Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược truyền thông của thương hiệu COOLMATE tại việt nam (Trang 38 - 42)

2.3.2.1 Thương hiệu Coolmate

Thương hiệu Coolmate được sang lập và phát triển từ năm 2019 bởi CEO Phạm Chí Nhu một doanh nhân đã trải qua nhiều công việc và từng sở hữu một thương hiệu thời trang cơ bản cho nam 3 năm trước khi thành lập Coolmate. Cùng với đội ngũ Marketing đứng đầu là CMO Nguyễn Hoài Xuân Lan với kinh nghiệm từng là cựu CEO của Marketing Agency trong vòng hai năm. Cô là nòng cốt tạo những chiến lược truyền thông cho thương hiệu. Ứng dụng nền tảng số thay thế cho kênh

bán hàng trực tiếp truyền thống do đó Coolmate cần người có kinh nghiệm và kĩ năng trong việc xử lý vấn đề liên quan đến công nghệ cốt lõi, hướng phát triển công nghệ cho công ty. Do đó ông Nguyễn Văn Hiệp được bổ nhiệm vào vị trí CTO người đã từng là cựu CTO tại Ecomobi công ty hàng đầu về giải pháp bán hàng TMĐT tại khu vực ĐNÁ. Bên cạnh đó đội ngũ chăm sóc khách hàng cũng là bộ phận không kém phần quan trọng của thương hiệu. Đầu năm 2020, Coolmate đã nhận được khoản đầu tư đầu tiên từ quỹ 500 Startups, một quỹ đầu tư mạo hiểm đến từ Silicon Valley. Hiện nay Coolmatte đã và đang làm việc với mười nhà máy để tạo ra những sản phẩm chất lượng tới tay người tiêu dùng. Và từ những gì mà Coolmate mang tới cho khách hàng trải nghiệm họ được sự đánh giá cao từ khách hàng, đạt được tỷ lệ phản hồi tốt và sự tin tưởng dành cho thương hiệu

2.3.2.2 Nhà cung cấp

Coolmate luôn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng nhất tới tay người tiêu dùng. Chính vì thế Coolmate luôn tìm kiếm và chọn những xưởng sản xuất đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trên cả nước để mang tới những giá trị làm hài lòng khách hàng nhất.

Mỗi sản phẩm của Coolmate được làm bởi các nhà máy khác nhau nhằm đạt được sự tối ưu trong chất lượng của sản phẩm:

 Nhà máy dệt

Tọa lạc tại phường 14 quân Tân Bình, xưởng được xây dựng rất hiện đại với 4 tầng, diện tích 3000m2, tầng 1 là nơi luôn nhộn nhịp xe chở hàng , nhân công luôn bận rộn chất vải lên xe để đến các xưởng may khác và trong số đó chắc chắn có xưởng may áo Premium của Coolmate. Các tầng trên được đặt máy dệt Pai Lung- một trong những máy dệt hàng đầu

Với lượng nhân công lên đến 100 người , và xưởng được chia thành hai tòa cùng với hơn 60 máy dệt, mỗi ngày sản xuất được tối đa được 20 tấn vải và xuất xưởng cho các xưởng may khác lên tới 3 tấn mỗi lần

 Nhà máy may

Một chiếc áo được sản xuất ra sẽ bao gồm nhiểu công đoạn tử cắt form, chọn chỉ, lên máy may, ủi…và thành phẩm cuối cùng được tạo ra bởi một xưởng sản xuất có diện tích 1000m2 tại phường Tân Hưng, quận 12. Với 8 năm kinh nghiệm, bên cạnh việc sản xuất quần áo cho các thương hiệu nội địa, ngoài ra nhà máy này còn may nhiều đồ thời trang khác đặc biệt là những sản phẩm cho các thương hiệu nổi tiếng của Hàn Quốc, như K.swiss, Lecaf, Arena, Elle Sport, Spao... Nhà máy

tự tin có thể cung cấp lên đến 10.000 sản phẩm trong 1 ngày đến tay các đại lý bán hàng.

 Nhà máy sản xuất quần Underwear

Nhà máy được đặt tại phường Trung Chánh, huyện Hóc Môn. Yếu tố làm cho nhà máy này trở nên hiện đại nhờ được trang bị hệ thống những chiếc máy Kansai 4 kim 6 chỉ tại xưởng.Trong ngành sản xuất Underwear truyền thống thì công nghệ may 4 kim 6 chỉ hay còn được gọi là Flatout seam - công nghệ khó và tốn kém. Một chiếc máy Kansai 4 kim có giá gấm 4 lần những chiếc máy vắt sổ thông thường (~100tr/máy). Hiên nay ít cơ sở sản xuất có thể sở hữu những chiếc máy như vậy, nhất là với số lượng lớn.

 Nhà máy dệt tất

Coolmate chính thức làm việc với nhà máy dệt tất ngay từ những ngày đầu thành lập. Nhà máy tại quận Bình Tân được biết đến là một trong những nhà máy sản xuất tất lớn tại TP Hồ Chí Minh và chuyên xuất khẩu tất cho thị trường Mỹ và các thị trường lân cận. áp dụng công nghệ hiện đại với số thợ may chỉ hơn 40 người.

Nhà máy dệt tất xây dựng với phân chia khu vực máy dệt tất riêng với 80 máy hoạt động liên tục trong ngày, khu vực máy nối phần cổ tất, khu vực hoàn thiện với nhiều bước được chuyên môn hoá định hình tất, kiểm tra, đóng gói,... để có thể xuất xưởng 15.000 đôi tất trong ngày.

