Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án xây dựng khu dân cư số 10 phường thịnh đán, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 57 - 60)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất của phường

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hình 3.1. Bản đồ hành chính phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên

- Phường Thịnh Đán nằm ở phía Tây thành phố Thái Nguyên với tổng diện tích tự nhiên là 650,78ha; chiếm 2,92% diện tích tự nhiên toàn thành phố. Địa giới hành chính phường được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp phường Tân Thịnh.

+ Phía Tây, Tây Bắc giáp xã Quyết Thắng. + Phía Nam, Tây Nam giáp xã Thịnh Đức. + Phía Đông, Đông Nam giáp phường Tân Lập.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình phường Thịnh Đán cơ bản là dạng địa hình trung du, đồi núi thấp, thoải, xen giữa là đồng ruộng, xóm làng, khu dân cư, có độ cao tương đối phổ biến 20m-30m so với mặt nước biển.

3.1.1.3. Khí hậu

Cũng như các địa phương khác trong khu vực, phường Thịnh Đán nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, 04 mùa rõ rệt có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Đặc điểm khí hậu của phường được thể hiện như sau:

* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 220C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 36,80C (tháng 6); tháng thấp nhất là 8,80C (tháng 1,2).

* Nắng: Sốgiờnắng trong năm đạt 1.600 –1.700 giờ. Tháng 5; 6; 7; 8 có số giờ nắng cao nhất (đạt 170 200 giờ) và tháng 2; 3 có số giờ nắng thấp nhất (đạt 40 – 50 giờ).

* Bão: Do nằm xa biển nên ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.

* Độ ẩm: Trung bình đạt khoảng 82%, nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7; 8 lên đến 86 – 87%, thấp nhất vào tháng 3 là 70%.

* Gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 10)và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

mát mẻ kèm theo mưa nhiều.

+ Gió mùa Đông Bắc kèm theo khí hậu lạnh làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng vụ Đông Xuân, thường xuất hiện từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Ngoài ra còn gió Tây Nam thường xuất hiện xen kẽ trong mùa thịnh hành của gió Đông Nam, mỗi đợt kéo dài từ 2-3 ngày,gió Tây Nam khô, nóng ẩm.

* Bức xạ nhiệt:

Là vùng có lượng bức xạ trung bình so với vùng khí hậu nhiệt đới. Số giờ nắng trong ngày là 5,4 giờ, cho phép nhiều loại cây phát triển và trồng được nhiều vụ trong năm.

Nhìn chung thời tiết và khí hậu có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xuân đến muộn, độ ẩm không khí không quá cao, lượng bức xạ nhiệt trung bình, đó là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp.

* Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.764 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7; 8 có số ngày mưa nhiều nhất.

3.1.1.4.Thủy văn

Phường Thịnh Đán không có sông lớn chảy qua địa bàn do vậy chủ yếu chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn hệ thống kênh đào Núi Cốc, suối và các hồ, ao trên địa bàn. Lượng nước phụ thuộc chủ yếu vào lưu lượng nước trên ao, hồ và lượng mưa hàng năm, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới, tiêu thoát nước, phục vụ cơ bản cho nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân cũng như tạo cảnh quan, điều hoà môi trường sinh thái trên địa bàn.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất: Về mặt thổ nhưỡng đất đai của phường chủ yếu là đất mầu. Bên cạnh đó cũng có diện tích đất đồi thấp, nhỏ nằm rải rác trên địa bàn

phường. Nhìn chung đất đai của phường thuận lợi cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là lúa nước, trồng cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản.

- Tài nguyên nước:

+ Nguồn nước mặt: Phụ thuộc vào lượng nước mưa tự nhiên. Lượng nước mưa trên được đổ vào các kênh Núi Cốc, suối, ao, hồ tạo thành nguồn nước mặt chủ yếu cung cấp cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Phường Thịnh Đán có trữ lượng nước tương đối dồi dào nhờ có nguồn nước từ hồ Núi Cốc. Tuy nhiên do nước thải chưa được xửa lý đúng theo các quy trình kĩ thuật nên đã gây ra nhiễm nhất định cho nguồn nước mặt trên địa bàn.

+ Nguồn nước ngầm: Nước ngầm phân bố khá rộng, chủ yếu ở độ sâu 150- 300m, đây là nguồn nước có thể khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân. Tuy nhiên, lượng nước trước khi được đem vào xử dụng vẫn phải thông qua các hệ thống lọc để đảm bảo an toàn và kiểm tra các chỉ số hóa học trong nước. Trên địa bàn phường hiện nay chưa có khảo sát, thống kê, nghiên cứu đầy đủ về trữ lượng nước và chất lượng nước ngầm. Các hộ gia đình trên địa bàn phường hiện đang sử dụng thông qua hình thức giếng khoan và nước máy.

3.1.1.6. Các nguồn tài nguyên

Với mật độ dân số 2.215 người/km² lượng rác thải sinh hoạt ra môi trường nhiều, tuy nhiên môi trường sinh thái ở phường Thịnh Đán khá trong lành, tài nguyên đất đai và nguồn nước đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, tuy nhiên cần có biện pháp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường cảnh quan, bảo vệ hệ sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án xây dựng khu dân cư số 10 phường thịnh đán, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)