Đánh giá tính đa dạng hệ thực vật về dạng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên đakrông, quảng trị (Trang 36 - 39)

Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của thực vật. Phổ dạng sống là một đặc trưng về bản chất sinh thái của hệ thực vật cũng như thảm thực vật của hệ sinh thái đó. Mỗi hệ sinh thái là do các loài trong mỗi tương quan với các nhân tố sinh thái của nơi sống đó tạo nên. Nó được thể hiện trên từng cá thể

loài và các loài đó tập hợp nên những quần xã riêng biệt phản ảnh môi trường ở nơi đó. Cho đến nay khi phân tích bản chất sinh thái của mỗi hệ thực vật, nhất là hệ thực vật của các vùng ôn đới người ta vẫn thường dùng hệ thống các dạng sống của Raunkiaer (1934) và sắp xếp các loài của hệ thực vật nghiên cứu vào một trong các dạng sống đó. Cơ sở quan trọng nhất để sắp xếp các nhóm dạng sống đó là xem thời kỳ khó khăn cho cuộc sống (do lạnh hay khô hay cả hai) loài đó tồn tại dưới dạng sống nào: chỉ là hạt nghỉ hay còn có cả chồi, nếu có chồi thì chồi nằm ở vị trí nào so với mặt đất, có được bảo vệ hay không.

Để nghiên cứu các dạng sống trước hết phải thu thập các thông tin về dạng cây các loài: chủ yếu thống kê cả các thông tin về dạng sống trong các bộ thực vật chí như dạng cây, độ cao, đường kính kể cả các đặc tính sinh thái của từng loài nếu có.

Đánh giá dạng sống theo Raunkiaer (1934) có bổ sung: Sau khi đã thống kê căn cứ theo thang phân chia của Raunkiaer về dạng sống để sắp xếp các loài thuộc một trong các kiểu chính.

Hệ thống phân loại phổ dạng sống:

 Cây chồi trên (Phanerophytes) -Ph: gồm những cây gỗ hay dây leo kể cả cây bì sinh, ký sinh và bán ký sinh có chồi nằm cách mặt đất từ 25 cm trở lên. Ví dụ: Sâng, Chò.

+ Cây chồi trên to (Magaphanerophytes) - Mg: là cây gỗ cao từ 25 m trở lên: Sâng, Chò chỉ, Chò xanh, Lim.

+ Cây chồi trên nhỡ (Mesophanerophytes) - Me: gồm những cây gỗ từ 8 - 25m: Gội, Sung, Máu chó, Trường.

+ Cây chồi trên nhỏ (Microphanerophytes) - Mi: là cây gỗ nhỏ, cây bụi, cây hóa gỗ, cỏ cao từ 2 - 8 m: Chòi mòi, Dâu da, Ngái, Mận, Đào.

+ Cây chồi trên lùn (Nanophanerophytes) - Na: gồm cây gỗ, cây bụi lùn hay nửa bụi, cây hóa gỗ, cỏ cao từ 25 - 200 cm: Các loài thuộc họ Cà phê, Thầu dầu, Ô rô, Gai dưới tán rừng hay các loài như Bồng bồng, Dứa mỹ, Hoa hồng, Nhài.

+ Cây bì sinh (Epiphytes) -Ep: gồm các loài cây bì sinh sống lâu năm trên thân, cành cây gỗ, trên vách đá... như các loài Dương xỉ và Phong lan sống bám trên cây to trong rừng.

+ Cây ký sinh hay bán ký sinh (Parasit-hemiparasit phanerophytes) - Pp: trên cây gỗ như Tầm gửi, Tơ xanh, Tơ hồng, một vài loài Hoya

của họ Thiên lý.

+ Cây mọng nước (Succulentes) - Suc: Xương rồng, Thuốc bỏng... + Dây leo (Lianophanerophytes) -Lp: gồm các loài dây leo thân hóa

gỗ như Kim ngân, Bàm bàm, Mã tiền, Vằng.

 Cây chồi trên thân thảo (Herbaces phanerophytes) - Hp: những cây chồi trên thân không có chất gỗ.

 Cây chồi sát đất (Chamaephytes) - Ch: gồm những cây có chồi cách mặt đất dưới 25 cm, mùa đông được lớp tuyết hay lá khô bao phủ chống lạnh: bao gồm Rêu, Địa y, Cao cẳng- Ophiopogon sp. .

 Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes) - Hm: gồm những cây có chồi nằm sát mặt đất (ngang mặt) hay nửa trên, nửa nằm dưới đất được lá khô che phủ bảo vệ: bao gồm các loài thuộc các loài cỏ nhiều năm hay các loài Dương xỉ, Náng - Crinium, Ráy- Alocasia macrorrhiza.

 Cây chồi ẩn (Cryptophytes) - Cr: gồm những cây có chồi nằm dưới đất: bao gồm các loài có củ hay căn hành như Cỏ tranh, Gừng, Củ gấu, Khoai tây… bao gồm cả những cây có chồi trong đất (Geophytes) hoặc cây chồi thủy sinh (Hy: trong nước - Hydrophytes và dưới nước - Helophytes) như: Rong tóc tiên, Rong mái chèo, Sen, Súng.

 Cây một năm (Therophytes) - Th: gồm những cây vào thời kỳ khó khăn toàn bộ cây chết đi, chỉ còn duy trì nòi giống dưới dạng hạt. Đó là toàn bộ cây có đời sống ngắn hơn một năm, sống ở bất kể môi trường nào: các loài cỏ, Rau tàu bay, Cải cúc, Cỏ mực.

Xây dựng phổ dạng sống: Sau khi thống kê các loài theo các kiểu dạng sống, chúng tôi tiến hành lập phổ dạng sống. Dựa vào đó để đánh giá mức độ đa dạng của điều kiện sống (nhân tố sinh thái) cũng như thấy được mức độ tác động của các nhân tố đối với hệ thực vật. Ví dụ ở rừng nhiệt đới và rừng

nguyên sinh thì nhóm Ph bao giờ cũng cao hơn so với các nhóm khác và nhóm Cr thường gặp ở những nơi có điều kiện môi trường khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên đakrông, quảng trị (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)