Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác bồi thường
3.5.3. xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồ
3.5.3.1 Giải pháp chung
- Chắnh sách bồi thường thiệt hại về đất: việc bồi thường thiệt hại về đất ở bằng cách giao đất ở khu TĐC nên xem xét theo quy hoạch và định mức đất ở có như vậy mới đảm bảo về quy hoạch - kiến trúc, đồng thời khi lập dự án cũng như xác định nhu cầu đất tái định cư được dễ dàng hơn.
Cần thành lập cơ quan nghiên cứu và quản lý thị trường bất động sản, việc quản lý thị trường này vừa thể hiện chức năng quản lý của Nhà nước vừa sử dụng là công cụ để Nhà nước điều tiết lại chắnh thị trường đó theo các định hướng chiến lược của Nhà nước. Trong công tác quản lý đất đai bồi thường GPMB, việc quản lý thị trường bất động sản có tác dụng cực kỳ to lớn, đó là xác định được chắnh xác giá trị tài sản đặc biệt là đất đai khi Nhà nước thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo Luật Đất đai và các quy định của bộ Luật dân sự (thu tiền sử dụng đất khi giao đất, tắnh các loại thuế thu từ đất, bồi thường thiệt hại từ đất...).
- Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất bị thu hồi: về cơ bản chắnh sách bồi thường thiệt hại về tài sản như hiện nay đã được phần lớn người dân khi bị thu hồi đất chấp nhận. Việc bồi thường thiệt hại về tài sản cần tắnh theo mức thiệt hại thực tế, được xem xét bằng giá trị xây dựng mới. Cần thường
xuyên xác định lại đơn giá bồi thường tài sản trên đất bị thu hồi sao cho sát với giá thị trường.
- Chắnh sách hỗ trợ và ổn định cuộc sống: không chỉ dừng lại ở việc bố trắ nơi ở mới, mà cần lưu ý các giải pháp khôi phục cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới, đây là vấn đề cần được quan tâm. Điều này không chỉ là trách nhiệm của chủ đầu tư dự án mà còn là trách nhiệm của chắnh quyền địa phương. Đảm bảo cho người dân bị thu hồi đất có một cuộc sống tốt hơn hoặc ắt nhất cũng bằng trước lúc di chuyển, mặt khác như là một biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa những hậu quả xấu về kinh tế, xã hội, môi trường mà quá trình tái định cư có thể đem lại. Vì vậy cần có những chắnh sách, hỗ trợ cuộc sống cho họ như: Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua phát triển các làng nghề truyền thống, xây dựng các công trình dịch vụ nhỏ phục vụ cộng đồng dân cư.
- Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề: người dân có thể được hỗ trợ bằng tiền hoặc bằng đào tạo trong các trường, trung tâm dạy nghề để được làm việc trong các dự án thu hồi trên đất của họ.
- Nâng cao năng lực thực hiện chắnh sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất và công tác tổ chức thực hiện: cấp ủy, chắnh quyền địa phương các cấp cần xây dựng đội ngũ cán bộ đủ mạnh, có năng lực, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ công nghệ. Sự phối hợp giữa cấp ủy, chắnh quyền cấp huyện, cấp xã, chủ dự án và nhân dân trong vùng dự án cần nhịp nhàng và kịp thời.
- Giải quyết dứt điểm những đề nghị, kiến nghị của người dân trong việc thực hiện chắnh sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Hội đồng bồi thường, GPMB, hỗ trợ và TĐC, ban bồi thường GPMB cấp huyện, chủ dự án khi thực hiện công tác cần chú ý đến tắnh phong tục, tập quán, tôn giáo, dân tộc của người có đất bị thu hồi và những vấn đề phát sinh sau khi thu hồi đất.
3.5.3.2 Các giải pháp cụ thể
Qua kết quả phân tắch về hạn chế công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất tại dự án ỘĐường Bắc Sơn kéo dàiỢ, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể sau đây:
- Về nhận thức tư tưởng và ý thức chấp hành pháp luật:
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giải thắch sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp cho nhân dân hiểu rơ, tự giác chấp hành các chế độ chắnh sách trong công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ và TĐC.
+ Trong quá trình thực hiện GPMB đối với các trường hợp cố tình chây ì, không chấp hành quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, không giao đất cho nhà nước thực hiện quy hoạch thì các cấp chắnh quyền phải xử lý kiên quyết, nếu các hộ vẫn cố tình không chấp hành thì phải kiên quyết xử lý bằng hình thức cưỡng chế thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật.
