Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
3.5.2 xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường
thường GPMB cho địa phương trong thời gian tới
3.5.2.1. Nhóm giải pháp về chế độ chính sách
- Hoàn thiện cơ chế xác định giá đất để giá đất được ban hành hàng năm sát với giá chuyển nhượng trong điều kiện bình thường nhằm bảo đảm quyền lợi của người bị thu hồi đất.
- Có những chính sách, cơ chế thưởng phạt nghiêm minh đối với các hộ bị thu hồi đất, các hộ cố tình mưu lợi cá nhân, chống đối, gây khó khăn cho công tác BT&GPMB.
- Cần căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và quy hoạch công nghiệp đã được phê duyệt để có dự báo, tính toán nhu cầu đào tạo chuyển nghề, tư vấn hướng nghiệp sớm cho số lượng lao động có đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp.
- Có chính sách tư vấn phương án sử dụng tiền bồi thường có kế hoạch cho người dân bị mất đất nông nghiệp tránh tình trạng sử dụng tiền bồi thường bừa bãi, không hợp lý.
- Nâng cao công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật.
3.5.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện
- Rà soát lại quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, điều chỉnh quy hoạch đất nông nghiệp gắn với quy hoạch dạy nghề, tạo việc làm, đặc biệt gắn giữa kế hoạch phát triển doanh nghiệp với kế hoạch tuyển lao động tại chỗ, trước hết cho thanh niên để có kế hoạch đào tạo họ phù hợp với ngành nghề và cơ cấu lao động của doanh nghiệp.
- Cần có biện pháp quản lý quỹ đất chặt chẽ, các trường hợp chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho phải được thực hiện thông qua cơ quan nhà nước, tránh tình trạng chuyển đổi tự do làm công tác xác định điều kiện bồi thường trở nên phức tạp.
3.5.2.3. Giải pháp liên quan đến công tác đền bù và bồi thường thiệt hại
- Cấp lại diện tích đất mới để ổn định sản xuất.
- Thống kê thiệt hại để đền bù diện tích hoa màu theo quy định của bộ tài chính. Đối với người bị thu hồi đất thì vấn đề họ quan tâm nhất không phải là việc làm mà là tiền đền bù có thỏa đáng hay không. Đặc biệt đối với những hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp thì điều này càng được quan tâm hơn do đất nông nghiệp là đất có chi phí đền bù khá thấp, trong khi muốn chuyển đổi ngành nghề mới thì cần một khoản chi phí cao hơn nhiều. Do đó vấn đề tiền đền bù thường gây ra bức xúc cho người dân.
- UBND tỉnh Thái Nguyên, thành phố cần kiểm tra, khảo sát vị trí đất đai cũng như tham khảo giá đất trên thị trường để từ đó đưa ra khung giá đất đền bù hợp lý.
- UBND phường chịu trách nhiệm thực hiện việc niêm yết công khai bảng giá đất đến từng hộ nông dân trong diện thu hồi, qua đó cần tiếp thu ý kiến cũng như những thắc mắc của người dân liên quan đến việc đền bù. Đồng thời quá trình đền bù phải nhanh chóng, rõ ràng không để xảy ra tình trạng “treo” tiền đền bù của người dân.
- UBND phường cần tiếp cận những hộ dân có đất bị thu hồi đã nhận tiền đền bù nhằm hướng dẫn họ sử dụng tiền đền bù một cách chính đáng, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng tiêu xài hoang phí dẫn đến kết quả tiền thì hết mà việc làm thì chưa có.
- Đối với mỗi hộ gia đình khi có tiền đền bù cần có kế hoạch chi tiêu hợp lý số tiền nhận được, nhằm tận dụng triệt để mục đích của tiền đền bù là hỗ trợ, tìm kiếm việc làm ổn định cuộc sống cho người lao động.
3.5.2.4. Giải pháp tái đinh cư theo hướng ổn định đời sống
- Đối với các hộ gia đình sau thu hồi đất vẫn còn đủ diện tích đất ở đảm bảo việc cấp phép xây dựng sẽ xây dựng nhà mới tại vị trí đất của gia đình.
- Đối với các hộ gia đình đã thu hồi hết diện tích đất ở, đủ điều kiện tái định cư sẽ được ưu tiên lựa chọn vị trí đất tái định cư trong phạm vi dự án.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