24 ánh giá thực trạng thực hiện các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông
2.4.4. Những điểm yếu và nguyên nhân
2.4.4.1. Những điểm yếu:
Bên cạnh những điểm mạnh tạo nên những thành công của Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu trong thời gian qua thì cũng còn một số điểm còn hạn chế, đó là những điểm yếu cần được chỉ ra để làm cơ sở định hướng chỉ đạo trong thời gian tới được tốt hơn.
- Về công tác chuẩn bị triển khai chính sách
Thứ nhất, việc lập kế hoạch và thực hiện quy trình xây dựng kế hoạch còn mang tính hình thức, chưa phát huy được vai trò của cấp thực hiện trong công tác lập kế hoạch như việc xây dựng kế hoạch đầu tư lĩnh vực NNNT tuy được xây dựng trên
cơ sở tổng hợp kế hoạch của các chi nhánh huyện. Nhưng việc xây dựng kế hoạch thời gian chuẩn bị quá ngắn nên các chi nhánh huyện không thể tổ chức kết hợp với chính quyền địa phương và đoàn thể khảo sát tình hình thực tế tại thời điểm xây dựng kế hoạch mà chủ yếu xây dựng dựa vào số liệu sẵn có trong các báo cáo. Do đó, kế hoạch của các chi nhánh huyện chưa sát với thực tế làm ảnh hưởng đến kế hoạch của toàn tỉnh. Chưa xây dựng được kế hoạch truyền thông tổng thể về chính sách tín dụng NNNT mà chủ yếu mới tuyên truyền thông qua công tác hội nghị sơ, tổng kết, công tác triển khai, tập huấn nghiệp vụ.
Thứ hai, việc xây dựng một số chỉ tiêu của kế hoạch mục tiêu thực hiện chính sách còn chưa sát với thực tiễn dẫn tới chưa đạt được mục tiêu kế hoạch đã đặt ra như kế hoạch đưa ra là lĩnh vực NNNT phải đạt trên 70% trên tổng dư nợ. Nhưng do không tính toán đến việc định hướng phát triển kinh tế của tỉnh là công nghiệp dịch vụ là mũi nhọn, nông nghiệp là nền tảng cơ bản đảm bảo cho kinh tế phát triển ổn định. Do vậy, chỉ tiêu xây dựng khá xa với thực tiễn.
Thứ ba, việc ban hành các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo còn thiếu, chưa đầy đủ, kịp thời; chỉ có văn bản mang tính hướng dẫn triển khai thực hiện, không có văn bản chỉ đạo cụ thể và hướng dẫn một số giải pháp xử lý mang tính đặc thù tại cơ sở. Một số văn bản đã có kế hoạch xây dựng văn bản của Agribank nhưng lại ban hành chậm.
Thứ tư, hệ thống đào tạo còn nhiều bất cập cả về quy mô, cơ cấu nội dung và chất lượng đào tạo chưa đáp ứng kịp thời những nhu cầu đòi hỏi lớn và ngày càng cao đối với cán bộ. Nội dung đào tạo còn dàn trải, chương trình còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn. Việc phát triển đội ngũ giảng viên kiêm chức là cán bộ Agribank có trình độ chuyên môn sâu và năng lực giảng dạy đến nay còn khá mỏng.
- Về công tác tổ chức triển khai chính sách
Thứ nhất, mặc dù đã được quan tâm trong 2 năm gần đây nhưng hoạt động truyền thông chưa được thực hiện một cách thường xuyên liên tục. Công tác tuyên
truyền chính sách tín dụng NNNT chỉ tập trung cao điểm vào các đợt họp sơ, tổng kết của Ngân hàng và các đoàn thể. Diện bao phủ của các hoạt động truyền thông vẫn còn hạn chế, chỉ có trên truyền hình và đài phát thanh
Thứ hai, việc tổ chức triển khai các chương trình, dự án tín dụng NNNT còn chậm so với tiến độ đặt ra như cho vay hỗ giảm tổn thất sau thu hoạch theo quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Chính Phủ.
Thứ ba, sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong tổ chức thực hiện chính sách đôi khi còn chưa chặt chẽ và thường xuyên. Nhận thức về sự phối hợp chưa thống nhất, đa phần mới chỉ hiểu là phối hợp trong điều hành, xử lý, kiểm tra, giám sát mà chưa thấy hết tầm quan trọng của việc phối hợp trong việc xây dựng chính sách.
- Kiểm soát sự thực hiện chính sách
Thứ nhất, mặc dù đã xây dựng dựng quy định về chế độ báo cáo của các chi nhánh trực thuộc về tình hình, kết quả thực hiện triển khai các kế hoạch đào tạo và tập huấn, kết quả thực hiện các mục tiêu của chính sách. Tuy nhiên, nguồn thông tin từ các báo cáo còn hạn chế, đôi khi chưa kịp thời và chính xác.
