3 .Ý nghĩa của nghiên cứu
3.4.3. xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ,
Giải phóng mặt bằng, thu hồi đất là quá trình đa dạng và phức tạp. Nó thể hiện khác nhau đối với mỗi một dự án, nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia và lợi ích của toàn xã hội.
- Tính đa dạng thể hiện: mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội và trình độ dân trí nhất định. Đối với khu vực nội thành, khu vực ven đô, khu vực ngoại thành,... mật độ dân cư khác nhau, ngành nghề đa dạng và đều hoạt động sản xuất theo một đặc trưng riêng của vùng đó. Do đó, giải phóng mặt bằng cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt.
- Tính phức tạp thể hiện: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân. ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê. Trước tình hình đó đã dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển là rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này.
Từ thực tế những kết quả đạt được, những khó khăn vướng mắc trong công tác chỉ đạo tuyên truyền vận động nhân dân trong quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện 2 dự trên địa bàn huyện, có thể đưa ra một số giải pháp như sau:
- Cần xác định công tác GPMB là việc làm khó, phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người dân và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự tại cơ sở. Do đó cần có sự tập trung vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự vào cuộc MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai một cách đồng bộ, nhất quán, kịp thời, nhất là trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân.
- Việc phổ biến pháp luật phải được thực hiện thường xuyên với nội dung và hình thức phù hợp với đông đảo quần chúng nhân dân. Đó là sự phối, kết hợp của các cấp, từ các cấp (từ huyện đến từng thôn làng) bằng nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương hoặc tiếp xúc trực tiếp với nhân dân tại các cuộc họp của thôn, làng…
- Để tạo lòng tin của nhân dân trong việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, huyện cần tăng cường kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm các vi phạm. Đồng thời, giải quyết thỏa đáng, kịp thời các trường hợp khiếu nại, tố cáo để đảm bảo an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, ngăn chặn kịp thời các trường hợp lấn chiếm đất đai, xây dựng, tạo lập trái phép tài sản trên đất nhằm mục
đích trục lợi khi Nhà nước thu hồi đất; thực hiện nghiêm việc cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất và bảo vệ thi công đối với các trường hợp cố tình chống đối, không chấp hành Quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ trước khi tiến hành bồi thường, thu hồi đất. Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành trong thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất để có biện pháp hợp lý, tránh được các sự xô xát, bức xúc và giảm thiểu được các biện pháp cưỡng chế.
- Để giúp người dân kịp thời nắm bắt được các dự án, Tổ chức phát triển quỹ đất huyện phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đơn vị có liên quan thực hiện tốt việc công bố, công khai mục đích thực hiện dự án, các quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chính sách, mục tiêu phát triển của địa phương…
- Ban hành cụ thể hóa về việc lấy ý kiến người bị thu hồi đất về phương án bồi thường để từ đó phương án bồi thường có thể được điều chỉnh hoặc không; tùy vào % ý kiến của người bị thu hồi đất.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