Đánh giá đa dạng hệ thực vật về mặt địa lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên đakrông, quảng trị (Trang 39 - 42)

Mỗi một khu hệ thực vật được hình thành ngoài mối tương quan của các sinh vật với các yếu tố sinh thái như khí hậu, đất đai, địa hình, địa mạo... còn phụ thuộc vào các điều kiện địa lý, địa chất xa xưa ít khi thấy được một cách trực tiếp. Chính các yếu tố này đã tạo nên sự đa dạng về thành phần loài của từng khu vực. Vì vậy, trong khi xem xét sự đa dạng về thành phần loài, cần xem xét bản chất cấu thành nên hệ thực vật của một vùng và các yếu tố địa lý thực vật của vùng nghiên cứu.

Hệ thống các yếu tố địa lý thực vật: Việc thiết lập phổ các yếu tố địa lý, áp dụng sự phân chia của các tác giả Pócs Tamás (1965), Ngô Chinh Dật (1993), và Nguyễn Nghĩa Thìn (1999, 2004), hệ thực vật Việt Nam bao gồm các yếu tố sau:

 1. Yếu tố thế giới: gồm các taxôn phân bố khắp nơi trên thế giới

 2. Liên nhiệt đới: gồm các taxôn mà chúng phân bố mà ở vùng nhiệt đới châu á, châu úc, châu Phi và châu Mỹ. Một số có thể mở rộng tới vùng ôn đới.

 2.1. Nhiệt đới châu á, châu úc và châu Mỹ

 2.3. Nhiệt đới châu á và Mỹ: gồm các taxôn mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu á đến vùng nhiệt đới châu Mỹ, một số có thể mở rộng tới Đông Bắc châu úc và các đảo Tây Nam Thái Bình Dương.

 3. Cổ nhiệt đới: gồm các taxôn mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu á, châu úc, châu Phi và các đảo lân cận.

 3.1. Nhiệt đới châu á và châu úc: gồm các taxon mà chúng phân bố mà ở vùng nhiệt đới châu á tới châu úc và các đảo lân cận. Nó nằm cánh đông của Cổ nhiệt đới và mở rộng đến các đảo ấn Độ nhưng không bao giờ tới lục địa châu Phi.

 3. 2. Nhiệt đới châu á và châu Phi: gồm các taxôn mà ở vùng nhiệt đới châu á, châu Phi và các đảo lân cận. Đây là cánh Tây của vùng Cổ nhiệt đới và có thể mở rộng tới Phi-gi và các đảo nam Thái Bình Dương nhưng không bao giờ tới châu úc.

 4. Nhiệt đới châu á (Indo - Malêsia) : gồm các taxôn mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu á từ ấn Độ, Srilanca, Mianma, Thái Lan, Đông Dương và Tây Nam và Nam Trung Hoa (Lục địa châu á), Inđônêxia, Malaixia, Philippines đến Niu Ghinê và mở rộng tới Phi-gi và các đảo Nam Thái Bình Dương (vùng Malêsia) nhưng không bao giờ tới châu úc.

 4.1. Đông Dương-Malêsia: gồm các taxôn mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu á từ lục địa ĐN á (Mianma, Thái Lan, Đông Dương và TN-N. Trung Hoa), đến Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Niu Ghinê và mở rộng tới Phi-gi và các đảo nam Thái Bình Dương nhưng không bao giờ tới châu úc ở phía Nam và ấn Độ ở phía Tây.

 4.2. Đông Dương-ấn Độ hay Lục địa châu á nhiệt đới: gồm các taxôn mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu á từ ấn Độ, Srilanca, Mianma, Thái Lan, Đông Dương và TN-N Trung Hoa không tới vùng Malêsia.

 4.3. Đông Dương - Himalaya = Lục địa Đông Nam á (trừ Malêsia và ấn Độ): gồm các taxôn mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu á từ chân Himalaya, Mianma, Thái Lan, Đông Dương và Tây Nam Trung Hoa một số chúng có thể mở rộng đến bán đảo Malaixia ở phía Nam. Đây là nhóm thực vật phân bố chủ yếu trên núi cao.

 4.4. Đông Dương - Nam Trung Hoa: gồm các taxôn mà chúng phân bố ở Đông Dương và Nam Trung Hoa đặc biệt xung quanh biên giới Trung Hoa (chỉ có ở Nam Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Đài Loan, Hải Nam) và Đông Dương.

 4.5. Đông Dương: Các taxôn phân bố giới hạn trong phạm vi 3 nước Đông Dương và đôi khi có thể gặp ở Thái Lan.

 5. Ôn đới Bắc: gồm các taxôn mà chúng phân bố trong vùng ôn đới châu á, châu Âu và châu Mỹ và có thể mở rộng tới vùng núi nhiệt đới và thậm chí tới vùng ôn đới Nam bán cầu.

 5.1. Đông á - Bắc Mỹ: gồm các taxôn mà chúng phân bố trong vùng ôn đới châu á và Bắc Mỹ có thể mở rộng tới vùng núi nhiệt đới.

 5.2. Ôn đới cổ thế giới: gồm các taxôn mà chúng phân bố ở ôn đới châu Âu, châu á và có thể mở rộng tới mà ở vùng núi nhiệt đới châu Phi và châu úc.

 5.3. Vùng ôn đới Địa Trung Hải - châu Âu - châu á: gồm các taxôn mà chúng phân bố trong vùng ôn đới quanh Địa Trung Hải, châu Âu và châu á.

 5.4. Đông á: gồm các taxôn mà chúng phân bố trong vùng ôn đới từ Himalaya đến Đông Trung Hoa tới Triều Tiên hay Nhật Bản và có thể mở rộng tới vùng núi nhiệt đới.

 6. Đặc hữu Việt Nam: gồm các taxôn mà chúng phân bố trong giới hạn của Việt Nam.

 6.1. Cận đặc hữu: gồm các taxôn mà chúng phân bố chủ yếu trong giới hạn của Việt Nam và có thể tìm thấy ở một vài điểm của các nước lân cận dọc theo biên giới.

 6.2. Đặc hữu hẹp: loài chỉ mới phát hiện ở phạm vi của KBTTN Đakrông và có thể mở rộng ra trong phạm vi Đakrông

Xây dựng phổ yếu tố địa lý thực vật: Sau khi đã phân chia các loài thuộc vào từng yếu tố địa lý thực vật, chúng ta tiến hành lập phổ các yếu tố địa lý để dễ dàng so sánh và xem xét cấu trúc các yếu tố địa lý thực vật giữa các vùng với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên đakrông, quảng trị (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)