Hàm lƣợng chất hữu cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm phân bố không gian một số tính chất của đất tại núi luốt trường đại học lâm nghiệp (Trang 37 - 40)

Hàm lượng chất hữu cơ trong đất ở trong và ngoài các ô tiêu chuẩn được thể hiện ở bảng 4.6.

Bảng 4. 6: Kết quả kiểm tra sự đồng nhất về hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất của ô tiêu chuẩn với toàn lâm phần

Dung lượng mẫu

Trung bình (g/100g đất)

Kết quả kiểm tra Trung bình tổng thể Phương sai tổng thể Trong OTC 1 28 2,31 0,069 0,174 Ngoài OTC1 80 2,10 Trong OTC 2 26 2,32 0,077 0,112 Ngoài OTC2 82 2,1 OTC1 28 2,31 0,981 0,410 OTC2 26 2,32

Qua bảng 4.6, ta thấy hàm lượng chất hữu cơ trong đất ở ô tiêu chuẩn 1 với 28 mẫu có giá trị trung bình là 2,31 g/100 g đất và hàm lượng chất hữu cơ trung bình các điểm lấy mẫu còn lại trong lâm phần là 2,10 g/100 g đất. Trong

khi đó, hàm lượng chất hữu cơ trong đất ở ô tiêu chuẩn 2 với 26 mẫu có giá trị trung bình là 2,32 g/100 g đất và trung bình các điểm lấy mẫu còn lại trong lâm phần là 2,10 g/100 g đất. Kết quả so sánh hàm lượng chất hữu cơ của đất trong từng ô tiêu chuẩn với mẫu đất được lấy trong phần còn lại của lâm phần cho kết quả kiểm tra lần lượt là t = 1,84 (p = 0,069>0.05) và 1,79 (p = 0,077>0.05). Như vậy về trung bình, hàm lượng chất hữu cơ trong từng ô tiêu chuẩn và của lâm phần (không bao gồm ô tiêu chuẩn) là không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 0,05.

So sánh phương sai về hàm lượng chất hữu cơ trong đất ở ô tiêu chuẩn 1 với lâm phần cho kết quả kiểm tra F = 0,72 (p = 0,174>0.05) và ở ô tiêu chuẩn 2 là F = 0,65 (p = 0,112>0.05). Như vậy phương sai tổng thể của hàm lượng chất hữu cơ trong đất ở các ô tiêu chuẩn không khác biệt với phương sai tổng thể của lâm phần ở mức ý nghĩa 0,05.

Từ hai kết quả kiểm tra về sự bằng nhau của phương sai và giá trị trung bình cho thấy phân bố của hàm lượng chất hữu cơ trong đất của mỗi ô tiêu chuẩn và của toàn lâm phần là đồng nhất. Điều đó dẫn đến kết luận là cả hai ô tiêu chuẩn đều đại diện tốt cho toàn lâm phần về hàm lượng chất hữu cơ. Nói cách khác, có thể sử dụng kết quả điều tra hàm lượng chất hữu cơ của ô tiêu chuẩn để đại diện cho lâm phần nghiên cứu.

4.3.2. Dung trọng đất

Dung trọng đất ở trong và ngoài các ô tiêu chuẩn được thể hiện thông qua bảng 4.7.

Qua bảng 4.7, ta thấy dung trọng đất trong ô tiêu chuẩn 1 (28 mẫu) có giá trị trung bình là 1,38 g/cm3 . Còn lại 80 mẫu nằm ngoài ô tiêu chuẩn có dung trọng trung bình là 1,50 g/cm3 . Kết quả kiểm tra giá trị trung bình cho thấy t = 2,871 (p=0,0049<0,05) nghĩa là dung trọng đất trung bình trong ô tiêu

Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra sự đồng nhất về dung trọng đất của ô tiêu chuẩn với toàn lâm phần

Dung lượng mẫu

Trung bình (g/cm3)

Kết quả kiểm tra Trung bình tổng thể Phương sai tổng thể Trong OTC 1 28 1,38 0,0049 0,174 Ngoài OTC1 80 1,50 Trong OTC 2 26 1,51 0,077 0,491 Ngoài OTC2 82 1,45

Dung trọng đất trong ô tiêu chuẩn 2 (26 mẫu) cá giá trị trung bình là 1,51g/cm3 còn dung trọng trung bình ngoài ô tiêu chuẩn 2 là 1,45 g/cm3. Kết quả kiểm tra cho thấy t = 1,368 (p=0,174>0,05). Như vậy dung trọng đất trong và ngoài ô tiêu chuẩn 2 không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 0,05.

So sánh về phương sai dung trọng đất giữa các ô tiêu chuẩn và lâm phần cho giá trị lần lượt là F = 0,944 (p=0,449>0,05) và F = 0,975 (p=0,491>0,05). Như vậy phương sai tổng thể của dung trọng đất ở các ô tiêu chuẩn không khác phương sai tổng thể của lâm phần ở mức ý nghĩa 0,05.

4.3.3. Độ ẩm đất

Độ ẩm đất trong và ngoài ô tiêu chuẩn được thể hiện thông qua bảng 4.8 Qua bảng 4.8, ta thấy độ ẩm đất trung bình trong và ngoài ô tiêu chuẩn 1 là 0,34% và 0,28%; độ ẩm đất trong và ngoài ô tiêu chuẩn 2 là 0,26% và 0,32%. Kết quả kiểm tra cho thấy giá trị p rất nhỏ chứng tổ có sự khác biệt rất đáng kể về độ ẩm trung bình giữa các ô tiêu chuẩn so với toàn lâm phần ở mức ý nghĩa 0,05.

Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra sự đồng nhất về độ ẩm đất của ô tiêu chuẩn với toàn lâm phần

Dung lượng mẫu

Độ ẩm (%)

Kết quả kiểm tra Trung bình tổng thể Phương sai tổng thể Trong OTC 1 28 0,34 0,00003 0,568 Ngoài OTC1 80 0,28 Trong OTC 2 26 0,26 0,00003 0,557 Ngoài OTC2 82 0,32

So sánh về phương sai độ ẩm đất giữa các ô tiêu chuẩn và lâm phần cho giá trị lần lượt là F = 0,861 (p=0,568>0,05) và F = 0,496 (p=0,557>0,05). Như vậy phương sai tổng thể của độ ẩm đất ở các ô tiêu chuẩn không khác phương sai tổng thể của lâm phần ở mức ý nghĩa 0,05.

Do số lương mẫu phân tích hàm lượng đạm, hàm lượng lân, thành phần cơ giới ít nên ta không tiến hành so sánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm phân bố không gian một số tính chất của đất tại núi luốt trường đại học lâm nghiệp (Trang 37 - 40)