24 ánh giá thực trạng thực hiện các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông
3.2.1. Đối với công tác quản lý điều hành, chỉ đạo thực hiện chính sách
- Cần chỉ đạo cho các chi nhánh trực thuộc thường xuyên tham mưu và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho Thường trực Huyện (thành, thị) Ủy; UBND huyện (thành, thị), Ban chỉ đạo đồng thời báo cáo những thuận lợi khó khăn trong quá trình đầu tư phục vụ phát triển NNNT và xây dựng nông thôn mới để được hỗ trợ kịp thời, tháo gỡ khó khăn nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác phối hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ các cấp, nhất là một số nơi hiện nay theo đánh giá thực hiện chưa tốt trong công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước và của ngành Ngân hàng đến các hội viên để thực hiện có hiệu quả cao theo Nghị định 55/TTg của Thủ tướng Chính phủ và mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh việc cho vay thông qua tổ để giảm tải về công việc cho cán bộ tín dụng, giảm thời gian, chi phí đi lại của hộ dân. Chỉ đạo cán bộ tín dụng phối hợp tốt với hội nông dân xã trong công tác xét duyệt cho vay và mở rộng cho vay; việc cho vay phải đảm bảo tuân thủ các quy trình nghiệp vụ và phải trên cơ sở thẩm định kỹ các điều kiện tín dụng, kiên quyết không cho vay những khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện tín dụng. Qua nghiên cứu ý kiến đánh giá cho thấy cần phải phát huy vai trò tích cực của các cơ quan chức năng địa phương, để có những chính sách đồng bộ giúp đỡ nông dân trong việc tiếp cận với tín dụng thuận lợi hơn. Bên cạnh đó điều quan trọng là phải có những chương trình, chính sách đào tạo cho nông dân cách sử dụng vốn hiệu quả.
- Phải khẳng định chắc chắn hơn nữa vai trò, vị thế và trách nhiệm của Agribank trên thị trường tài chính tiền tệ ở khu vực nông thôn, thông qua hành động cụ thể là toàn thể cán bộ công chức hiểu rõ ý nghĩa, mục tiêu Chương trình quốc gia về xây
dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí của Chính phủ, để có chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng về ý thức trách nhiệm được giao.
- Cần tăng cường công tác đào tào, giáo dục tư tưởng, tinh thần trách nhiệm trong công việc và đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, làm cho mỗi cán bộ nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của mình khi là cán bộ của Ngân hàng được Đảng, Nhà nước giao phó giữ vai trò chính trong việc đầu tư phát triển NNNT và mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Tập trung bằng mọi giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn nội tệ, ngoại tệ hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao; phấn đấu đảm bảo cân đối vốn cho đầu tư phục vụ NNNT;
- Đẩy mạnh việc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm dịch vụ mới đến đông đảo khách hàng trên địa bàn nông thôn; nhất là sản phẩm bảo an tín dụng, các hợp đồng môi giới về bán máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Tăng trưởng dư nợ NNNT bằng việc mở rộng đầu tư đối với các ngành nghề sản xuất, kinh doanh dịch vụ phục vụ NNNT; ưu tiên vốn đầu tư cho phát triển NNNT theo Nghị định 55/NĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay theo quy định.
- Phát huy tốt vai trò của tổ xử lý thu hồi nợ quán hạn, nợ tồn đọng; kiên quyết xử lý khởi kiện đối với hộ cố tình chây ỳ, không có thiện chí trả nợ.