Đánh giá tiến độ thực hiện bồi thường GPMB của 2 dựán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tại một số dự án trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 62)

3 .Ý nghĩa của nghiên cứu

3.2.5. Đánh giá tiến độ thực hiện bồi thường GPMB của 2 dựán

Tiến độ thực hiện của 2 dự án:Dự án xây dựng đường Tỉnh lộ ĐT 307 - Ngọc Mỹ- Quang Sơn - Quốc lộ 2 và Dự án xây dựng Cầu Phú Hậuthuộc tuyến đường nối từ nút giao Văn Quán - Cầu Phú Hậu – QL2C - Việt Trìđược thể hiện chi tiết qua bảng 3.8:

Bảng 3.8. Tiến độ thực hiện bồi thường GPMB của 2 dự án

TT Chỉ tiêu Dự án xây dựng đường Tỉnh lộ ĐT 307 - Ngọc Mỹ- Quang Sơn - Quốc lộ 2 Tỷ lệ (%) Dự án xây dựng Cầu Phú Hậuthuộc tuyến đường nối từ nút

giao Văn Quán - Cầu Phú Hậu – QL2C - Việt Trì Tỷ lệ (%) 1 Số hộ bàn giao đúng thời hạn 529 100 447 100 2 Số hộ chậm bàn giao 0 0 0 Tổng 529 447

(Nguồn: Ban bồi thường GPMB&QLDA huyện Lập Thạch)

Công tác bồi thường GPMB của cả 2 dự án được thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra (bắt đầu vào tháng 2 năm 2015 và kết thúc bàn giao mặt bằng vào tháng 11 năm 2018). Các hộ dân có đất, tài sản trên đất thuộc phạm vi dự án bị thu hồi đã đồng ý với phương án bồi thường GPMB, nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng lại cho chủ đầu tư là UBND huyện Lâp Thạch để tiến hành thi công.

3.3. Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của 2 dự án qua ý kiến của người dân

3.3.1. Công tác tuyên truyền và công khai dự án

tại 2 dự án nghiên cứu được thực hiện tương đối đầy đủ. Việc tuyên truyền vận động người dân thực hiện các thủ tục phục vụ cho công tác thu hồi đất có tính chất quyết định đến tiến độ thực hiện và hoàn thành dự án.

Công tác công khai dự án được thực hiện bằng hình thức họp dân và niêm yết công khai tại các nơi công cộng (nhà văn hóa các khu) giúp cho người dân hiểu rõ hơn về quy mô, tính chất, mức độ của dự án để từ đó họ có sự phối hợp với các đơn vị liên quan từ công tác đo đạc thửa đất, cung cấp các tài liệu liên quan đến thửa đất của hộ gia đình đồng thời phối hợp chặt chẽ trong công tác kiểm kê tài sản và bàn giao mốc giới thu hồi. Cũng chính vì thực hiện tốt công tác này nên mặc dù một số vị trí, một số thửa đất trong quá trình thực hiện còn có vướng mắc nhưng đều giải quyết được và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Qua phỏng vấn 80 hộ dân (100% phiếu đánh giá) thì đều đánh giá tốt về hình thức công khai cũng như là tuyên truyển của dự án.

Bảng 3.9. Hình thức công khai, tuyên truyền và ý kiến đánh giá của người dân TT Hình thức công khai Số phiếu

điều tra

Ý kiến đánh giá công tác

công khai, tuyên truyền Tỷ lệ %

1 Tổ chức họp dân 80 Đầy đủ,

phù hợp 100

2 Niêm yết công khai tại

nơi công cộng 80 Đầy đủ, phù hợp 100 3 Đọc trên hệ thống loa truyền thanh 0 0 0 4 Tất cả hình thức trên 0 0 0

3.3.2.Ý kiến người dân về đơn giá bồi thường

Bảng 3.10. Dự án xây dựng đường Tỉnh lộ ĐT 307 - Ngọc Mỹ- Quang Sơn - Quốc lộ 2

TT Hình thức

Mức bồi thường

Nguyên nhân, ý kiến

Số phiếu đã điều tra Tỷ lệ (%) 1 Đất đai Hợp lý 29 72,5 Mức giá bồi thường thấp Chưa hợp lý 11 27,5 2 Tài sản hoa màu trên đất Hợp lý 40 100,0 Chưa hợp lý 0 0,0 3 Chính sách hỗ trợ Hợp lý 40 100,0 Chưa hợp lý 0 0,0

