Việc làm đầu tiên của phương pháp thực địa là xác định điểm thu mẫu, tuyến thu mẫu dựa trên bản đồ địa hình, bản đồ quản lí khu vực sẽ tiến hành thu mẫu. Khi nghiên cứu tính đa dạng của một hệ thực vật thì việc thu thập
mẫu là nhiệm vụ quan trọng làm cơ sở để xác định tên taxon và xây dựng bảng danh lục chính xác và đầy đủ.
Dụng cụ thu mẫu:Cặp hay túi đựng mẫu, giấy báo, dây buộc, nhãn, kim
chỉ, bút chì 2B, sổ ghi chép, cồn.
Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu:Để thu mẫu một cách đầy đủ và đại
diện cho một khu nghiên cứu, chúng ta không thể đi hết các điểm trong khu nghiên cứu, vì thế việc chọn tuyến và điểm thu mẫu là cần thiết. Tuyến đường đi phải xuyên qua các môi trường sống của khu nghiên cứu. Có thể chọn nhiều tuyến theo các hướng khác nhau, nghĩa là các tuyến đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu nghiên cứu. Trên các tuyến đó chúng ta lại chọn những điểm chốt, tức là những điểm đặc trưng nhất để thu mẫu kỹ hay đặt các ô tiêu chuẩn vừa phục vụ cho nghiên cứu về đa dạng loài vừa nghiên cứu về đa dạng hệ sinh thái.
Phương pháp thu mẫu: Để thu mẫu, hiện nay chúng ta nên dùng túi polyetylen để đựng mẫu không dùng cặp gỗ dán như trước đây vừa cồng kềnh, vừa khó bảo quản, cần có sổ ghi chép riêng, nhãn hay băng dính giấy có thể viết được và kéo cắt cây.
Nguyên tắc thu mẫu:
- Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận, nhất là cành, lá và hoa đối với cây lớn hay cả cây đối với cây thảo và có quả càng tốt.
- Mỗi cây nên thu từ 3-10 mẫu, còn mẫu cây thảo nên tìm các mẫu giống nhau và cũng thu với số lượng trên để vừa nghiên cứu các biến dạng của loài, vừa để trao đổi.
- Các mẫu thu trên cùng một cây thì đánh cùng một số hiệu mẫu. Có 2 cách đánh số từ 1 trở đi kể từ khi thu mẫu đầu tiên cho đến hết đời làm nghiên cứu khoa học hoặc đánh số theo năm tháng không phụ thuộc và các đợt thu mẫu trước đó. Ví dụ đợt nhiên cứu vào tháng 7 năm 1996 ta có thể đánh số là 967 là gốc và sau đó lần lượt ghi tiếp từ số 01 trở đi. Cách đánh này tiện lợi là
không cần phải nhớ số trước đó mà thu đợt nào đánh số đó và qua số đó có thể nhận biết thời gian thu mẫu nhưng có nhược điểm là không thể biết cả cuộc đời của nhà thực vật đã thu được bao nhiêu mẫu.
Khi thu, phải ghi chép ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên như đặc điểm vỏ cây, kích thước cây nhất là các đặc điểm dễ mất sau khi khô như: màu sắc của hoa, quả, mùi vị...
- Thu và ghi chép xong cho vào túi polyetylen to mang về nhà mới làm mẫu. Việc cho vào túi polyetylen có lợi là gọn nhẹ, không bị va quệt khi băng qua rừng, mẫu giữ tươi lâu kể cả khi trời nắng to nhưng cần chú ý là khi cho mẫu vào túi phải nhẹ nhàng, nếu có hoa thì dùng các lá của mẫu để bọc lấy trước khi cho vào túi. Có thể dùng túi nhỏ và mỏng đựng một loài và buộc chặt lại và tất cả các túi nhỏ đó cho vào túi to hay bao tải.
Cách xử lý và bảo quản mẫu: Sau 1 ngày lấy mẫu cần đeo nhãn cho mỗi
mẫu. Nhãn có thể chỉ ghi số hiệu mẫu của tác giả còn các thông tin khác sẽ ghi vào sổ riêng hoặc trên nhãn ghi đầy đủ các mục như sau:
- Số hiệu mẫu
- Địa điểm và nơi lấy (tỉnh, huyện, xã, núi nào và mọc ven suối hay đỉnh núi)
- Đặc điểm quan trọng: cây gỗ hay dây leo, độ cao, đường kính, màu lá, hoa, quả
- Đặc điểm sinh thái: môi trường sống, độ cao so với mặt nước biển, địa hình.
- Người lấy mẫu và ngày lấy mẫu
Khi ghi phải dùng bút chì mềm, tuyệt đối không dùng bút bi, bút mực để tránh bị mất khi ngâm tẩm về sau.
Sau mỗi ngày mang về nơi ở cần được xử lý mẫu ngay.
Xử lý mẫu: Khi không có thời gian và điều kiện làm mẫu ngay trong
hay chỉ ép 1 thời gian ngắn sao cho chúng đủ thời gian ổn định vị trí, sau đó bỏ cặp và dùng giấy báo bọc ngoài rồi bó chặt lại rồi cho các bó mẫu đó vào túi polyetylen cỡ lớn. Mỗi túi lớn có thể chứa nhiều bó mẫu và dùng cồn đổ cho thấm các tờ báo và buộc chặt lại để chuyển về nơi có điều kiện sấy khô. Cách làm đó có thể giữ cho mẫu trong khoảng 1 tháng mà không cần phải sấy ngay. Mục đích là để giết các men làm cho lá rụng.