Dung trọng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm phân bố không gian một số tính chất của đất tại núi luốt trường đại học lâm nghiệp (Trang 29 - 33)

Dung trọng là yếu tố đặc trưng cho độ chặt của đất. Dung trọng không chỉ phụ thuộc vào thành phần cơ giới, thành phần khoáng vật, hàm lượng hữu cơ mà nó còn phụ thuộc rất lớn vào kết cấu, độ xốp của đất. Dung trọng tăng dần theo chiều sâu do càng xuống sâu hàm lượng chất hữu cơ trong đất càng giảm do càng xuống sâu hàm lượng chất hữu cơ trong đất càng giảm, đất bị bí chặt do sự rửa trôi ở tầng mặt và áp suất vĩnh cửu của tầng trên gây ra.

Bảng 4.4: Đặc trƣng thống kê về dung trọng đất của lâm phần

Giá trị trung bình (g/cm3

) 1,47

Sai tiêu chuẩn 0,19

Giá trị nhỏ nhất (g/cm3 ) 0,93 Giá trị lớn nhất (g/cm3 ) 1,93 Hệ số biến động (%) 13,1 Hệ số chính xác (%) 2,5

Qua bảng 4.4 cho thấy, dung trọng đất của lâm phần dao động từ 0,93g/cm3 đến 1,93 g/cm3

, dung trọng trung bình của lâm phần 1.47 g/cm3 có hệ số biến động 13,1%.

Hình 4.5: Biểu đồ phân bố dung trọng đất trong lâm phần

Từ hình 4.5 ta thấy dung trọng đất trong lâm phần tập trung trong khoảng từ 1,35 g/cm3 đến 1,55 g/cm3. Phân bố có dạng gần đối xứng nhưng có nhiều đỉnh, trong đó đỉnh chính nằm trong cỡ dung trọng 1,55 g/cm3

. Số lượng mẫu 0 5 10 15 20 25 30 1.05 1.15 1.25 1.35 1.45 1.55 1.65 1.75 1.85 1.95 (g/cm3) Dung trọng đất Tần suất

đất có dung trọng nhỏ hơn 1,25 g/cm3

và lớn hơn 1,75 g/cm3 là rất ít, chiếm khoảng 10% tổng số mẫu.

Hình 4.6: Dung trọng đất trên toàn lâm phần

Nhìn chung trên toàn bộ diện tích, dung trong đất phổ biến trong khoàng 1,4 g/cm3 đến 1,6 g/cm3. Dung trọng đất trong lâm phần thể hiện sự biến động mạnh, thể hiện ở các điểm lấy mẫu có giá trị khác biệt lớn so với các điểm xung quanh. Các điểm này phân bố rải rác trong toàn lâm phần. Do vậy dung trọng đất không thể hiện khuynh hướng phân bố rõ rệt.

Hình 4.7: Quan hệ giữa phƣơng sai của dung trọng đất với khoảng cách

Cấu trúc phân bố không gian về dung trọng đất được phản ánh thông qua mối quan hệ giữa phương sai giữa các điểm lấy mẫu và khoảng cách giữa chúng. Hình 4.7 không cho thấy mối quan hệ xác định theo các mô hình phổ biến. Theo chiều tăng lên về khoảng cách giữa các điểm lấy mẫu, phương sai có sự dao động rất mạnh.

Phương sai về dung trọng giữa các điểm lấy mẫu ở khoảng cách nhỏ nhất có giá trị khá lớn so với phương sai lớn nhất, trong trường hợp nghiên cứu này là ở khoảng cách 40 m. Kết quả này phản ánh rõ phân bố dung trong đất trong lâm phần (Hình 4.7). Giá trị dung trọng thay đổi đột ngột trong phạm vi nhỏ thể hiện ở các điểm khác biệt rõ so với vùng xung quanh. Đường lý thuyết biểu diễn mối quan hệ giữa phương sai và khoảng cách tương đối ngang so với trục hoành. Giá trị phương sai nhỏ nhất trong khoảng 95% giá trị lớn nhất. Điều này cho thấy trong phạm vi lâm phần, phương sai có thể không phụ thuộc vào khoảng cách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm phân bố không gian một số tính chất của đất tại núi luốt trường đại học lâm nghiệp (Trang 29 - 33)