Nhận xét và đánh giá chung 1 Thuận lợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên đakrông, quảng trị (Trang 27 - 30)

2.3.1. Thuận lợi

- Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông nằm ở vùng núi thấp miền Trung có giá trị rất cao về đa dạng sinh học, có hệ động thực vật đa dạng và phong

phú. Đặc biệt có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm, nhiều loài có trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Đây là cơ sở quan trọng cho việc bảo tồn tài nguyên động thực vật tại địa phương.

- Thảm thực vật rừng ở Đakrông có tỷ lệ che phủ cao, mang một ý nghĩa lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất, đặc biệt là nơi sinh sống và phát triển của nhiều loài sinh vật trong khu vực.

- Tiềm năng du lịch: Khu vực khu bảo tồn Đakrông có rất nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có thể khai thác tiềm năng du lịch như Cầu treo Đakrông; suối nước nóng; chiến khu Ba Long; cánh đồng Ba Lòng; đồi Không Tên; Khu ủy Thừa Thiên; cụm di tích Hướng Hóa, Khe Sanh, cửa khẩu Lao Bảo, với một diện tích lớn rừng kín thường xanh trên núi đất, hầu như còn tính nguyên sinh, là nơi sống của nhiều loài chim thú quí hiếm thì Đakrông còn có một tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn.

- Trong khu vực có lâm trường và hạt kiểm lâm hoạt động tích cực đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác bảo tồn của Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông.

2.3.2. Khó khăn

- Dân cư sống trong vùng chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn, cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng, vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác bảo tồn tài nguyên trong vùng như canh tác nương rẫy, săn bắn, khai thác gỗ củi,

- Lâm trường và hạt kiểm lâm đã hoạt động tích cực, song chưa phát huy được vai trò nòng cốt thúc đẩy nền kinh tế lâm nghiệp khu vực phát triển và bảo vệ rừng. Công tác chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp tiến hành vẫn còn chậm (việc giao rừng tự nhiên cho dân đang tiến hành với quy mô nhỏ).

- Người dân trong vùng có trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức hiểu biết về bảo tồn thiên nhiên. Đồng bào ở đây ít được giáo dục tuyên truyền về bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên.

- Cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn. Đường giao thông vận tải ngoài 2 trục đường quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh thì các đường liên thôn, liên xã còn ít, chất lượng đường xấu, chỉ đi lại được trong mùa khô.

- Công tác định canh định cư đã được Đảng và Chính phủ quan tâm nhưng nguồn vốn quá ít và nhỏ giọt, hoặc còn mang tính chất rải đều nên hiệu quả chưa cao, ảnh hưởng không nhỏ tới công tác bảo tồn tài nguyên rừng.

Chương 3 : mục tiêu, Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.1. Mục tiêu

Xây dựng bản danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch cho KBTTN Đakrông, trên cơ sở đó đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật: về phân loại, về dạng sống, về cấu trúc địa lý thực vật, về nguồn tài nguyên.

3.2. Nội dung

Kế thừa, bổ sung, chỉnh lý và hệ thống hoá danh lục thực vật và sắp xếp các taxon theo một hệ thống mới của Brummitt (1992)

Đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật gồm các nọi dung sau : + Đa dạng về phân loại

+ Đa dạng về dạng sống

+ Đa dạng về các yếu tố địa lý

+ Đa dạng về nguồn tài nguyên (giá trị sử dụng, sự quí hiếm và mức độ bị đe doạ nhằm định hướng cho việc bảo tồn trong tương lai)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên đakrông, quảng trị (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)