Điều kiện vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bạc liêu (Trang 25)

định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện; thông thường các tổ chức xem xét cho khách hàng vay phải đảm bảo các điều kiện sau:

1. Khách hàng là pháp nhân có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc có tử đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

2. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích sử hợp pháp.

3. Có phương án sử dụng vốn khả thi.

4. Có khả năng tài chính để trả nợ.

1.2.2. Giới hạn tín dụng : Ngoài những chính sách do luật định, mỗi NHTM thường có quy định riêng về giới hạn tín dụng. Các quy định thường là :

- Mức cho vay tối đa đối với một dự án vay vốn.

- Quyền phán quyết tối đa của Giám đốc chi nhánh.

- Mức cho vay tối đa so với tài sản thế chấp.

- Mức cho vay tối đa đối với từng khách hàng, từng nhóm khách hàng, ngành nghề.

1.2.3. Lãi suất, phí : Là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để sử trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu. Lãi suất cho vay thường được gắn liền với lãi suất thị trường, do nhu cầu vốn của thị trường quyết định. Song cho vay phục vụ các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ không chỉ mang tính kinh tế thuần túy mà còn mang

tính chất xã hội như cho vay NNNT, nhà nước luôn có chính sách lãi suất riêng và thông thường là thấp hơn lãi suất các đối tượng khác (thương mại thuần túy).

1.2.4. Bảo đảm tiền vay

- Bảo đảm tiền vay là việc các TCTD áp dụng các biện pháp phòng vệ của các tổ chức tín dụng để phòng khi các khoản vay khách hàng không trả được. Theo đó, nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết đảm bảo thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.

- Biện pháp đảm bảo tiền vay trong trường hợp cho vay không có đảm bảo bằng tài sản gồm :

+ Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản do TCTD chủ động lựa chọn.

+ Cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ, NHNN.

+ Cho vay hộ gia đình nghèo thông qua các tổ chức chính trị xã hội.

- Chính sách bảo đảm tiền vay của các TCTD gồm hai nội dung cơ bản là chinh sách áp dụng bảo đảm tiền vay đối với nhóm, loại khách hàng vay và chính sách xem xét nhận các loại tài sản đảm bảo.

1.2.5. Vai trò của tín dụng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn

- Tín dụng góp phần hình thành và phát triển thị trường tài chính nông thôn. Hoạt động tín dụng là cầu nối trung gian giữa những người cần vốn và những người cung ứng vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Thị trường tài chính ở nông thôn là nơi giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn, đáp ứng nhu cầu vốn phát triển nông thôn. Với hệ thống cơ sở rộng khắp xuống từng huyện xã, hoạt động tín dụng đẩy nhanh sự hình thành và phát triển thị trường tài chính nông thôn.

- Tín dụng ngân hàng góp phần tận dụng mọi tiềm năng to lớn ở nông thôn. Tiềm năng phát triển ở nông thôn nước ta là rất lớn, đây là khu vực tập trung đại đa số tài nguyên thiên nhiên, đặc biêt là dất đai cũng như nguồn lực lao động dồi dào của đất nước. Nếu đầu tư vốn một cách hiệu quả, người dân nơi đây sẽ có điều kiện khai thác tiềm năng tại chỗ, giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, ngày càng mở rộng và phát triển thị trường nông thôn.

- Góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho người nông dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Vốn tín dụng của ngân hàng tham gia vào quá trình sàn xuất thông qua hình thức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn như các công trình diện, đường, trường, trạm, chợ,.. Đây là cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình sản xuất, góp phần nâng cao đời sống của người dân vùng quê và giảm sự chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn.

- Tạo điều kiện phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Thông qua hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, một lượng lớn dư thừa lao động ở nông thôn đã được giải quyết. Khi có vốn các ngành tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống được phát triển góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

- Góp phần đảm bảo hiệu quả xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người nông dân. Hoạt động tín dụng phát triển góp phần hạn chế đáng kể tình trạng cho vay nặng lãi đã tồn tại khá lâu ở nông thôn. Vì vậy, người dân sẽ thực sự được hưởng thụ thành quả của mình sau một thời gian dài lao động sản xuất. Mặt khác, vốn tín dụng của ngân hàng còn được cung ứng cho mọi đối tượng thiếu vốn, không phân biệt giàu nghèo. Do đó, đời sống mọi tầng lớp dân cư được nâng cao và thúc đẩy nông thôn ngày càng phát triển.