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Bảng 3.11. Dự án xây dựng Cầu Phú Hậuthuộc tuyến đường nối từ nút giao Văn Quán - Cầu Phú Hậu – QL2C - Việt Trì

TT Hình thức Mức bồi thường Số phiếu đã điều tra Tỷ lệ (%) 1 Đất đai Hợp lý 40 100 Chưa hợp lý 0 0,0

2 Tài sản hoa màu trên đất Hợp lý 40 100,0

Chưa hợp lý 0 0,0

3 Chính sách hỗ trợ Hợp lý 40 100,0

Chưa hợp lý 0 0,0

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Qua điều tra phỏng vấn và tổng hợp 80 phiếu ý kiến của các hộ dân về đơn giá bồi thường, hỗ trợ tại 02 dự án nghiên cứu cho thấy đa số các hộ dân ủng hộ công tác thu hồi đất để giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên với đơn giá quy định hiện tại với đất ở tại nông thôn vẫn còn thấp so với mặt bằng giá chung, tại Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 15/08/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định chi tiết một số điều về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 32/2015/QĐ-UBND ngày 16/11/2015 của UBND tỉnh Vĩnh

Phúc về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của bản Quy định chi tiết một số điều về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc kèm theo Quyết định số 35/2014/QĐ- UBND ngày 25/08/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc quy định mức bồi thường đối

với đất ở là 500.000đ/1m2, nhưng giá đất trên hiện tại trên tuyến đường là

1.000.000đ/1m2. Tại các dự án sau cần có kiến nghị để điều chỉnh mức giá bồi

thường hỗ trợ về đất cho phù hợp và sát với giá thị trường.

Về đơn giá bồi thường về hoa màu và tài sản, vật kiến trúc được các hộ dân cho là hợp lý vì cập nhật được giá nhân công và vật tư trên thị trường tại thời điểm hiện tại.

Công tác hỗ trợ về ổn định đời sồng và đào tạo nghề cũng được nhân dân đánh giá cao. Việc thu hồi đất nông nghiệp với diện tích lớn sẽ gây ra tình trạng thừa lao động mặt khác tại 02 dự án các hộ dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nông công tác hỗ trợ ổn định đời sống và đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp được nhân dân đồng thuận.

3.3.3. Đánh giá tác động của công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ TĐC đến đời sống, việc làm và thu nhập của người bị thu hồi đất tại 02 dự án nghiên cứu

3.3.3.1 Tác động đến đời sống của người dân sau khi thu hồi đất

Bảng 3.12. Phương thức sử dụng tiền các hộ dân tại 2 dự án nghiên cứu

STT Chỉ tiêu Dự án xây dựng đường Tỉnh lộ ĐT 307 - Ngọc Mỹ- Quang Sơn – Quốc lộ 2 Dự án xây dựng Cầu Phú Hậu thuộc tuyến đường nối từ nút giao Văn Quán - Cầu Phú

Hậu – QL2C – Việt Trì Tổngsố (hộ) Tỷlệ (%) Tổngsố (hộ) Tỷlệ (%) Tổng số 40 100 40 100

1 Đầu tư SX kinh doanh 12 30,0 8 20,0

2 Gửi tiết kiệm 9 22,5 11 27,5

3 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa 9 22,5 5 12,5

Qua điều tra 80 hộ dân của 02 dự án nghiên cứu cho thấy kinh phí sau khi nhân được bồi thường hỗ trợ được phân bổ cụ thể như sau:

- Dự án xây dựng đường Tỉnh lộ ĐT 307 - Ngọc Mỹ- Quang Sơn - Quốc lộ 2

với 40 phiếu điều tra của 40 hộ dân có 12 hộ đầu tư vào sản xuất kinh doanh chiếm 30,0%, 9 hộ gửi tiết kiệm chiếm 22,5%, 9 hộ sử dụng nguồn tiền được bồi thường vào xây dựng, sửa chữa nhà cửa chiếm 22,5%, 6 hộ dân dùng một phần tiền để mua sắm đồ dùng chiếm 15,05% và 4 hộ dân dùng một phần tiền để học nghề chiếm 10,0%.

- Dự án xây dựng Cầu Phú Hậu thuộc tuyến đường nối từ nút giao Văn Quán - Cầu Phú Hậu – QL2C - Việt Trì với 40 phiếu điều tra của 40 hộ có 18 hộ đầu tư vào sản xuất kinh doanh chiếm 45%, 31 hộ gửi tiết kiệm chiếm 77,5%, 05 hộ sử dụng nguồn tiền được bồi thường vào xây dựng, sửa chữa nhà cửa chiếm 12,5%, 24 hộ dân dùng một phần tiền để mua sắm đồ dùng chiếm 60,0% và 06 hộ dân dùng một phần tiền để học nghề chiếm 15,0%.

