Nhận xét chung về phân bố của các đại lƣợng điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm phân bố không gian một số tính chất của đất tại núi luốt trường đại học lâm nghiệp (Trang 35 - 37)

Phân bố không gian về hàm lượng hữu cơ trong đất, dung trọng và độ ẩm đất của lâm phần đều có đặc điểm chung là sự biến động lớn ở khoảng cách nhỏ tạo lên các miền có diện tích nhỏ với giá trị cao hoặc thấp hơn so với diện tích xung quanh. Các miền này phân bố rải rác và có tính chất ngẫu nhiên. Với đặc điểm phân bố không gian như vậy, kết quả tính toán cho thấy sự phụ

thuộc không rõ rệt giữa phương sai với khoảng cách đối với đại lượng hàm lượng mùn trong đất và dung trọng đất. Về độ ẩm đất, mối quan hệ giữa phương sai và khoảng cách biểu hiện rõ rệt hơn. Hệ số biến động về hàm lượng hữu cơ và độ ẩm đất là 24,5% và 22,4% trong khi đó dung trọng đất có hệ số biến động thấp hơn đáng kể 13,1%.

Hàm lượng mùn trong đất phụ thuộc vào khối lượng vật rơi rụng tích tụ tại chỗ. Do vậy hàm lượng mùn sẽ chịu sự chi phối của đặc điểm phân bố lớp thảm thực vật như mật độ và đặc điểm sinh học của loài. Cả hai yếu tố thực vật này đều có tính không đồng nhất cao trong lâm phần điều tra. Bên cạnh đó, yếu tố địa hình, đặc biệt là độ dốc có ảnh hưởng tới việc vận chuyển và tích tụ tàn tích hữu cơ và do đó có những ảnh hưởng tới hàm lượng mùn trong đất.

Dung trọng đất là đại lượng phản ánh độ xốp của đất. Dung trọng đất phụ thuộc vào kết cấu đất, hoạt động của động vật đất và mật độ rễ cây. Các loài cây bụi, cây thân thảo, cỏ và cây gỗ lớn có đặc điểm phân bố rễ theo độ sâu là khác nhau. Do đó phân bố của những loài cây này có thể ảnh hưởng tới phân bố dung trọng của đất. Hơn nữa, các tác động bên ngoài như đi lại, làm đất có tác động lâu dài tới dung trọng đất. Với lâm phần điều tra, những tác động của con người trong những năm gần đây là rất hạn chế, tuy nhiên ảnh hưởng của các hoạt động trước đây có thể còn kéo dài.

Hàm lượng mùn và dung trọng đất là các đại lượng tương đối ổn định. Độ ẩm đất lại là đại lượng thay đổi và phụ thuộc mạnh vào yếu tố thời tiết. Đối với đất tầng mặt, bốc hơi vật lý là quá trình quan trọng chi phối độ ẩm đất. Kết quả điều tra ô tiêu chuẩn cho thấy độ tàn che và độ che phủ ở ô tiêu chuẩn 1 (bên trái lâm phần) cao hơn so với ô tiêu chuẩn 2. Điều đó dẫn đến độ âm đất có xu hướng giảm dần từ trái sang phải lâm phần. Ngoài độ tàn che, yếu tố

tới dòng chảy và độ ẩm đất, tạo ra những điểm có độ ẩm cao hơn hoặc thấp hơn so với vùng lân cận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm phân bố không gian một số tính chất của đất tại núi luốt trường đại học lâm nghiệp (Trang 35 - 37)