Đặc điểm phân bố một số tính chất của đất trong lâm phần 1 Hàm lƣợng chất hữu cơ (OM%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm phân bố không gian một số tính chất của đất tại núi luốt trường đại học lâm nghiệp (Trang 26 - 29)

4.2.1. Hàm lƣợng chất hữu cơ (OM%)

Chất hữu cơ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả quá trình xảy ra trong đất. Chất hữu cơ có tác dụng cải thiện trạng thái kết cấu đất, các keo mùn gắn các hạt đất với nhau tạo thành những hạt kết tốt, bền vững, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ lý tính đất như chế độ nước (tính thấm và giữ nước tốt hơn), chế độ khí, chế độ nhiệt (sự hấp thu nhiệt và giữ nhiệt tốt hơn), các tính chất vật lý phổ biến của đất. Chất hữu cơ xúc tiến các phản ứng hoá học, cải thiện điều kiện oxy hoá, gắn liền với sự di động và kết tủa của các nguyên tố vô cơ trong đất. Nhờ có nhóm định chức các hợp chất mùn nói riêng, chất hữu cơ nói chung làm tăng khả năng hấp phụ của đất, giữ được các chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng tính đệm của đất.

Hàm lượng chất hữu cơ trong đất của lâm phần được thể hiện qua bảng 4.3. Ta thấy hàm lượng chất hữu cơ dao động từ 0,77% - 3,39%, trung bình của lâm phần là 2,16%. Như vậy hàm lượng chất hữu cơ trong đất của lâm phần thuộc nhóm trung bình. Hệ số biến động là 24,5% chứng tỏ sự sai khác về hàm lượng các chất hữu cơ trong đất tại các điểm lấy mẫu là khá lớn.

Bảng 4.3: Đặc trƣng thống kê về hàm luợng chất hữu cơ trong lâm phần

Giá trị trung bình (%) 2,16

Sai tiêu chuẩn 0,53

Giá trị nhỏ nhất (%) 0,77

Giá trị lớn nhất (%) 3,39

Hệ số biến động (%) 24,5

Sự phân bố hàm lượng chất hữu cơ trong lâm phần được thể hiện ở Hình 4.2. Phân bố có dạng gần đối xứng,các giá trị hàm lượng chất hữu cơ chủ yếu nằm trong khoảng từ 1,6% đến 2,8%.

Hình 4.2: Biểu đồ phân bố hàm lƣợng chất hữu cơ

Hình 4.3: Hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất trên toàn lâm phần

0 5 10 15 20 25 30 35 0.8 1.2 1.6 2 2.4 2.8 3.2 (%) Hàm lƣợng chất hữu cơ Tần suất

Phân bố về hàm lượng chất hữu cơ trong đất tầng mặt cho thấy sự không đồng nhất. Hàm lượng chất hữu cơ đất tầng mặt có xu hướng giảm dần sang phía trái của lâm phần, đặc biệt hai diện tích nhỏ có hàm lượng chất hữu cơ thấp thể hiện rõ ở Hình 4.3. Mặc dù vậy có thể nhận thấy diện tích lớn của lâm phần có hàm lượng hữu cơ trong đất trong khoảng 1,8 – 2,2%, phù hợp với giá trị trung bình mẫu ở Bảng 4.3. Nơi có hàm lượng chất hữu cơ cao hoặc thấp hơn tập trung thành những mảng nhỏ, phản ánh những ảnh hưởng của các nhân tố ở phạm vi nhỏ tới hàm lượng hữu cơ.

Hình 4.4: Quan hệ giữa phƣơng sai và cự ly giữa các điểm lấy mẫu

Phương sai của hàm lượng mùn trong đất có xu hướng tăng trong khoảng cách 20 m. Sau đó giá trị phương sai có sự dao động khi khoảng cách tăng lên. Giữa các điểm lấy mẫu ở khoảng cách trung bình là 35 m có phương sai lớn nhất là 0,35, cao gấp 1,7 lần so với phương sai giữa các điểm trong khoảng cách dưới 5 m. Tuy nhiên khi biểu diễn quan hệ giữa phương sai và khoảng cách thì dạng tuyến tính cho kết quả tốt nhất. Điều đó cho thấy trong

phạm vi lâm phần nghiên cứu, phương sai giữa các cặp điểm chưa đạt tới giá trị bão hòa, nghĩa là chúng vẫn phụ thuộc vào khoảng cách.

Giữa các điểm lấy mẫu gần nhau vẫn có giá trị phương sai khá cao chứng tỏ rằng tác động của các yếu tố ngẫu nhiên tới hàm lượng mùn trong đất. Nguyên nhân khác có thể là việc lựa chọn khoảng cách nhỏ nhất là chưa đủ để đánh giá được sự sai khác giữa các điểm lấy mẫu về hàm lượng mùn. Kết quả nội suy hàm lượng mùn cho toàn lâm phần biểu diễn ở Hình4.4 chỉ ra rằng tính có rất nhiều điểm có hàm lượng mùn cao hoặc thấp hơn rõ rệt so với các điểm lân cận.

Dựa vào mô hình lý thuyết biểu diễn mối quan hệ giữa phương sai và khoảng cách có thể ước lượng giá trị phương sai tại khoảng cách 0 m là 0,22 và tại khoảng cách 60 m là 0,31. Biến động ngẫu nhiên, phản ánh qua phương sai nhỏ nhất là khá lớn so với biến động lớn nhất. Trong thực tế, khoảng cách hữu hiệu được xác định là khoảng cách ở đó phương sai bằng 95% phương sai cực đại. Như vậy trong phạm vi lâm phần nghiên cứu, khoảng cách 55 m (phương sai = 0,29) mới đủ đảm bảo phản ánh đầy đủ biến động hàm lượng mùn trong lâm phần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm phân bố không gian một số tính chất của đất tại núi luốt trường đại học lâm nghiệp (Trang 26 - 29)