Hình 3.5. Biểu đồ phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của 02 dự án

Như vậy, nguồn kinh phí được bồi thường hỗ trợ được các hộ dân của cả 2 dự án dùng để gửi tiết kiệm là lớn nhất, sau đó là mua sắm đồ dùng trong gia đình và đầu tư sản xuất kinh doanh. Với việc dùng một phần kinh phí hỗ trợ để học nghề cho thấy các hộ dân đã có sự dịch chuyển nghề nghiệp từ sang làm nông nghiệp sang làm các nghề khác điều này cũng là một tín hiệu đáng mừng do một số hộ dân đã bị thu hồi hết hoạch còn rất ít đất nông nghiệp.

3.3.3.2. Tác động đến lao động và việc làm của người dân sau khi thu hồi đất

Do yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, khu khai thác chế biến ... nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Lập Thạch nói riêng là một thực tế khách quan. Tuy nhiên, quá trình trên cũng đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội rất bức xúc ở địaphương.Trước khi bị thu hồi đất, phần lớn người dân đều có cuộc sống ổn định vì họ có đất sản xuất, có tư liệu sản xuất mà đất sản xuất, tư liệu sản xuất đó được để thừa kế từ thế hệ này cho các thế hệ sau. Sau khi bị thu hồi đất, đặc biệt những hộ nông dân bị thu hồi hết hoặc gần hết đất sản xuất, điều kiện sống, sản xuấtcủa họ bị thay đổi hoàn toàn. Mặc dù nông dân được giải quyết bồi thường bằng tiền, song họ vẫn chưa định hướng ngay được những ngành nghề hợp lý để có thể ổn định được cuộcsống.

Bảng 3.13.Tình hình lao động, việc làm tại 02 dự án nghiên cứu

Số khẩu và nghề nghiệp Dự án xây dựng đường Tỉnh lộ ĐT 307 - Ngọc Mỹ- Quang Sơn - Quốc lộ 2 Dự án xây dựng Cầu Phú Hậu thuộc tuyến đường nối từ nút giao Văn Quán - Cầu Phú Hậu – QL2C - Việt Trì

Trước khi thu

hồi đất Sau thu hồi đất năm

Trước khi

thu hồi đất Sau thu hồi đất năm

Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 1. Tổng số nhân khẩu 191 100,0 191 100,0 201 100,0 201 100,0 2. Nghề nghiệp của các hộ bị thu hồi đất 40 100,0 40 100,0 40 100,0 40 100,0 Làm nông nghiệp 16 40,0 14 35,0 17 42,5 14 35,0 Làm việc trong các doanh nghiệp 7 17,5 11 27,5 11 27,5 16 40,0 Buôn bán nhỏ, dịch vụ 5 12,5 6 15,0 4 10,0 5 12,5 Làm nghề khác 12 30,0 9 22,5 8 20,0 5 12,5

Lao động và việc làm là hai yếu tố quyết định đến thu nhập của người dân. Như đã nói ở trên, do không còn đủ quỹ đất dự trữ để bồi thường, nên khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án thì phương thức duy nhất được thực hiện là bồi thường bằng tiền và việc hỗ trợ cũng như vậy. Cùng với quá trình chuyển đổi đất đai sang phát triển côngnghiệp,đô thị việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi đã có những tác động rất rõ rệt đến vấn đề lao động,việc làm của người dân.

Qua bảng 3.13 về tổng hợp tình hình lao động, việc làm của các hộ dân tại 2 dự án cho thấy có sự chuyển đổi nghề nghiệp tương đối do nguồn tư liệu sản xuất là đất nông nghiệp bị thu hồi, cụ thể như sau :

- Dự án xây dựng đường Tỉnh lộ ĐT 307 - Ngọc Mỹ- Quang Sơn - Quốc lộ 2 số hộ điều tra là hộ với 191 nhân khẩu trong đó các hộ có lao động làm nghề nông trước khi thu hồi là 16 hộ chiềm 40,0% , sau khi thu hồi đất giảm xuống 14 hộ chiếm 35,0% , Các hộ có lao động làm việc tại các doanh nghiệp trước khi thu hồi đất là 7 hộ chiếm 17,5%, sau khi thu hồi đất tăng lên 11 hộ chiếm 27,5% số hộ điều tra, các hộ có lao động buôn bán nhỏ trước khi thu hồi đất là 5 hộ chiếm 12,5%, sau khi thu hồi đất tăng 6 hộ chiếm 15,0% số hộ điều tra. Các hộ có số lao động làm nghề khác trước khi thu hồi đất là 12 hộ chiếm 30,0%, sau khi thu hồi đất giảm xuống 9 hộ chiếm 22,5% số hộ điều tra.