Thứ hai, việc tổ chức theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tín dụng NNNT chưa thực sự thường xuyên, chặt chẽ, nhất là việc theo dõi kế hoạch triển khai hàng tháng và hàng quý chủ yếu dựa trên các báo cáo từ cơ sở.
- Trong công tác phối kết hợp thực hiện chính sách
Cho vay qua tổ chưa thật sự phát huy hiệu quả tối đa do sự phối hợp giữa một số ngành, đoàn thể chưa chặt chẽ; việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các thành viên trong tổ sử dụng vốn vay sai mục đích chưa được thường xuyên, chỉ quan tâm đến công tác cho vay mà ít quan tâm đến công tác thu hồi nợ. Bên cạnh đó, hiệu qủa sản xuất kinh doanh của nhiều hộ nông dân còn thấp, do ít được đầu tư khoa học
công nghệ, kênh mương chưa được nạo vét thường xuyên, nguồn nước bị ô nhiễm,...nên thu nhập mang lại vẫn còn thấp. Công tác phối hợp theo chuỗi liên kết chưa chặt chẽ, khó khăn cho bà con trong việc tiêu thụ sản phẩm, điệp khúc “được mùa mất giá” lập đi lập lại thường xuyên.
2.4.4.2. Nguyên nhân của những điểm yếu
- Sự quyết tâm trong chỉ của Ban lãnh đạo NHNN tỉnh và của Agribank: Ban lãnh đạo NHNN tỉnh, Agribank rất quan tâm đến thực hiện chính sách tín dụng trong lĩnh vực NNNT và thông qua đó đã khuyến khích các chi nhánh tập trung vốn để đầu tư phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện chính sách tín dụng NNNT là một chính sách lớn nên muốn thành công đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của các cơ quan có liên quan, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể. Trong bối cảnh hiện nay khi kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng còn gặp nhiều khó khăn đòi hỏi Ban lãnh đạo cần phải có sự quyết tâm cao hơn trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách và chủ động hơn trong việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để thực hiện chính sách tín dụng NNNT có hiệu quả.
- Nguyên nhân thuộc về Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu và các chi nhánh trực thuộc
+ Các thủ tục, quy định liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai vẫn là cản trở lớn đối với người dân có trình độ văn hóa thấp, từ đó dẫn tới việc không đáp ứng kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân.
+ Khả năng thẩm định dự án và kinh nghiệm thực tế của cán bộ tín dụng chưa tốt. Một bộ phận nhỏ cán bộ tín dụng còn gây phiền hà, gây khó khăn cho khách hàng, hộ nông dân vay vốn.
+ Một số nơi áp dụng quy định về thủ tục vay vốn có phần máy móc, chưa thực hiện tốt việc đơn giản hóa thủ tục cho vay dẫn đến việc khách hàng vay vốn mất
nhiều thời gian chờ đợi và đi lại nhiều lần, từ đó làm hạn chế khả năng tiếp cận cho vay trong khu vực NNNT; nhất là các thủ tục, quy định liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai vẫn là cản trở lớn đối với người dân có trình độ văn hóa thấp, từ đó dẫn tới việc không đáp ứng kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy chỉ có 21,7% số người được hỏi đánh giá thủ tục đơn giản, còn lại đánh giá phù hợp và phức tạp.
+ Do cơ chế giao khoán dư nợ nên một số cán bộ, chi nhánh chưa thực sự quan tâm đến cho vay NNNT vì đối tượng cho vay NNNT chủ yếu là những món nhỏ, việc cho vay mới chỉ tập trung vào việc các lĩnh vực dễ thu lợi nhuận trong ngắn hạn như cho vay chi phí sản xuất nông lâm, ngư nghiệp, cho vay thu mua nông sản, thực phẩm, … mà thường muốn phục vụ các khách hàng lớn nên không thích các khách hàng nhỏ.
- Nguyên nhân thuộc các cơ quan có liên quan
+ Công tác hoạch định chính sách về phát triển NNNT của các cơ quan liên quan: chất lượng công tác xây dựng quy hoạch tổng thể, chiến lược phát triển cụ thể đối với từng khu vực và toàn tỉnh của các cơ quan liên quan chưa tốt. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch về xây dựng các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa nông, lâm, ngư nghiệp với quy mô lớn, chính sách bảo hiểm cho NNNT còn yếu. Việc quy hoạch sản xuất cây giống cũng như tiêu thụ sản phẩm cho nông nghiệp vẫn chưa nhận được sự quan tâm của các cơ quan liên quan do vậy ảnh hưởng đến việc tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
- Nguyên nhân thuộc về tổ chức và cá nhân vay vốn
+ Trình độ văn hóa và sự hiểu biết của tổ chức và cá nhân vay vốn: Khách hàng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực NNNT và khu vực nông thôn thường là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ nông dân chủ yếu là sản xuất nhỏ, manh mún; kết quả khảo sát cho thấy trình độ kinh doanh còn thấp nên khả năng tiếp cận và sử dụng tiền vay còn hạn chế, ngân hàng khó kiểm soát.
