3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.2. Tác động của dự án đến đời sống của người dân sau khi bị thuhồi đất
Bảng 3.12: Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ dân
STT Chỉ tiêu Tổng
số (hộ)
Tỷ lệ (%)
Tổng số 100 100
1 Đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ phi NN, trong đó: 21 21 Sử dụng trên 70% số tiền bồi thường vào mục đắch này 13 13 Sử dụng dưới 70% số tiền bồi thường vào mục đắch này 8 8 2 Tắn dụng ( bao gồm tiết kiệm và cho vay) 28 28
Gửi tiết kiệm 25 25
Cho vay 3 3
3 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa 19 19
4 Mua sắm đồ dung 17 17
5 Học nghề 15 15
6 Mục đắch khác 0 0
( Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua bảng trên ta thấy có 21/100 người được điều tra sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ vào mục đắch kinh doanh buôn bán, mở cửa hàng tại nhà hoặc tại vị trắ khu đất tái định cư mà họ được bố trắ. Có 25/100 người được điều tra sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ vào mục đắch gửi tiết kiệm, những người này phần lớn được hưởng những khoản bồi thường hỗ trợ với giá trị lớn nên họ chọn hình thức gửi tiền vào ngân hàng với tâm lý gửi tiền vào đó để có các khoản lãi cao hơn. Có 19/100 người được điều tra dùng tiền bồi thường hỗ trợ để xây dựng nhà cửa tại khu tái định cư hoặc sửa chữa xây dựng ngay tại thửa đất bị thu hồi một phần. Có 15/100 người được điều tra dùng tiền bồi thường hỗ trợ để đi học nghề hoặc cho người thân học nghề để có việc làm ổn định hơn trong tương lai.
3.3.3. Tác động của dự án của dự án đến lao động, việc làm và thu nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất
Tác động của công tác bồi thường GPMB đến tình hình lao động, việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất
Lao động và việc làm là hai yếu tố quyết định tới thu nhập và là nguyên nhân của sự phân hóa giàu nghèo. Vì vậy, khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án thì phương thức bồi thường được thực hiện nhiều nhất là bồi thường bằng tiền. Việc hỗ trợ như vậy, cùng với quá trình chuyển đổi đất đai sử dụng vào mục đắch nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, đô thị, việc thực hiện chắnh sách bồi thường, hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi đã có những tác động rõ rệt đến ván đề lao động, việc làm của người dân.
Kết quả điều tra về lao động và việc làm của những hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.13: Tình hình lao động, việc làm của các hộ thuộc khu vực bồi thường GPMB
TT Chỉ tiêu Trước khi bị thu hồi Sau khi bị thu hồi
Tổng số (Người) Tỷ lệ (%) Tổng số (Người) Tỷ lệ (%) 1 Số hộ điều tra 100 100
2 Số nhân khẩu trung bình/hộ 4 4
3 Số nhân khẩu trong độ tuổi lao động 271 100 278 100
3.1 Làm nông nghiệp 139 51 120 44
3.2 Làm trong các doanh nghiệp 29 11 39 14
3.3 Buôn bán nhỏ, dịch vụ 37 14 41 15
3.4 Cán bộ, công chức 20 7 20 7
3.5 Làm nghề khác 25 9 29 11
3.6 Không có việc làm 12 4 16 6
4 Số lao động làm việc nơi khác 9 3 14 5
Hình 3.1: Tình hình lao động trước và sau khi bị thu hồi
Theo hình 3.1 trên đây cho thấy số người trong độ tuổi lao động làm nông nghiệp tại khu vực dự án đều đã giảm tương đối trước và sau khi thu hồi từ 51% xuống còn 44 % , các ngành nghề khác đều có xu hướng tăng lên như làm trong các doanh nghiệp tăng từ 11 % tăng lên 14 % và buôn bán dịch vụ tăng từ 14 % lên 15 % do đất đai của các hộ dân đã được thu hồi để phát triển công nghiệp và đô thị. Số lao động nông nghiệp hiện nay chủ yếu là chăn nuôi hoặc trồng rau màu trên các thửa còn lại nhưng thu nhập thấp không đáng là bao nhiêu nên có nhiều hộ đã bỏ hoang hoặc cho người không có ruộng hoặc ắt ruộng làm thêm. Thay vào làm nông nghiệp, hiện nay các lao động chắnh chuyển sang làm việc trong các doanh nghiệp, buôn bán nhỏ, làm dịch vụ và các nghề khác như chạy xe ôm, làm thuê, bán hàng dong, hàng sáo.... Nhiều hộ sản xuất nghề gốm, đóng gạch, mây tre đan, nhiều hộ làm mũ cối,Ầ Nhưng thị trường tiêu thụ cho những sản phẩm này còn rất chậm chưa được chắnh quyền địa phương quan tâm có giải pháp hỗ trợ.
Tác động của công tác bồi thường GPMB đến thu nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất.
Bảng 3.14: Tình hình thu nhập của các hộ sau khi thu hồi đất STT Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ điều tra 100 100
1 Số hộ có thu nhập cao hơn 86 86
2 Số hộ có thu nhập không đổi 14 14
3 Số hộ có thu nhập kém đi 0 0
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Từ bảng số liệu trên ta thấy số hộ có thu nhập cao hơn chiếm tỉ lệ cao 86% trên tổng số 100 hộ điều tra. Những hộ này phần lớn đều có những khoản bồi thường, hỗ trợ lớn; một số thì gửi ngân hàng để có khoản lãi suất cao; một số ắt thì đầu tư kinh doanh nên đã tăng nguồn thu nhập. Có 14% tổng số hộ được điều tra có thu nhập không đổi, những hộ này chủ yếu là những hộ có đất bị thu hồi một phần hoặc thu hồi ắt diện tắch đất nên các khoản đề bù hỗ trợ ắt hơn. Như vậy sau khi có dự án thì hầu như đời sống của người dân đã dần ổn định, thu nhập của người dân cũng dần tăng cao góp phần ổn định kinh tế chắnh trị xã hội tại khu dự án.
3.3.4. Đánh giá kết quả công tác bồi thường GPMB thông qua phiếu điều tra ý kiến của người dân bị thu hồi đất