- Về đối tượng và điều kiện được bồi thường:
+ Đẩy nhanh công tác cấp giấy CNQSDĐ cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định đối tượng được bồi thường, không được bồi thường về đất.
+ Bố trắ những cán bộ làm công tác bồi thường GPMB ổn định, chuyên trách; có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững các chế độ chắnh sách về bồi thường để có thể trực tiếp giải quyết các kiến nghị, thắc mắc của nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ.
+ Phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy, chắnh quyền địa phương với các đoàn thể chắnh trị xã hội như: Mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân nhất là cấp cơ sở trong việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC.
- Về mức bồi thường, hỗ trợ: + Đối với bồi thường về đất:
Thường xuyên rà soát, điều chỉnh chắnh sách, đơn giá bồi thường, hỗ trợ cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương và giá thị trường, đảm
bảo giảm bớt những khó khăn, tạo điều kiện cho nhân dân ổn định đời sống và sản xuất khi thực hiện GPMB.
Cần phải có kế hoạch xây dựng giá đất nông nghiệp không chênh lệch quá so với giá đất thổ cư; đồng thời có chắnh sách ưu đãi thêm đối với những hộ có vị trắ tiếp giáp với khu trung tâm, đô thị, ven đường giao thông, ven trục quốc lộ...
+ Đối với vật kiến trúc, hoa màu, vật nuôi: Khi có biến động mặt bằng giá cả phải được cập nhật và tiến hành thường xuyên để có được giá bồi thường phù hợp, giảm thiểu khó khăn cho người bị thu hồi.
- Các chắnh sách hỗ trợ và tái định cư:
+ Để đảm bảo việc làm, ổn định đời sống cho những hộ bị thu hồi cần chuyển đổi nghề phù hợp theo những hình thức linh hoạt, sát với yêu cầu của thị trường lao động.
+ Có chắnh sách cho vay vốn ưu đãi, miễn, giảm thuế đối với người lao động lớn tuổi, người lao động trình độ học vấn thấp để họ tự tạo việc làm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong nghiên cứu đề tài ỘĐánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án Đường Bắc Sơn kéo dài (địa bàn phường Thịnh Đán),
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái NguyênỢ đã thu được những kết quả sau:
- Kết quả bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất của dự án có tổng số tiền đền bù về các loại đất là 220.995.645.070 đồng với tổng diện tắch thu hồi 163.843,9 m2 các loại đất;
- Tổng số tiền bồi thường về tài sản trên đất là 88.828.155.320 đồng và hỗ trợ GPMB khi Nhà nước thu hồi đất là 23.200.496.700 đồng; đã bố trắ đất tái định cư cho 278 hộ ứng với 32.532,1 m2 tại các khu TĐC trên địa bàn thành phố.
- Tỷ lệ đât nông nghiệp bị thu hồi của các hộ dân: Có 43/100 hộ bị thu hồi từ 30%-70% đất nông nghiệp, có 32/100 hộ bị thu hồi trên 70% đất nông nghiệp, có 25/100 hộ bị thu hồi dưới 30% đất nông nghiệp trong tổng số 100 hộ được điều tra.
- Người dân rất đồng thuận về hình thức bồi thường đất đổi đất và người dân phải trả thêm tiền khi được mua đất cho đủ định mức tại khu tái định cư, 100% số hộ được hỏi đồng ý. Cuộc sống của người dân ổn định sau tái định cư đạt tỷ lệ cao 78 %;
- Thuận lợi trong công tác bồi thường GPMB trên địa bàn phường Thịnh Đán như: Luôn nhận được sự chỉ đạo và quan tâm của các cấp, các ngành. Lực lượng chuyên môn thực thi công tác GPMB có năng lực, trình độ đảm bảo hài hòa các lợi ắch của Nhà đầu tư, Nhà nước và người có đất bị thu hồi. Chủ dự án đã có những chắnh sách hợp lý và phù hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi đất thông qua: hỗ trợ về đất, hỗ trợ ổn định đời sống cho các hộ dân có đất bị thu hồiẦ
Những khó khăn trong công tác bồi thường GPMB như: Khiếu nại tố cáo nhiều liên quan đến giá đất chưa được hợp lý hay người dân chưa sẵn sàng chuyển từ việc chuyển từ ngành nghề nông nghiệp sang ngành nghề khác nên ảnh hưởng ắt nhiều đến tiến độ thực hiện dự án.
