ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2016 2018​ (Trang 32 - 37)

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: nghiên cứu được giới hạn trong không gian hành chính huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

- Phạm vi thời gian: Đề tài đánh giá việc thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2018.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sử dụng đất của huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý; địa hình, địa mạo; khí hậu; tài nguyên đất. - Điều kiện kinh tế - xã hội: Dân số; lao động, việc làm và thu nhập; thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn; thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.

- Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế: Khu vực kinh tế nông nghiệp, khu vực kinh tế công nghiệp; khu vực kinh tế dịch vụ.

- Hiện trạng sử dụng và quản lý đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

2.2.2. Đánh giá tình hình thực hiện công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018

- Đánh giá kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoằng Hóa giai đoạn 2016 - 2018.

- Đánh giá kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoằng Hóa giai đoạn 2016 - 2018.

- Nguyên nhân một số hồ sơ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa giai đoạn 2016 - 2018.

- Thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Hoằng Hóa giai đoạn 2016 - 2018.

2.2.3. Đánh giá chung và tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đề xuất một số giải pháp nhằm ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn tiếp theo

- Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Đánh giá chung về hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa.

- Đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện các quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp điều tra, khảo sát thu thập tài liệu kết hợp với phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phân tích và phương pháp thống kê,.... Sau đây là một số phương pháp cụ thể được vận dụng để nghiên cứu.

2.3.1. Thu thập số liệu

a. Thu thập số liệu thứ cấp

- Số liệu thứ cấp: là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố hoặc thông qua ở các cấp, các ngành. Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ các nguồn sau:

+ Các tài liệu, sổ sách, báo cáo thống kê, tạp chí, tập san, báo cáo khoa học chuyên ngành…

+ Các cơ quan liên quan của huyện Hoằng Hóa như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, Chi cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, ... Các cán bộ chuyên trách về thủy lợi, địa chính, thống kê, kinh tế...

- Để thu thập được số liệu thứ cấp dùng phương pháp điều tra trực tiếp thông qua hệ thống sổ sách, tài liệu đã được công bố, thông qua các cuộc phỏng vấn.

- Trong quá trình nghiên cứu đề tài, số liệu thứ cấp chủ yếu được dùng để phục vụ cho việc nghiên cứu tổng quan tài liệu, làm rõ được đặc điểm địa bàn nghiên cứu và một phần đánh giá tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

b. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp: là số liệu chưa được công bố, tính toán chính thức cho từng đơn vị hành chính cũng như người sử dụng đất, nó phản ánh vấn đề đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các vấn đề khác có liên quan.

Thông tin số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu từ các nguồn sau: + Các hộ dân trong và ngoài vùng nghiên cứu.

+ Các hộ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Để thu thập được thông tin số liệu sơ cấp: đề tài đã sử dụng các phương pháp khác nhau, cụ thể như sau:

- Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA).

- Phương pháp chọn mẫu: điều tra 120 người sử dụng đất và 20 cán bộ quản lý về đất đai.

Chọn nông hộ điều tra đảm bảo các nguyên tắc sau:

Điều tra phỏng vấn các đối tượng sử dụng đất theo mẫu phiếu soạn sẵn. Đề tài điều tra 120 đối tượng sử dụng đất trên địa bàn 05/43 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn. Nội dung thông tin được thu thập bằng bảng hỏi bao gồm: thông tin chủ sử dụng, tình hình sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, tình hình thực hiện các thủ tục hành chính, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính ... Thông qua đó có thể nhận định được về mức độ công khai, thời hạn thực hiện,

thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ làm việc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Điều tra số liệu sơ cấp được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng các bộ câu hỏi và hệ thống bảng biểu đi kèm (PRA). Đối tượng điều tra là cán bộ quản lý và người dân, những người có liên quan đến công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn, trong đó:

Điều tra 20 cán bộ quản lý bằng 20 phiếu phỏng vấn.

Điều tra hộ gia đình, cá nhân thông qua việc chọn xã, thị trấn để điều tra. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đặc trưng của các xã, thị trấn trong huyện để phân loại theo các nhóm xã, thị trấn khác nhau, tiến hành chọn các xã, thị trấn như sau:

- Nhóm 1: Những xã, thị trấn khu vực trung tâm huyện, có địa hình bằng phẳng tiến hành điều tra 03 xã mỗi xã 20 hộ gia đình, cá nhân.

- Nhóm 2: Những xã miền núi xa trung tâm, có địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn tiến hành điều tra 02 xã với 30 hộ gia đình, cá nhân.

Thông qua đó có thể đánh giá tình hình thực hiện công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018; Đánh giá chung và tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn tiếp theo.

2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp xử lý trên máy tính, phân nhóm phân tích tương quan giữa các yếu tố về tình hình sử dụng đất, mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề sử dụng đất.

- Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các

yếu tố, các nhận xét mà khi ta sử dụng các phương pháp có được thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ. Vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hoá các vấn đề trong nhận thức tổng hợp.

2.3.3. Phương pháp phân tích, so sánh

Sử dụng để so sánh các nguồn tài liệu, số liệu có liên quan đến kết quả nghiên cứu, nhằm đánh giá việc thực hiện công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện qua từng thời điểm cụ thể, qua đó nhận ra được những ưu điểm và tồn tại để đề xuất giải pháp phù hợp với yêu cầu thực tiễn của huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

2.3.4. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của những nhà khoa học và các nhà chuyên môn am hiểu về vấn đề nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề chưa hiểu trong nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2016 2018​ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)