Tiểu vùng này đất đai có độ phì khá, khả năng phát triển rừng còn khá lớn. Điều kiện địa hình và đất đai thích hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, và chăn nuôi gia súc.
- Tiểu vùng trũng ven sông, bao gồm 3 xã (Sơn Đông, Triệu Đề, Đồng ích),
với tổng diện tích tự nhiên 27,94 km2, chiếm 16,14% diện tích tự nhiên toàn huyện.
Tiểu vùng này đa phần là đất lúa 1 vụ, thường bị ngập úng vào mùa mưa, thích hợp cho việc vừa cấy lúa vừa nuôi trồng thủy sản.
- Tiểu vùng giữa, bao gồm 8 xã thị trấn (TT Lập Thạch, Liên Hòa, Bàn Giản, Xuân Lôi, Tử Du, Tiên Lữ, Đình Chu, Văn Quán), với tổng diện tích tự nhiên 51,43 km2, chiếm 29,71% diện tích tự nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này thường có một số ít đồi thấp xen lẫn với đồng ruộng, độ dốc cấp II đến cấp III. Tiểu vùng này đất trồng cây hàng năm (lúa, màu) chiếm chủ yếu do vậy đây là vùng chủ lực sản xuất lương thực cũng như rau màu hàng hóa để phục vụ nội huyện và các địa phương lân cận.
Địa hình Lập Thạch khá phức tạp, thấp dần từ Bắc xuống Nam, ruộng đất xen kẽ những dãy đồi thấp. Độ cao phổ biến từ 11 – 30 m là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối. Địa hình bị chia cắt đa dạng, dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
* Khí hậu, thời tiết
Lập Thạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió, nhiệt độ trung bình từ 22°C, số giờ nắng trung bình trong năm là 1.450 đến 1.550 giờ, lượng mưa trung bình 1.500- 1.800 mm/năm, độ ẩm trung bình khoảng 84%. Khí hậu Lập Thạch được chia làm 4 mùa rõ rệt. Mưa nhiều vào mùa khô gây úng lụt vùng trũng do nước từ các dãy núi lớn, như Tam Đảo, và từ sông Lô, sông Đáy trút vào đồng chiêm, nhiều khi tràn ngập ra cả đường liên huyện, liên xã gây ngập lụp một số cụm dân cư tại các xã. Mùa đông khí hậu khô hanh thậm chí gây hạn hán tại nhiều vùng đồi, núi trên địa
bàn huyện.
* Tài nguyên nước, sông ngòi
- Tài nguyên nước mặt: Phía Nam và phía Đông huyện Lập Thạch có sông Phó Đáy ngăn cách huyện Vĩnh Tường và huyện Tam Dương với tổng lưu lượng khá lớn. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống các ao hồ phục vụ cho hoạt động sản xuất
và sinh hoạt trên địa bàn. Tuy nhiên lượng nước chủ yếu tập trung vào mùa mưa, mùa khô chỉ chiếm 10% tổng lượng dòng chảy.
- Tài nguyên nước ngầm: Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và qua điều tra ở một số xã cho thấy nguồn nước ngầm của huyện rất hạn chế, trữ lượng không lớn và sâu, hàm lượng ion canxi và ôxit sắt trong nước ngầm tương đối lớn do đó việc khai thác rất khó khăn.
- Đánh giá tài nguyên nước: Nguồn nước của huyện được đánh giá là phong phú dồi dào, tuy nhiên phân bố không đều trong năm. Về mùa khô vẫn có thời điểm thiếu nước. Để đảm bảo hài hoà nguồn nước cho phát triển kinh tế cần quan tâm xây dựng thêm những công trình điều tiết và có biện pháp khai thác nước ngầm bổ sung mới đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt.
* Đặc điểm địa chất khoáng sản
Trên địa bàn có các loại khoáng sản sau:
- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: có than bùn ở Văn Quán đã được khai thác làm phân bón và chất đốt.
- Nhóm khoáng sản kim loại gồm Barit, đồng, vàng, thiếc, sắt đã phát hiện có trên địa bàn.
- Nhóm vật liệu xây dựng gồm:
+ Cát sỏi lòng sông Phó Đáy thuộc loại thạch anh, silic có độ cứng cao, độ bám dích liên kết tốt.
+ Cát sỏi bậc thềm ở vùng Văn Quán, Xuân Lôi, Triệu Đề có trữ lượng lớn. Tuy nhiên cát sỏi này vẫn còn bị lẫn sét, bột, không tốt như ở lòng sông nên chưa được khai thác.
+ Đá xây dựng ở Quang Sơn: Theo khảo sát, đánh giá sơ bộ của các nhà địa chất thì trên địa bàn Lập Thạch có khá nhiều loại tài nguyên khoáng sản nhưng đa phần chưa có chương trình nào điều tra, thăm dò một cách kỹ lưỡng để đưa vào khai thác sử dụng một cách có hiệu quả.
* Tài nguyên rừng và cảnh quan thiên nhiên
Theo số liệu thống kê đất đai đến năm 2009 đất lâm nghiệp có rừng toàn huyện là 3551,42 ha, chiếm 20,52% tổng diện tích tự nhiên.
Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của các chương trình, dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã được người dân hưởng ứng tham gia nhiều đến việc trồng rừng, kết hợp với phát triển kinh tế vườn đồi, do đó thảm thực vật rừng ngày càng phát triển.
Về động vật: do rừng tự nhiên bị khai thác và chủ yếu hiện nay là rừng trồng nên động vật rừng còn lại không nhiều, gần đây động vật rừng đang phát triển trở lại, tuy nhiên số lượng các loài thú không nhiều.
- Cảnh quan thiên nhiên:
Lập Thạch có nhiều cảnh quan thiên nhiên có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng:
+ Cụm du lịch Sơn Đông - Đình Chu – Văn Quán – Xuân Lôi: Cụm di tích này gắn liền với đền thờ Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn, đền thờ thày giáo Đỗ Khắc Chung, làng tiến sỹ, chùa Am xã Sơn Đông gắn với làng văn hóa Đình - Văn Quán có đình Ngõa, rừng Thề là nơi tụ nghĩa của Trần Nguyên Hãn – Xuân Lôi (Kẻ Lối) gắn liền với truyền thuyết Trần Nguyên Hãn với người con gái Xuân Lôi (bà Chúa Lối, đền thờ Tam Thánh (Trần Hưng Đạo), chùa Giã Khách ở Xuân Lôi.
+ Cụm du lịch Bản Giản – Triệu Đề – Vân Trục:
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng hấp dẫn khách du lịch như khu hồ Vân Trục với những cánh rừng nguyên sinh.
* Tài nguyên nhân văn
Lập Thạch là vùng đất cổ kính nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, là nơi sinh tụ của người Việt cổ. Có tên từ thế kỷ XIII, là nơi sản sinh ra nhiều anh hùng và danh nhân văn hoá làm phong phú thêm cho lịch sử phát triển của huyện, của tỉnh Vĩnh Phúc qua các thời kỳ chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Những dấu ấn tín ngưỡng nguyên thủy của cư dân bản địa qua trường kỳ lịch sử hiện nay đang được ngày càng tái hiện lại.
lăng mộ, điếm. Có 48 di tích lịch sử văn hóa trong đó có 12 di tích đó được xếp hạng cấp quốc gia và 31 di tích xếp hạng cấp tỉnh.
Tuy nhiên, để khai thác, phát huy có hiệu quả các tiềm năng này cần phải đầu tư một cách thích đáng cho cơ sở hạ tầng mà trước tiên là đường giao thông, điện, nước, tôn tạo lại các công trình và quan trọng nhất là cần phải có biện pháp quảng bá thu hút khách du lịch trong nước cũng như quốc tế.
* Tài nguyên đất đai
Đất canh tác của huyện Lập Thạch gồm 3 nhóm chính:
- Nhóm đất phù sa ven sông Lô, sông Phó Đáy , chiếm 7,25% tổng diện tích tự nhiên), tập trung ở những xã phía Nam và một số xã phía Đông của huyện.
- Nhóm đất bạc màu trên phù sa cổ có sản phẩm feralit, chiếm khoảng 9,46% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Nam và giữa huyện;
- Đất đồi núi: Chiếm khoảng 24,86% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Bắc và giữa huyện;
Nhìn chung, đất canh tác ở đây nghèo dinh dưỡng. Đất ở độ cao +9, +8, +7 trở xuống có á gốc kết cấu chặt và ổn định, thuận lợi cho xây dựng các công trình.
Năm 2009, sau khi thay đổi về địa giới hành chính, huyện có diện tích tự nhiên là 173,1 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 40,3%; đất lâm nghiệp chiếm 31,8%; đất chuyên dùng chiếm 10,3% và đất ở chiếm 2,2%.
Kinh tế và cơ sở hạ tầng huyện Lập Thạch còn chưa phát triển nên trong tương lai, quỹ đất nông nghiệp sẽ tiếp tục biến động do các hoạt động đầu tư (mở mang đường xá, xây dựng các công trình công cộng, xây dựng công nghiệp....).
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của địa phương, ngay từ đầu năm, Đảng bộ, chính quyền và các dân tộc trong huyện Lập Thạch đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh sẵn có. Nhờ đó, việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2017 của huyện đạt được những kết quả khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,5%. Tỷ trọng các ngành có sự thay đổi theo hướng tích cực, ưu tiên phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; bước đầu
hình thành mô hình sản xuất hàng hóa trồng trọt tập trung và chăn nuôi đã khẳng định là mũi nhọn trong nông nghiệp. Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo với các giải pháp then chốt. Đến nay, toàn huyện đã có 10/18 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 6 xã đạt 19/19 tiêu chí, các xã còn lại đạt từ 13 tiêu chí trở lên. Thực hiện tốt chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện đã xây dựng xong "Chương trình thí điểm đầu tư phát triển vùng sản xuất thanh long ruột đỏ bền vững phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa theo mô hình chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ tại huyện Lập Thạch" giai đoạn 2017 - 2020 tại các xã: Vân Trục, Xuân Hòa, Ngọc Mỹ, Quang Sơn, Hợp Lý, được UBND tỉnh phê duyệt với nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ là 149,8 tỷ đồng.
