Công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường khi thuhồi đất ở1 số tỉnh thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tại một số dự án trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 29 - 33)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.3.2. Công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường khi thuhồi đất ở1 số tỉnh thành

thành trong cả nước

Vai trò của đất đai đối với quá trình phát triển xã hội ngày càng được nhìn nhận đầy đủ, toàn diện và khoa học, đặc biệt là trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Với những đổi mới tích cực như đã nghiên cứu ở trên, trong những năm qua, việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB ở Việt Nam đã và đang đạt được những hiệu quả nhất định. Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đã góp phần rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội nhưng đây cũng là một trong những vấn đề nổi cộm nhất trong công tác quản lý đất đai hiện nay (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016).

Chính sách thu hồi đất, BTGPMB cho các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế được Luật Đất đai 2013 quy định, cụ thể hóa các quy định đó bằng các Nghị định của Chính phủ... Theo các quy định mới của hệ thống pháp luật, vấn đề con người được đặt lên trước hết khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất. Người sử dụng đất hợp pháp luôn được pháp luật bảo hộ kèm với những chính sách cụ thể giúp người có đất bị thu hồi (đặc biệt là người nông dân) có đủ khả năng tái tạo lại tư liệu sản xuất tương đương với giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi, tài sản bị thiệt hại để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên cũng còn nhiều bất cập từ phía các chủ thể, là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng khiếu kiện gia tăng trong lĩnh vực đất đai hiện nay. Hậu quả thu hồi đất thấp, nhiều dự án bị chậm tiến độ do không giải phóng được mặt bằng là áp lực kìm hãm phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương trong cả nước.

* Thành phố Hà Nội

Theo số liệu thống kê, từ năm 2010 – 2017, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 3.073 dự án phải thực hiện thu hồi đất; đã hoàn thành giải phóng mặt bằng (GPMB) 1.711 dự án, với tổng diện tích đất hơn 8.462 ha; chi trả hơn 54.829 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ cho 213.554 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và bố trí tái định cư (TĐC)

phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và đóng góp tích cực vào thành tựu chung của sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô trong những năm qua.

Tuy nhiên, công tác GPMB là công việc rất khó khăn, phức tạp nên còn bộc lộ một số hạn chế, như: tiến độ GPMB của phần lớn các dự án, kể cả một số dự án trọng điểm còn chậm; việc giải quyết yêu cầu TĐC chưa đồng bộ, bất cập; tình trạng khiếu nại liên quan đến GPMB vẫn diễn biến phức tạp; việc công khai, minh bạch trong thực hiện cơ chế, chính sách còn hạn chế; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân có lúc, có dự án chưa thực hiện sâu rộng; còn chưa đúng về trình tự, thủ tục, tổ chức thực hiện nhiệm vụ GPMB.

Trong thời gian tới, Hà Nội cần phải GPMB khoảng 2.700 dự án với diện tích thu hồi đất gần 6.000 ha, liên quan tới trên 80.000 hộ dân, số tiền bồi thường, hỗ trợ khoảng 60.000 tỷ đồng, cần bố trí TĐC cho khoảng 19.000 hộ dân2. Thành phố đã đặt ra mục tiêu phải hoàn thành công việc, trong đó, việc GPMB xây dựng đường giao thông cần triển khai đồng bộ với việc cải tạo, chỉnh trang tuyến phố. Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, ổn định cuộc sống cho người bị thu hồi đất, bảo đảm bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ; có cơ chế, chính sách để khuyến khích người dân chủ động di chuyển chỗ ở, thực hiện TĐC tự nguyện, được tự lựa chọn hình thức tái định cư bằng việc nhận nhà hoặc nhận tiền, phù hợp với nhu cầu, khả năng của các hộ dân (quanlynhanuoc.vn, 2019).

* Tỉnh Cao Bằng

Với sự cố gắng của các cấp, các ngành, cùng với những điểm mới trong chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã nhận được sự ủng hộ của người dân, do vậy công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải phóng mặt bằng cho các công trình dự án trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực.

Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng của tổ chức do cấp tỉnh thẩm định và phê duyệt gồm có 02 hồ sơ tổ chức với tổng diện tích thu hồi 5.323,5m2 với tổng số tiền đã phê duyệt tài sản vật kiến trúc và hoa màu là: 10.967.164.525,0đ; Thẩm định điều chỉnh bổ sung Hạng mục di chuyển đường điện 206 huyện Quảng Uyên, Trùng Khánh tổng số tiền 245,151,774 đ (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh

Cao Bằng, 2018).

Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng do cấp huyện thẩm định và phê duyệt gồm có 51 hồ sơ tổng diện tích thu hồi 87,4ha với tổng số tiền đã phê duyệt 43.178.605.499đ. Trong đó: Diện tích đất đã có quyết định thu hồi là 87,4 ha, diện tích đã thực hiện thu hồi và giải phóng mặt bằng là 63,4ha, số tổ chức thu hồi 5 tổ chức, hộ gia đình cá nhân đã thu hồi 963 hộ gia đình cá nhân; số hộ phải bố trí tái định cư là 16 hộ, chủ yếu là bố trí tái định cư phân tán cho các hộ gia đình cá nhân; Số tiền đã chi trả cho người có đất thu hồi là: 43.178.605.499đ (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng, 2018).