2.3.2.3 Trung gian Marketing

Ứng dụng mô hình D2C Coolmate muốn giảm thiểu các trung gian để mức giá tới tay khách hàng luôn là mức giá hợp lý. Tuy nhiên ngoài bán sản phẩm thông qua wedsite Coolmate còn bán sản phẩm trên các kênh thương mại điện tử theo chia sẻ của CEO Phạm Đình Nhu sản phẩm bán trên các kênh như Lazada, Shopee chỉ chiếm 15% doanh số.

Tại nền tảng Shopee hiện nay Coolmate đang có lượng người theo dõi đạt mức 83,8 nghìn người. Với 38,8 nghìn đánh giá Coolmate được khách hàng đánh giá 4.9/5 đây là một con số ấn tượng thể hiện được chất lược của sản phẩm và mức độ hài lòng của khách hàng.

Tại Lazada lương người theo dõi có phần thấp hơn chỉ 18,762 người . Tuy nhiên điểm chung là mức đánh giá hài lòng sản phẩm ở bất kì sàn thương mại điện tử nào cũng cao đạt mức 98%.

Đây là cơ hội cho Coolmate phát triển thương hiệu trong bối cảnh người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng online qua các kênh thương mại khá cao. Các tín hiệu tích cực từ phản hồi của khách hàng là điều mà đội ngũ của Coolmate luôn hướng tới và xây dựng.

2.3.2.4 Khách hàng

Coolmate khởi đầu với mong muốn là Giải pháp mua sắm đồ cơ bản cho nam giới với mô hình tiện lợi hơn, tiết kiệm hơn - khách hàng có thể mua cả tủ đồ đảm bảo chất lượng, giá tốt, giao hàng nhanh chóng, và dịch vụ chăm sóc vượt trội. Định hướng của Coolmate là xây dung trang thương mại điện tử mua sắm phổ biến chon nam giới và mục tiêu trong 3 năm tới là nam giới trong độ tuổi từ 18 tới 35 đều có ít nhất một sản phẩm của Coolmate mua tại Coolmate.me . Bên cạnh đó ngoài các sản phẩm may mặc Coolmate còn hướng tới các sản phẩm chăm sóc cho nam, các sản phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe làm sao để nam giới có thể mua các sản phẩm cơ bản cho bản thân ngay trên trang wed của Coolmate.

2.3.2.5 Đối thủ cạnh tranh

Trong những năm từ 2017 tới nay là khoảng thời gian bùng nổ của thị trường thời trang nói chung và thị trường thời trang nam nói riêng. Hàng loạt các thương hiệu ra đời nhằm chiếm một phần của chiếc bánh thị phần béo bở này từ các thương hiệu nội địa tới các thương hiệu quốc tế nổi tiếng.chính vì thế đối thủ cạnh tranh của Coolmate trong đó có thể kể đến hai đại diện sau:

 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Tại thị trường Việt Nam hiện nay đang có hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Coolmate đó là Jockey và ONOFF. Jokey là thương hiệu có nguồn gốc từ Mỹ mới phát triển tại thị trường Việt Nam. Jokey cung cấp những sản phẩm đồ cơ bản cho nam, nữ các mặt hàng của Jokey rất đa dạng ngoài các sản phẩm đồ lót, áo thun cơ bản cho cả nam và nữ họ còn cung cấp quần áo và giày thể thao với mức giá cạnh tranh và luôn có nhiều chương trình khuyến mãi. Ngoài ra không thể không kể đến thương hiệu ONOFF. ONOFF là một thương hiệu con của thương hiệu Canifa (một thương hiệu thuần Việt đã có quá trình hình thành và phát triển rất lâu tại Việt Nam). Thừa hưởng những công nghệ sản phẩm từ trước ONOFF cho ra những sản phẩm chất lượng với mức giá phải chăng phục vụ cho

nhiều đối tượng từ nam, nữ và cả trẻ em. Khi mua 3 sản phẩm ONOFF sẽ tặng thêm một sản phẩm cùng loại cho khách hàng.

 Đối thủ cạnh tranh gián tiếp. Những năm gần đây chứng kiến sự bùng nổ của các thương hiệu thời trang nội địa. Đặc điểm của các thương hiệu này là hướng tới giới trẻ và có màu sắc tươi sáng. Với mức độ phủ sóng ngày càng cao. Chất lượng cũng không ngừng được cải thiện thì các thương hiệu thời trang nội địa cho giới trẻ cũng tác động không nhỏ tới Coolmate. Tuy nhiên giá thành sản phẩm còn khá cao so với chất lượng điều này giúp cho Coolmate có lợi thế cạnh tranh hơn so với các thương hiệu này.

2.3.2.6 Cộng đồng

Cộng đồng trong môi trường vi mô có những tác động và ảnh hưởng nhất định đối với mức độ hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp. Tại Coolmate họ xây dung những cộng đồng sử dụng sản phẩm của mình mang tên Coolclub đây là nơi có những đặc quyền cho ai đã đang , sắp yêu quý và mua sản phẩm tại Coolmate. Coolmate sẽ có những hoạt động không hạn chế như: Giảm giá thêm trự tiếp trên đơn hàng 7%, quà tặng ngày sinh nhật, cập nhật thông tin sản phẩm mới sớm hơn, vinh danh và tặng quà hàng tháng. Ngoài ra tại cộng đồng trên mạng xã hội Facebook là nơi mà Coolmate tiếp cận khách hàng , tiếp nhận đóng góp ý kiến từ khách hàng , khảo sát mức độ hài lòng kiến cho giữa thương hiệu và khách hàng giảm dần khoảng cách với nhau.

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược truyền thông của thương hiệu COOLMATE tại việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)