Công tác lập, thực hiện và quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật cơ bản đáp ứng so với yêu cầu phát triển; hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật dần được đầu tư đồng bộ. Tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa đường giao thông các tuyến huyện lộ đạt trên 95%, các tuyến đường liên thôn, xóm đạt trên 65%. Việc thu hút các doanh nghiệp và đầu tư sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm tại chỗ được chú trọng và đạt hiệu quả. Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư công đã có nhiều chuyển biến; việc khai thác, sử dụng các nguồn thu ngân sách Nhà nước và các nguồn thu trên địa bàn được thực hiện tốt, có hiệu quả. Công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, đất đai dần đi vào nền nếp; tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn dần được giải quyết.
Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế, lao động - thương binh và xã hội tiếp tục có bước phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều đến cuối năm 2017 giảm còn 3,88%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chiếm 7,8%; có 65/70 trường đạt chuẩn Quốc gia (không tính các trường THPT); có 75,2% thôn, tổ dân phố và 83,9% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; tuyển quân hàng năm đều đạt 100% chỉ tiêu. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Công tác thông tin tuyên truyền bám sát nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu của nhân dân; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển mạnh. Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên. Chính sách xã hội được quan tâm giải quyết kịp thời,
sinh xã hội được đảm bảo. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư của công dân được thực hiện kịp thời, đúng luật, không có khiếu tố phức tạp kéo dài, đông người. Các cấp chính quyền phát huy tốt vai trò chỉ đạo, điều hành.
Những thành tựu trên không chỉ là động lực mà còn là bước tạo đà quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tiếp theo. Trong công tác chỉ đạo, điều hành, tập thể lãnh đạo UBND huyện luôn xác định rõ những lợi thế cũng như những mặt hạn chế,ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, từ đó, đưa ra hệ thống giải pháp phù hợp để đạt được kết quả cao nhất.
Bước sang năm 2018, mặc dù có nhiều thuận lợi, cơ hội mới nhưng vẫn có những khó khăn, thách thức. Do vậy, huyện tập trung chỉ đạo, thực hiện mục tiêu "Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội”. Huyện phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng khoảng 12,5%, trong đó, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản đạt 22,92%; công nghiệp, TTCN, XDCB đạt 45,55%, dịch vụ đạt 31,53%; cơ cấu giá trị nội bộ ngành nông nghiệp có tỷ trọng chăn nuôi từ 65% trở lên; giá trị sản xuất bình quân đầu người ước đạt trên 55 triệu đồng/năm; tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm tăng 16% trở lên; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiếm dưới 8%; phấn đấu có thêm 2 trường đạt chuẩn Quốc gia; giải quyết việc làm cho người lao động bình quân mỗi năm là 2.600 – 3.000 người, trong đó, xuất khẩu lao động từ 150 – 200 người, lao động làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn từ 1.800 – 2.000 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề là 60%; tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm từ 0,5 – 1%; đến hết năm 2018 đạt huyện nông thôn mới.
Để triển khai thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 đề ra, huyện đưa ra một số giải pháp đó là: Tạo được sự đoàn kết, nhất trí trong công tác lãnh, chỉ đạo của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của nhân dân. Cùng với xây dựng được kế hoạch lâu dài, phải xác định rõ nhiệm vụ cụ thể cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong từng giai đoạn, từng năm để tạo bước đột phá cho sự phát triển. Năng động, sáng tạo vận dụng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện trong chỉ đạo, điều hành.
Quá trình chỉ đạo thực hiện phải toàn diện, quyết liệt, đồng thời có trọng tâm, trọng điểm; huy động, cân đối, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn lực con người, tài chính; ưu tiên đầu tư cho mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Kịp thời phát triển và nhân rộng các điển hình, mô hình có hiệu quả của các thành phần kinh tế; chú trọng việc học tập kinh nghiệm của các địa phương để vận dụng có chọn lọc vào tình hình thực tế của huyện. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện sẽ thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân thực hiện. Thường xuyên sơ kết, tổng kết để kịp thời bổ sung, điều chỉnh, xây dựng các cơ chế, chính sách mang tính đặc thù của huyện, tạo động lực phát triển. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn được dự báo trước, các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đề ra là khá nặng nề, đòi hỏi sự chỉ đạo tích cực của các cấp ủy; sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận và chính quyền các cấp; sự giám sát của HĐND để tháo gỡ khó khăn; sự đoàn kết, quyết tâm của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện để huyện nhà hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra, góp phần đưa huyện Lập Thạch trở thành thị xã vào những năm 20 của thế kỷ XXI.
3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2019 tổng diện tích tự nhiên của huyện Lập Thạch 17235.90 ha.
Trong đó:
- Diện tích đất nông nghiệp : 13888.07 ha, chiếm 80.58% tổng diện tích tự nhiên.
- Diện tích đất phi nông nghiệp : 3314.67 ha, chiếm 19.23% tổng diện