- Từ các thuận lợi, khó khăn đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GPMB như: giải pháp về chắnh sách bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất; giải pháp tổ chức thực hiện; các giải pháp cụ thể.
2. Kiến nghị
- Cần chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn, trình độ cao, áp dụng công nghệ vào các khâu quản lý, hoạt động bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm hạn chế những sai sót và nâng cao hiệu quả trong công tác giải phóng mặt bằng.
- Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến nhận thức của nhân dân trong lĩnh vực đất đai để người sử dụng đất hiểu được hết quyền hạn và nghĩa vụ của mình trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
- Khi tiến hành bồi thường cần thực hiện chắnh sách bồi thường hợp lý, phù hợp với giá trị thiệt hại cuả người bị thu hồi đất. Việc xác định diện tắch đất bị thu hồi phải chắnh xác để đảm bảo cho người dân không bị thiệt thòi, tránh những khiếu nại của người dân liên quan đến diện tắch đất không đúng với thực tế sử dụng. Chắnh sách bồi thường giải phóng mặt bằng cần thông thoáng hơn và linh hoạt hơn, giúp tạo điều kiện cho quá trình tiến hành bồi thường được nhanh hơn và giảm bớt các thủ tục, bám sát với thực tế của người dân.
- Tiếp thu ý kiến của người dân, lắng nghe nguyện vong của người dân để đưa ra phương án bồi thường hợp lý và đúng quy định.
- Đối với hộ gia đình chắnh sách, hộ nghèo, gia đình neo đơn, hộ đông con cần có thêm khoản hỗ trợ và cần có sự quan tâm đặc biệt từ phắa chắnh quyền.
- Đối với vấn đề tái định cư: Cần chú trọng vào công tác bố trắ tái định cư sau quá trình giải phóng mặt bằng để đảm bảo đời sống an cư cho người dân sau khi bị mất đất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Trần Thị Mai Anh, Hoàng Văn Hùng, Đỗ Văn Hải, Lê Thành Công. Đánh giá thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Tạp chắ Khoa học Ờ Công nghệ ĐHTN. 1(115): 131-136.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Hội nghị kiểm điểm công tác quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi trường 08/05/2008, Hà Nội.
3. Tô Thị Linh Chi (2018). Đánh giá công tác bồi thường và giải phóng mặt
bằng dự án Đường Bắc Sơn kéo dài trên địa bàn phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sỹ, Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên.
4. Lương Văn Hinh, Trần Tuấn Anh, Hoàng Văn Hùng, Vương Vân Huyền (2014). Nghiên cứu một số yếu tố tác động tới công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2013. Tạp chắ Khoa học Công nghệ - ĐHTN. 5(119): 135-141.
5. Phạm Văn Hùng (2015), Thực trạng và giải pháp trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, Trang thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa.
6. Triệu Thị Lan (2018), Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng
của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư số 5, phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
7. Lê Minh (2012), Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Báo Quảng Trị.
8. Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chắnh phủ
9. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chắnh phủ
về Bồi thường thiệt hại và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
10. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chắnh phủ
Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. 11. Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chắnh phủ
Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
12. Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chắnh phủ
Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
13. Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chắnh phủ Quy định về giá đất .
14. Ngân hàng phát triển Châu Á (2006), Cẩm nang về Tái định cư (Hướng dẫn thực hành)
15. Lê Anh Quân (2014), Tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, Báo Kinh tế và Đô thị.
16. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật đất đai 2013, Nxb Chắnh trị quốc gia.
17. Quyết định số: 57 /2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2014 về việc phê duyệt giá các loại đất giai đoạn năm 2015-2019 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
18. Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 08 năm 2014 của
UBND tỉnh Thái Nguyên về việc Ban hành Quy định quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
19. Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 05/01/2016 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc Ban hành Quy định về Đơn giá bồi thường nhà, công trình kiến trúc gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
20. Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc Ban hành Đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu đất trên địa bàn tỉnh Thái nguyên.
21. Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND ngày 06/07/2016 của UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ban hành kèm theo quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 22/08/2014 của UBND tỉnh.
22. Quyết định số 39/2017/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc Ban hành Đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu đất trên địa bàn tỉnh Thái nguyên.
23. Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày 12/02/2018 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 57/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Bảng giá đất giai đoạn năm 2015-2019 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.