1.3. Chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn

1.3.1. Khái niệm về chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn

- Chính sách tín dụng NNNT bao gồm một số chính sách, biện pháp của nhà nước để tạo điều kiện đối với tổ chức, cá nhân vay vốn phát triển lĩnh vực NNNT, đồng thời khuyến khích các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay đối với lĩnh vực này, nhằm góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

- Các chính sách tín dụng NNNT bao gồm : Chính sách về mạng lưới, chính sách về nguồn vốn, chính sách khách hàng và lĩnh vực đầu tư; chính sách về bảo đảm tiền vay, chính sách về lãi suất, chính sách về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

1.3.2. Vai trò của các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn

- Chính sách tín dụng giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách thoát nghèo, tăng thu nhập. Trong các cơ chế tín dụng của các NHTM hiện nay thì đối tượng nghèo, đối tượng chính sách rất khó đáp ứng các điều kiện để được vay vốn . Do đó, chính sách tín dụng khu vực nông thôn sẽ tạo điều kiện cho hộ nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận được nguồn vốn để thoát nghèo, tăng thu nhập.

- Góp phần tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống nhân dân góp phần phát triển kinh tế khu vực NNNT, xây dựng nông thôn mới: Chính sách tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ gia đình và thương nhân hoạt động thương mại tại vùng nông thôn, vùng khó khăn. Khi giải quyết chính sách tín dụng đối với những đối tượng này thì những doanh nghiệp được tiếp cận những nguồn vốn dẻ hơn, thoáng hơn làm tăng hiệu quả kinh tế của các phương án, dự án sẽ góp phần vào sự phát triển của kinh tế xã hội. Bên cạnh đó thì chính sách tín dụng góp phần khai thác tiềm năng đất đai, lao động và tài nguyên

thiên nhiên, góp phần tạo điều kiện phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho người nghèo vùng nông thôn.

- Chính sách tín dụng góp phần ổn định chính trị đất nước: Thực hiện các chính sách tín dụng khu vực nông thôn được xem hợp ý Đảng, lòng dân, góp phần không nhỏ trong ổn định chính trị. Khu vực nông thôn là khu vực đông dân cư và trình độ dân trí thấp nên dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng. Do đó, chính sách tín dụng góp phần giác ngộ tư tưởng cho nhũng người dễ bị tổn thương trong xã hội cảm thấy được quan tâm của Đảng và Chính phủ, chuyên tâm làm ăn sẽ góp phần đảm bảo ổn định chính trị.

- Chính sách tín dụng làm cầu nối và tạo điều kiện phát huy chức năng nhiệm vụ của các tổ chức chính trị xã hội: Các tổ chức chính trị xã hội ở Việt Nam thống nhất giữa mặt chính trị và xã hội. Điều này thể hiện sự tập hợp đoàn kết các lực lượng quần chúng đông đảo để thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.

- Chính sách tín dụng góp phần tăng cường vai trò quản lý của chính quyền địa phương: Khi thực hiện các chính sách của Đảng và Chính phủ thì sẽ thu hút cả hệ thống chính trị vào cuộc. Từ TW đến các địa phương, theo đó sẽ góp phần tăng cường vai trò quản lý của Chính quyền địa phương; thông qua quản lý thực hiện chính sách tín dụng, chính quyển địa phương phát huy vai trò quản lý lĩnh vực kinh tế, văn hóa tại địa phương.

- Chính sách tín dụng góp phần rút ngắn khoảng cách kinh tế giữa các vùng trong cả nước: Các chương trình tín dụng ưu đãi được triển khai hiệu quả ở các vùng trong cả nước đặc biệt là vùng dân tộc, vùng núi, vùng sâu vùng xa đã góp phần thúc đẩy kinh tế nhiều thành phần phát triển. Nhiều vùng đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ chế thị trường đã hình thành và từng bước phát triển, tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa NNNT, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, miền, dân tộc trong cả nước, góp phần thực hiện công bằng xã hội.