* Tỉnh Tuyên Quang

Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Để thống nhất công tác bồi thường GPMB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Từ năm 2010 đến nay, do nguồn vốn đầu tư cho phát triển của tỉnh còn hạn chế, tốc độ đô thị hoá chưa cao nên công tác bồi thường GPMB của tỉnh chưa nhiều. Để tạo điều kiện giúp người dân có đất bị thu hồi phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống UBND tỉnh đã chỉ đạo áp dụng chính sách bồi thường đúng quy định, giá bồi thường ở mức cao trong khung giá quy định chính phủ, đáng chú ý là tỉnh đã chỉ đạo triển khai chủ trương bố trí đất ở và dịch vụ cho các hộ dân có đất thu hồi trước khi thực hiện các dự án nên đã tạo sự đồng thuận của người có đất thu hồi. Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ các địa phương có đất nông nghiệp bị thu hồi xây dựng các công trình đường giao thông, bê tông hoá kênh mương trong khu vực có đất thu hồi. Đối với các dự án có đất thu hồi lớn, tập trung như: Nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang có chính sách bồi thường riêng (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang, 2018).

Tuy nhiên, hiện nay theo quy định của Luật đất đai đối với những dự án nhà nước không thu hồi đất, các chủ đầu tư nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các hộ dân, do vậy để có đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh một số chủ đầu tư đã bị một số người dân ép nâng giá đất; trong cùng một dự án giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các hộ khác nhau, cá biệt có một số

dang, chậm thực hiện do không đủ mặt bằng để xây dựng, điều này đã gây không ít khó khăn cho các dự án đầu tư khi nhà nứơc thu hồi đất (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang, 2018).

* Tỉnh Vĩnh Phúc

Từ năm 2016 đến nay, Ban Giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất tỉnh thực hiện giải phóng mặt bằng 23 dự án, diện tích giải phóng mặt bằng được trên 259 ha đất, đạt 35,3% số lượng diện tích yêu cầu. Theo đại diện Ban, số lượng diện tích đạt tỷ lệ thấp do các dự án mới được giao trong năm 2017 và đầu năm 2018 mới bắt đầu triển khai thực hiện; các dự án chuyển tiếp cơ bản đáp ứng yêu cầu thi công, phần diện tích tồn tại đang tiếp tục giải quyết.

Trong quá trình thực thi nhiệm vụ còn xuất hiện một số tồn tại như: Mức bồi thường, hỗ trợ về đất đai, tài sản còn nhiều điểm bất cập, chưa phù hợp thực tế; sự phối hợp của một số địa phương còn chưa quyết liệt; công tác tái định cư chậm, chưa đáp ứng kịp thời cho công tác giải phóng mặt bằng. Việc chấp hành quyết định thu hồi đất của một số hộ dân chưa nghiêm túc, còn tình trạng chây ỳ, gây khó khăn, cản trở tiến độ giải phóng mặt bằng. Cũng theo đại diện Ban Giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất tỉnh, từng dự án có những khó khăn riêng, nhưng khó khăn lớn nhất trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng hiện nay là khó xác minh nguồn gốc đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người dân còn bất cập; đơn giá bồi thường về đất, các loại cây lâu năm thấp so với lợi ích kinh tế của các loại cây này. Ngoài ra, một bộ phận nhân dân chưa thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật, cố tình đòi hỏi chế độ, kéo dài thời gian, gây khó khăn cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Theo số liệu của UBND tỉnh, đến hết 30/4/2018, toàn tỉnh còn 446 dự án đang triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng với gần 2.400ha đất cần thực hiện bồi thường, giải phóng. Đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện xong trên 1.200ha đất, còn gần 2.000 ha chưa thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng xong. Đánh giá của UBND tỉnh, công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh thực hiện còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra bởi nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng có nhiều thay đổi, các văn bản hướng

thực hiện; đơn giá bồi thường chậm thay đổi, chưa bắt kịp với tình hình thực tế. Trong khi đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa thực sự tích cực, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Liên quan đến trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất vẫn còn tình trạng thiếu công khai, minh bạch ở một số bộ phận, cá nhân trong cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thu hồi, bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, còn vướng mắc từ chính người dân bị thu hồi đất khi được bồi thường thiệt hại; nhiều trường hợp có những hành vi cản trở quá trình thu hồi đất, không chịu bàn giao mặt bằng khi đã có quyết định thu hồi đất; cản trở tiến độ thi công công trình, không nhận tiền bồi thường, không chịu di dời đến nơi ở mới (https://vinhphuc.gov.vn, 2019).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tại một số dự án trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)