm bắt được thông tin của bài báo ngắn gọn cô đúc nhất. Chỉ cần đọc tít báo người đọc đã có được thông tin sơ bộ liên quan đến nội dung bài báo, bài báo xoay quanh một loại cây dân dã quen thuộc ở đồng quê Việt Nam, và nay nó được đánh giá là “tài nguyên quý”, giúp người nông dân cải thiện kinh tế. Tít báo tạo được sự cuốn hút tò mò cho đọc giả, tại sao một loại cây dân dã hết sức bình di ở làng quê Việt Nam đột nhiên lại trở thành một nguồn tài nguyên cho người nông dân? Chính sự thắc mắc ấy khiến người đọc tiếp tục đọc hết nội dung bài báo để trả lời cho câu hỏi của mình.

Dạng thứ hai: Ở dạng này tác giả cũng dùng cấu trúc A: B hoặc A-B, trong đó A là phần nêu nội dung, B là phần dùng để giới thiệu về một vấn đề, một sự kiện nào đó mà A đã nêu ra:

Ví dụ:

- Nhật ký chuyển nhượng ngày 7/6: MU chi 55 triệu bảng mua ngôi sao Tottenham (H.long, báo Dân trí, ngày 7/6/2018).

- Nhật ký chuyển nhượng ngày 4/6: MU chi 50 triệu bảng mua thần đồng Anh (H.long, báo Dân trí, ngày 4/6/2018).

Hai tít báo trên tác giả dùng cùng một cấu trúc A:B, trong đó A có vai trò là phần nêu vấn đề được nôi dung bài báo hướng tới “Nhật ký chuyển nhượng ngày 7/6”; “Nhật ký chuyển nhượng ngày 4/6”; phần B nêu nội dung sự kiện được phần A đã hạn định, giới thiệu một cách khái quát nhất sự kiện đã, đang diễn ra.

Những tít bài dùng cấu trúc A:B, A-B được phân bố đều trên cả hai trang báo điện tử VnExpressDân trí. Những tít bài sử dụng thủ pháp này giúp người đọc có thể hiểu ngay về vấn đề mà tác giả bài báo muốn phản ánh, nêu được tính cấp thiết, quan trọng của vấn đề. Từ đó giúp độc giả tiết kiệm thời gian và nắm bắt thông tin nhanh nhất.

Những thủ pháp như: sử dụng chất liệu ngôn ngữ dân gian, dùng cấu trúc bỏ lửng, đặt câu hỏi, dùng con số để nhấn mạnh, dùng dấu ngoặc kép cũng đã được vận dụng ở hai báo điện tử VnExpress Dân trí nhằm tạo tính hấp dẫn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của tít bài trên báo điện tử vnexpress và dân trí (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)