Kết quả khảo sát cho thấy, nếu xét chung trên tổng số 300 hộ nông dân điều tra thì có 101 chủ hộ có trình độ tiểu học hoặc mù chữ, trong đó hộ diện nghèo có 12/13 hộ. Số chủ hộ có trình độ trung học cơ sở là 139 hộ (46,33%) và số chủ hộ có trình độ THPT là 60 (20%) Từ đó ta thấy khả năng trình độ nhận thức trong việc tìm hiểu, tiếp cận được nguồn vốn còn khó khăn. Trình độ dân trí thấp là một trong những yếu tố kìm hãm sự tiếp cận của người dân với nguồn vốn nói riêng và kìm hãm sự phát triển của kinh tế nói chung. Vì vậy để tăng cường năng lực tiếp cận nguồn vốn chính là phải nâng cao trình độ hiểu biết của người dân, giúp người dân có nhận thức đúng đắn.
+ Một số khách hàng đã cố tình sử dụng vốn sai mục đích, sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung và dài hạn, đầu tư vào các lĩnh vực ngoài nông nghiệp nên gặp khó khăn về dòng tiền, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và chất lượng tín dụng ngân hàng.
+ Đặc thù sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực NNNT: Sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu theo kinh nghiệm, tính vụ mùa thể hiện rõ ở các khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ, giá cả thị trường biến động thất thường, khó kiểm soát nên rủi ro trong khu vực NNNT thường rất lớn. Ngoài ra, lao động qua đào tạo chỉ chiếm tỷ trọng thấp và có tới trên 80% hộ nghèo sinh sống tại khu vực này. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa các ngành nghề để hạn chế rủi ro còn kém; kết quả khảo sát cho thấy 100% hộ nghẻo đều có diện tích sản xuất dưới một ha; chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, không làm thêm ngành nghề khác để tăng thu nhập. Do vậy, các nhân tố này ảnh hưởng không nhỏ đến vốn đầu tư của ngân hàng cũng chịu nhiều rủi ro.
Kết luận chƣơng 2:
Qua nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức thực hiện các chính sách tín dụng NNNT tại Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu trong thời gian qua cho thấy vai trò của Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu trong quá trình thực hiện chính sách tín dụng NNNT ở các khía cạnh: (1) Công tác đầu tư phục vụ phát triển NNNT được coi trọng, tỷ lệ dư nợ bình quân hàng năm chiếm 87% trên tổng dư nợ đầu tư NNNT của các TCTD trên địa bàn; (2) Nợ xấu là vấn đề đáng quan tâm. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu đối tượng NNNT đang trong tình trạng kiểm soát tốt, luôn duy trì ở mức thấp ( bình quân 0,79%), và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ xấu đối tượng đầu tư NNNT của các tổ chức tín dụng ( bình quân chiếm 3,31%) và chiếm 77,61% trên tổng nợ xấu đầu tư nền kinh tế của Agribank Bạc Liêu, (3) Dưới góc độ khách hàng đã cho thấy việc tiếp cận vốn tín dụng vẫn còn khó khăn, cũng còn nhiều hộ dân có nhu cầu vay vốn nhưng chưa được đáp ứng. Công tác tổ chức thực hiện chính sách đã phát huy được thế mạnh của mình về mạng lưới, con người, cơ chế chính sách trong xây dựng chương trình và chỉ đạo thực hiện, trong phối kết hợp với các cơ quan ban ngành và phân công thực hiện; trong công tác tuyên truyền chính sách. Tuy nhiên, trong tổ chức thực hiện cũng còn bộc lộ một số hạn chế cần phải khắc phục như được triển khai kế hoạch còn mang tính hình thức, công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát chưa được thường xuyên; việc phối kết hợp với tổ chức đoàn thể trong việc xét duyệt cho vay cũng như kiểm tra gíam sát sử dụng vốn vay ở một số nơi chưa tốt nên chưa phát huy được thế mạnh của việc cho vay qua tổ.
Tóm lại, công tác tổ chức thực hiện chính sách tín dụng NNNT của Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu trong thời gian qua là tương đối hiệu quả, phát huy được vai trò của mình trong lĩnh vực NNNT. Tuy nhiên, cũng còn một số mặt còn hạn chế cần có giải pháp phù hợp để phát huy hơn nữa vai trò của mình và đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển.
HƢƠN 3 : ẢI PHÁP NÂNG CAO N N O NĂN LỰC THỰC