- Tại dự án Dự án xây dựng Cầu Phú Hậu thuộc tuyến đường nối từ nút giao Văn Quán - Cầu Phú Hậu – QL2C - Việt Trì số hộ điều tra là 40 hộ với 201 nhân khẩu, trong đó các hộ có lao động làm nghề nông trước khi thu hồi đất là 17 hộ chiếm 42,5%, sau khi thu hồi đất vẫn số hộ giảm xuống 14 chiếm 35,0%. Các hộ có lao động làm việc tại các doanh nghiệp trước khi thu hồi đất là 11 hộ chiếm 27,5%, sau khi thu hồi đất tăng lên 16 hộ chiếm 40,0% số hộ điều tra, các hộ có lao động buôn bán nhỏ trước khi thu hồi đất là 4 hộ chiếm 10,0%, sau khi thu hồi đất tăng lên 5 hộ chiếm 12,5% số hộ điều tra. Các hộ có số lao động làm nghề khác trước khi thu hồi đất là 8 hộ chiếm 20,0%, sau khi thu hồi đất giảm xuống còn 5 hộ chiếm 12,5% số hộ điều tra.

3.4. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

3.4.1. Thuận lợi

-Được sự quan tâm, chỉ đạo sát xao của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Hội đồng bổi

thường GPMB tỉnh, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lập Thạch, Hội đồng bồi thường GPMB huyện về công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện;

-Sự phối hợp đều đặn, nhịp nhàng, chặt chẽ của các phòng, ban chuyên môn

trong Hội đồng bồi thường GPMB và hỗ trợ, tái định cư của huyện, UBND xã nơi có dự án góp phần nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của công tác bồi thường GPMB;

-Đội ngũ cán bộ, chuyên viên giúp việc cho Hội đồng bồi thường GPMB và hỗ

trợ, tái định cư của huyện đều đã được qua đào tạo chuyên môn, luôn có tinh thần trách nhiệm với công việc;

-Các phòng, ban, ngành có liên quan đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền,

giải thích, vận động nhân dân nơi ủng hộ chủ trương, đường lối, chính sách chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, ủng hộ dự án để góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của toàn huyện.

3.4.2. Khó khăn, tồn tại

-Nhận thức, tư tưởng và ý thức chấp hành chính sách pháp luật của người

dân nói chung và người bị thu hồi đất nói riêng vẫn chưa cao. Nhiều đối tượng khi đã được áp dụng đầy đủ các chính sách, đã được vận động thuyết phục nhưng vẫn cố tình chống đối, không chấp hành việc thu hồi đất cũng như phương án bồi thường thiệt hại. Mặt khác họ lại lôi kéo kích động nhân dân không chấp hành chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng tới tiến độ bồi thường GPMB và thi công triển khai dự án;

-Trình độ nhận thức của một số cán bộ trong các cơ quan Nhà nước ở các

cấp thực hiện công tác bồi thường GPMB còn nhiều điểm không thống nhất, gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện bồi thường GPMB. Đặc biệt trong việc xác định các đối tượng và các điều kiện được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Về đối tượng và điều kiện được bồi thường

Do trình độ quản lý còn nhiều bất cập cùng với tinh thần thực hiện pháp luật của người dân chưa cao, chưa nghiêm dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác, công bằng các đối tượng được bồi thường và điều kiện được bồi thường thiệt hại, như việc xác định diện tích đất nông nghiệp có vị trí tiếp giáp với mặt tiền, diện tích đất vườn liền kề với đất ở để tính giá bồi thường.

Về mức bồi thường thiệt hại

Đối với đất ở: Mức giá quy định trong khung giá của tỉnh còn thấp và còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với giá thực tế. Việc quản lý thị trường bất động sản còn lỏng lẻo nên người dân yêu cầu bồi thường thiệt hại với mức giá rất cao, đồng thời tập trung khiếu kiện để gây sức ép với Nhà nước trong quá trình thực hiện công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ và TĐC;

-Đối với đất nông nghiệp: Việc thu hồi đất hiện nay cho các dự án tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tại một số dự án trên địa bàn huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)