Ngôn ngữ đậm chất đời thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm văn xuôi hoàng việt hằng (Trang 77 - 80)

6. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Ngôn ngữ đậm chất đời thường

Tư duy nghệ thuật trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1986 có nhiều đổi mới. Một trong số đó là ngôn ngữ gần gũi với đời sống. Để đưa tác phẩm gần gũi với bạn đọc, nhà văn đã sử dụng tiếng nói của đời sống hàng ngày giúp người đọc tiếp cận gần nhất với cuộc sống qua nội dung mang tính hiện thực, với sự dung nạp của nhiều khẩu ngữ.

Đó là sự xuất hiện của những lời nói bỗ bã, suồng sã của lời ăn tiếng nói hàng ngày. Thứ ngôn ngữ này dường như thô nhám, mộc mạc chứ không phải là sự trau chuốt mượt mà. Bởi vậy, nó mang đậm hơi thở của đời sống.

Lối nói suồng sã xuất hiện trong tiểu thuyết của Hoàng Việt Hằng khi nói về nhân vật Xinh một lần bị chồng đạp chân, “ nhanh ý Xinh túm một chân của Trị, anh ngã quay đơ, chống tay xuống nền nhà. Xinh cũng không vừa:

- Nếu lần sau còn thích đánh nhau, bố mày sẽ quyết chiến đấu với mày. Nghe xong Trị lại cười khùng khục, anh như được xả cơn giận: “Ừ, bố mày được lắm. Lần này cho anh đo ván, lần sau anh sẽ xử bố mày” [10, tr.107].

Người đàn bà rất biết cách xử lý khéo các tình huống, dù đang trong tư thế bị động nhưng bằng trí thông minh và sự nhạy bén của mình Xinh đã chuyển sang thế chủ động, biến cuộc “bạo loạn gia đình” thành một trò chơi, mà người chơi lại chính là những người trong cuộc “bạo loạn” ấy.

Những giây phút cuối đời của Trị, một lần hai vợ chồng đã thỏa thuận xưng hô tao - mày cho sướng cái mồm trong một ngày, mọi ngày thì Xinh cõng Trị đi khắp bệnh viện nhưng ngày đó Trị là người cõng Xinh.

- Anh là tao hay mày?

- Cứ tự nhiên xưng hô thế nhé.

- Ừ.

- Hôm nay mày cõng tao được không? Từ ngày mày ốm, tao phải bế, phải cõng, phải dìu mày.

- Trong bệnh viện có bà vợ chân yếu tay mềm không dìu nổi chồng và xô nhau ngã. Bệnh trọng thêm. Đằng này tao đã cõng mày, và mày còn cười trên lưng tao là sao?

- Là vì tao là thằng đàn ông lại phải để mày cõng. Tao cười cho

thằng lính như thằng Trị đi khắp cánh đồng chó ngáp, chôn bạn dưới nước dềnh lên, phải buộc cây, buộc đá cho bạn chìm hẳn. Không thì chim nó ăn xác. Tao cười những lần đi vắt vẻo qua cầu khỉ như xiếc. Nhịn đói cả tháng trời không có hạt cơm.

- Thế mà thời bình tao lại phải ôm vai mày ngả nghiêng đi từng bước trên hành lang bệnh viện. [10, tr.108].

Mặc dù đã vào tuổi xế chiều nhưng Hoàng Việt Hằng luôn nhạy bén bắt nhịp sự thay đổi của thời đại, đọc những trang viết gần đây của bà ta bắt gặp một lối nói hiện đại, ví như lúc Xinh nói về những đồng lương ít ỏi của Trị: “Khốn nỗi chỉ là những đồng tiền lương của một viên thiếu tá bị một sao để làm dân thường. Đồng lương còm bây giờ chỉ đủ tiêu vèo trong một tuần. Nếu ốm đau mua hai chai nước cất, hoặc chai đạm truyền tĩnh mạch là hết veo cả tháng. Là “chấm com” ba miệng ăn” [10, tr.103].

Sự dấn thân giúp một người đã quá tuổi tri thiên mệnh như Hoàng Việt Hằng có được kiểu nói hiện đại. Chẳng hạn, viết về tác giả lời thơ Chị tôi được phổ nhạc khá nổi tiếng, Hoàng Việt Hằng tung hứng sinh động: “Đoàn Thị Tảo

sống một mình, tảo tần vì gia đình lớn, ngoảnh lại thì duyên muộn cũng chấm com thôi!”

Hiện tại đã xóa đi nhiều vết tích của quá khứ nhưng ẩn ức con người lại không dễ phai mờ, tác giả viết: “Người Hà Nội cũ vừa vui lại như vừa buồn vì ẩn ức con người không phải như chiếc máy vi tính, nhấn Delete, xóa ngay là được” [15, tr.87].

Những mẩu chuyện của Hoàng Việt Hằng được chắt lọc đúc kết từ cuộc sống hàng ngày, tác giả viết về những con người dù ở địa vị như thế nào đi nữa thì cũng không hề mất đi cái dư vị cuộc sống đời thường, cụ thể nó thể hiện trong chính lời nói hàng ngày, nó tạo nên sự gần gũi và đa thanh giữa các nhân vật trong tác phẩm. Ví như viết về nhà thơ của núi Đỗ Thị Tấc gặp tại Cung văn hóa Hữu Nghị, Hoàng Việt Hằng viết Ở Cung văn hóa Hữu Nghị, có người bắt tay Tấc, chào: “Chú Tấc mới về”, “Ê, Tấc mo Thái”, “Chào bố Tấc”.

Tôi bảo:

- Bố Tấc định đi chụp ảnh à? Đáp:

- Chưa ăn gì đi kiếm điếu thuốc lào hút đây.

Tôi kéo bố Tấc về nhà giao hẹn, có gì ăn nấy nhé, có rượu cúc đấy. [15, tr.145] Trong tản văn Trú mưa dưới chân cầu vượt, Hoàng Việt Hằng đã dựng lại khoảnh khắc mà hai người xa lạ gặp nhau trong chốc lát bởi có cùng một nghĩa vụ đó là trông mẹ ốm trong viện, tác giả viết: Thấy Hạt nhìn chăm chú, cô bé nhai bánh phân bua: “Từ sáng cháu chưa ăn gì, cháu cố gắng nốt đêm nay, mẹ cháu truyền xong sang phòng hậu phẫu”.

- Này cô có vào bệnh viện không? Chăm chồng à? Hay là chăm mẹ?- Con bé rải tấm ni lông rộng ra - Cô có chồng không đấy?

- Có thì sao mà không có thì sao?

- À là hỏi cho có chuyện chứ nhìn cái dáng cứng đơ đơ của cô thì em nghĩ cô không chịu lấy chồng rồi!

“ Con ranh này háo chuyện”. Hạt định đi nhưng cô bé nhanh nhảu cười, níu tay:

- Đừng đi vội, mưa to, bảo vệ hay gác cổng không cho vào ngay đâu. Bảo vệ mà cũng ra dáng lắm, có ướt thì cũng cho chờ ở hành lang bệnh viện, hành là chính. Cô cũng chăm mẹ à? [15, tr.166]

Có thể nói ngôn ngữ trần thuật trong văn xuôi Hoàng Việt Hằng dù mang đậm chất thơ hay đời thường đều ẩn giấu một nỗi niềm thế sự nhân sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm văn xuôi hoàng việt hằng (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)