1.3.3 Mục tiêu của chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia tín dụng nông thôn, gia tăng dư nợ cho vay trong lĩnh vực NNNT; giảm tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực cho vay NNNT nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế NNNT theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa; hỗ trợ vốn để hộ nông dân, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực NNNT phát triển nhanh sản xuất hàng hóa và dịch vụ, góp phần tăng trưởng bền vững nông thôn.

1.3.4. Nội dung cơ bản của chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn

Chính Phủ có nhiều những chính sách tín dụng NNNT, có những chính sách mang tính thời điểm, có chính sách chỉ phục vu riêng cho một lĩnh vực, một dự án cụ thể được quy định tại các nghị định, quyết định của Chính Phủ. Một nghị định bao chùm nhất trong giai đoạn hiện nay là Nghị Định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT. Có rất nhiều chính sách, song tác giả chỉ nêu một số chính sách có tác động mạnh trong quá trình tổ chức thực hiện tại các Địa phương, các Ngân hàng thương mại.

1.3.4.1. Chính sách về nguồn vốn

Nguồn vốn cho vay của các TCTD đối với lĩnh vực NNNT bao gồm :

+ Nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng theo quy định.

+ Vốn vay, vốn nhận tài trợ, ủy thác của các tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước.

+ Nguồn ủy thác của Chính phủ cho lĩnh vực NNNT.

+ Vốn vay NHNN : Nguồn vốn hỗ trợ từ NHNN Việt Nam thông qua việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ.

1.3.4.2. Chính sách về cơ chế đảm bảo tiền vay

1. TCTD được xem xét cho vay khách hàng trên cơ sở có đảm bảo hoặc không có đảm bảo bằng tài sản theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại được TCTD cho vay không có tài sản bảo đảm theo các mức như sau:

+ Tối đa 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

+ Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn; cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp với hợp tác xã hoặc doanh nghiệp.

+ Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.

+ Tối đa 300 triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh.

+ Tối đa 500 triệu đồng đối với hộ nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ, có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp.

+ Tối đa 01 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

+ Tối đa 02 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ khai thác hải sản xa bờ; các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản; liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

+ Tối đa 03 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác xa bờ , cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác xa bờ.

+ Các đối tượng khách hàng được vay không có tài sản đảm bảo theo quy định này phải nộp cho TCTD cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do UBND xã xác nhận. Khách hàng chỉ được sử dụng giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không tranh chấp để vay vốn tại một tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng giấy xác nhận trên để vay không có tài sản bảo đảm theo quy định tại nghị định này.

+ Các cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại TCTD theo quy định này không phải nộp lệ phí sau: Lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản tại cơ quan thực hiện chứng thực hợp đồng; lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

1.3.4.3. Chính sách về lãi suất

+ Lãi suất cho vay phục vụ NNNT do khách hàng và TCTD thỏa thuận phù hợp với quy định của Nhà nước Việt nam trong từng thời kỳ. Hiện nay theo quy định tại thông tư 39/2016/TT-NHNN thì khi cho vay 5 đối tượng ưu tiên TCTD và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng Việt nam đồng nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc NHNN Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ ( hiện nay là 6.5%/năm).

+ Trường hợp các chương trình tín dụng NNNT theo chỉ đạo của Chính phủ thì mức lãi suất và phương thức hỗ trợ thực hiện theo quy định của Chính Phủ như lãi suất cho vay hỗ trợ tổn thất sau thu hoạch Nghị định 68/2013/NĐ-TTg.

+ Những khoản cho vay lĩnh vực NNNT từ nguồn vốn của Chính Phủ hoặc các tổ chức, cá nhân ủy thác thì mức lãi suất được thực hiện theo quy định của Chính Phủ hoặc theo thỏa thuận với bên ủy thác.

1.3.4.4. Chính sách về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bạc liêu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)