Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến đời sống
3.3.4. Tình hình đời sống của các hộ dân sau thu hồi đất tại Khu dân cư
phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên.
3.3.4.1. Mục đích sử dụng tiền đến bù của các hộ dân
Bảng 3.12: Mục đích sử dụng tiền đền bù các hộ dân sau khi thu hồi đất
ĐVT: Hộ, %
TT Mục đích Số lượng Tỷ lệ (%)
1. Đầu tư kinh doanh 13 18,57
2. Mua sắm tài sản 15 21,43
3. Xây dựng nhà ở 5 7,14
4. Trả nợ 7 10
5. Gửi ngân hàng 27 38,57
6. Đầu tư cho học nghề 3 4,29
Tổng 70 100
(Ghi chú: Điều tra 60 hộ nhưng số lượng tổng hợp là 70 vì nhiều hộ sử dụng tiền đền bù cho 2 đến 3 mục đích)
Tiền đền bù sau khi bị thu hồi đất là một khoản tiền rất lớn đối với hộ. Số tiền này rất lớn so với thu nhập những năm trước khi chưa thu hồi đất. Nhận tiền đền bù đã làm cho khả năng tài chính của hộ tăng lên, hộ có thêm tiền để sử dụng vào việc chi tiêu hay gửi tiết kiệm. Đa số người dân phỏng vấn họ đều trả lời sử dụng nguồn vốn đền bù đất khác nhau như: Đầu tư kinh doanh, cho con cái học hành, mua sắm tài sản và phần lớn là gửi tiền ngân hàng.
Số liệu điều tra cho thấy, số tiền người dân gửi vào ngân hàng chiếm tỷ lệ cao nhất (38,57%) vì tạm thời họ chưa chọn được hình thức đầu tư thích hợp nên gửi ngân hàng là biện pháp an toàn. Đối với một số hộ nông dân sinh kế của họ chủ yếu là nông nghiệp, khó có cơ hội tích góp số tiền lớn để đầu tư cho việc học và các khoản khác trong gia đình, vì vậy được bồi thường hỗ trợ một khoản tiền thì đây là cơ hội để các hộ có điều kiện để chi cho việc học nghề của con cái.
Đất nông nghiệp bị thu hồi, hoạt động sản xuất nông nghiệp và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp giảm, nhưng sau khi nhận được khoản tiền đền bù số hộ đầu tư vào sản xuất kinh doanh để chuyển đổi nghề nghiệp không nhiều, có 13/60 hộ đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm 18,57%.
Qua điều tra cũng như quan sát thực tế ở vùng nghiên cứu tôi nhận thấy rằng hầu hết người dân ở phường Thịnh Đán đều đã có nhà kiên cố từ trước, khi được bố trí đất tái định cư đa phần đều dùng tiền đền bù để xây dựng nhà mới. Hiện nay nhà tạm không có, so với trước khi thu hồi đất nông nghiệp nhà cấp 2, cấp 3 xu hướng tăng, nhà cấp 4 giảm.
Ngoài ra, cũng từ số tiền được đền bù này có 7 hộ dùng để trả nợ, do thời gian trước chưa có điều kiện để trả.
3.3.4.2. Mua sắm vật dụng trong gia đình
Nhìn chung khi được nhận tiền đền bù, nhiều hộ mua sắm nhiều vật dụng sinh hoạt trong gia đình. Qua điều tra cho nhiều đồ dùng đã được người
dân đầu tư mua sắm trước khi thu hồi đất như: Điện thoại, xe máy chiếm 100%, bếp ga chiếm 86,67%. Còn những vật dụng khác sau khi thu hồi đất mới có điều kiện mua như: tủ lạnh, điều hòa, máy giặt…Thực trạng cho thấy tài sản gia đình tăng lên đáng kể sau thu hồi đất, tuy nhiên không thể khẳng định mức sống người dân cải thiện tích cực do tác động thu hồi đất, nhưng người dân sử dụng khoản tiền bồi thường hỗ trợ để đầu tư mua sắm là điều không thể phủ nhận.
Bảng 3.13: Sự thay đổi vật dụng gia đình trong các hộ
Chỉ tiêu
Trước khi
thu hồi đất Sau khi thu hồi đất So sánh Số lượng (hộ) % Số lượng (hộ) % Số lượng (hộ) % Máy giặt 35 58,33 58 96,67 13 21,67 Bếp gas 26 43,33 47 78,33 21 35 Điều hòa 2 3,33 10 16,67 8 13,33 Điện thoại 60 100 60 100 0 0 Xe máy 60 100 60 100 0 0 Tủ lạnh 31 51,67 43 71,67 12 20
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)
3.4. Đánh giá ảnh hưởng của dự án đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của địa phương