6. Cấu trúc luận văn
3.3.1. Phác họa ngoại hình
Có lẽ con người thực của Hoàng Việt Hằng không chú trọng về vẻ bề ngoài cho nên những nhân vật của chị cả trong tiểu thuyết, truyện ngắn hoặc tản văn đều hiện lên mờ nhạt về ngoại hình, thường thì ngoại hình nhân vật phần nào sẽ nói lên số phận nhân vật, nhưng ở đây với các tác phẩm của chị ta thấy vài dòng nội cảm của nhân vật đã tạc nên bức chân dung của chính họ. Tác giả không trực tiếp vẽ ra cho người đọc thấy hình dáng của nhân vật mà qua cử chỉ, lời nói tự nó đã khắc vào trong tâm trí người đọc những bức chân dung riêng tùy theo từng cảm nhận của mỗi người.
Chính từ bút pháp phác họa ngoại hình đã giúp tác giả xây dựng được một nhân vật người lính tên Trị trong tác phẩm Một bàn tay thì đầy xuất thân từ nông dân chính hiệu, anh đã không vượt qua được chất nông dân ấy dù đã học rộng đi nhiều. Và tác giả đã bóc trần nhân vật Trị về thái độ, cách ứng xử để làm rõ cá tính hơn là miêu tả ngoại hình.
Cũng với bút pháp này người đọc hình dung ra một người cha làm nghề mộc khỏe mạnh, qua hồi ức của Liên: “trên bàn thờ cũ kĩ không có một tấm ảnh của cha nhưng nghe mẹ kể thì cha đẹp nhất làng, người có đôi tay vạm vỡ như bờ vai vì nghề mộc làm gỗ không nhẹ nhàng như mọi nghề khác.[15, tr.16]. Ở đây tác giả không tô đậm hình dáng của người cha Liên nhưng chỉ qua phác họa tả vài chi tiết là đã cho người đọc thấy nhân vật có tính cách mạnh mẽ rất đàn ông.
Trong tản văn Tiêu gì cho thời gian để sống, những thân hình co lại trên giường gậm nhấm sự cô đơn như Một dấu hỏi của người. Nấc thang của tình nghĩa cha con, mẹ con như không có phanh ở bước trượt tình cảm. Những hình dáng như dấu chấm hỏi luôn ám ảnh rất lâu trong lòng những người tử tế. Ta còn bắt gặp dáng lưng còng của những bà mẹ có con là liệt sĩ: “những nỗi đau
dã làm lưng má gập xuống như một dấu hỏi. Buổi trưa vẫn có những bóng má lúi húi thắp hương, đối thoại với ngôi mộ dá vô danh [13, tr.102].
Hay nữ thẩm phán tên HK với mẩu chuyện Cái gạt nước ngày mưa, có nét mặt bình thản, rất khó đoán chị thể hiện mình đang đau khổ, hay mình đang hạnh phúc:
“Mắt tôi đã dán mãi vào một gương mặt thiếu phụ khoảng ngoài bốn mươi tuổi, các nét trên gương mặt chị được tạo hóa bố cục rất nhẹ nhõm, cái mũi của nàng thẳng tắp như một dòng kẻ, ánh mắt đen nhìn thẳng kiên nghị”
[13, tr.91].
Hoàng Việt Hằng miêu tả các nhân vật là những văn nghệ sĩ (tản văn
Người cho đã không nhớ)với những bóng dáng mờ nhạt nhưng chỉ qua phác họa đôi chút về nhà văn ấy mà người đọc dường như đã hình dung ra cả con người nhà văn. Nhớ đến nhà văn Tô Hoài với dáng ngồi đang viết trên chiếc bàn cũ xoàng xĩnh, nhớ đến bóng dáng nhanh nhẹn của nhà văn Kim Lân, nhớ đến nhiếp ảnh gia Quang Phùng lúc nào cũng vác máy đi trong ngày mưa…Viết về những con người cống hiến cho nghệ thuật, với một sự hi sinh thầm lặng Hoàng Việt Hằng chỉ phác họa đôi nét về ngoại hình mà chủ yếu là đi sâu về những biểu hiện bên trong, khắc đậm chân dung tinh thần của các nhân vật.