Đặc điểm kinh doanh của công ty Unilever

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái đến hoạt động công ty đa quốc gia và đề xuất các biện pháp phòng ngừa (Trang 34 - 43)

Chiến lược kinh doanh tổng quát của UNILEVER

- Xây dựng lợi thế cạnh tranh bằng cách thảo mãn nhu cầu và sở thích cụ thể của người tiêu dùng. Trong mô hình Porter, các chiến lược chung được sử dụng để đảm bảo khả

năng cạnh tranh của tổ chức, cần thiết cho sự tăng trưởng và khả năng phục hồi của doanh nghiệp.

- Trong trường hợp của Unilever, lợi thế cạnh tranh dựa trên các phương pháp tiếp cận phát triển sản phẩm tích hợp nghiên cứu để giải quyết nhu cầu thị trường. Ngoài ra công ty còn duy trì sự tăng trưởng thông qua sự kết hợp giữa các chiến lược chuyên sâu.

Unilever sử dụng sự khác biệt hóa làm chiến lược chung để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Trọng tâm chính của chiến lược kinh doanh này là việc nhấn mạnh vào các tính năng hoặc đặc điểm cho sản phẩm của công ty trở nên nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược thâm nhập thị trường (chiến lược chính), trong chiến lược kinh doanh này, công ty tăng sản lượng tiêu thụ để cải thiện doanh thu và tăng trưởng kinh doanh tương ứng. Mục tiêu của chiến lược này là nhằm phát triển doang nghiệp thông qua việc tiếp thị mạnh mẽ các sản phẩm của Unilever trên thị trường hàng tiêu dùng toàn cầu.

Chiến lược phát triển sản phẩm (Chiến lược thứ cấp): phát triển sản phẩm hoạt động như một chiến lược chuyên sâu thứ cấp mà Unilever sử dụng để tăng trưởng kinh doanh. Công ty áp dụng chiến lược kinh doanh này bằng cách giới thiệu các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Ví dụ: Các phiên bản hoàn toàn mới của các sản phẩm chăm sóc cá nhân của Unilever được phát hành theo thời gian để duy trì hoặc tăng thị phần của công ty.

Chiến lược tăng trưởng kinh doanh này phù hợp với chiến lược chung về khác biệt háo của công ty nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trong ngành hàng tiêu dùng.

Ví dụ: Sự khác biệt hóa đòi hỏi tính độc đáo của sản phẩm,được áp dụng trong các quy trình phát triển sản phẩm của Unilever. Chiến lược chuyên sâu này dẫn đến mục tiêu chiến lược là phát triển công ty thông qua đổi mới sản phẩm liên tục. Sự đổi mới như vậy cải thiện sự kết hợp sản phẩm trong hỗn hợp tiếp thị của Unilever.

Chiến lược đa dạng hóa ( Chiến lược hỗ trợ): Unilever sử dụng đa dạng hóa như một chiến lược hỗ trợ tăng trưởng chuyên sâu. Chiến lược kinh doanh này tập trung vào việc thành lập các doanh nghiệp mới mẻ để phát triển công ty.

Ví dụ: Để đạt được sự đa dạng hóa, Unilever mua lại các doanh nghiệp khác theo thời gian, chẳng hạn như mua lại mảng kinh doanh chăm sóc cá nhân của Sara Lee Corporation trong năm 2009-2010

Chiến lược cạnh tranh chung về sự khác biệt hóa hỗ trợ chiến lược tăng trưởng chuyên sâu này giúp bằng cách đảm bảo rằng các thương hiệu mua lại của Unilever cung cấp các tính năng độc đáo để thu hút người tiêu dùng mục tiêu. Mục tiêu chiến lược liên quan đến chiến lược kinh doanh này là đạt được sự tăng trưởng bằng cách sát nhập và mua lại của công ty. Xu hướng như vậy củng cố phạm vi tiếp cận của Unilver trong ngành hàng tiêu dùng toàn cầu.

Quy mô

- Unilever là một trong những công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình và thực phẩm. Unilever hiện đang hoạt động tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ với cam kết nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên toàn thế giới thông qua những sản phẩm và dịch vụ của mình - Bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vào năm 1995, Unilever đã đầu tư hơn 300 triệu USD với một nhà máy sản xuất hiện đại tại thành phố Hồ Chí Minh và Bắc Ninh. Thông qua mạng lưới với khoản 150 nhà phân phối và hơn 300.000 nhà bán lẻ. - Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của 3 công ty riêng biệt: Liên doanh Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S tại TP.HCM và Công ty Best Food cũng đặt tại TP.HCM Công ty Tổng vốn đầu tư ( Triệu đô) Phần góp vốn của Unilever

Địa điểm Lĩnh vực hoạt động Liên doanh Lever VN (1995) 56 66,66% Hà Nội, TP.HCM Chăm sóc cá nhân, gia đình

LD Elida P/S 17,5 100% TP.HCM Chăm sóc răng

miệng Unilever Best Food VN (1996) 37,1 100% TP.HCM Thực phẩm, kem và các đồ uống Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Unilever là hãng Protec & Gamble (P&G), Nestle', Kraft Food, Mars Incorporated, Reckitt Benckiser và Henkel.

Trong bối cảnh thị trường hàng tiêu dùng đang cung lớn hơn cầu,nhiều công ty mới " chen chân" và cạnh tranh gây gắt. Unilever gặp phải đối thủ cạnh tranh là công ty P&G trên phạm vi toàn cầu cũng đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Bởi ưu thế mà Unilever có được thì P&G cũng có, P&G thâm nhập vào thị trường Việt Nam với các sản phẩm chủ lực như Tide, Pantene, Rejoice,...là những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm mà công ty tung ra ngoài thị trường cả về giá cả và chất lượng sản phẩm. Bởi P&G cũng là công ty đa quốc gia hàng đầu trên thế giới, là công ty hàng hóa mỹ phẩm nổi tiếng duy nhất của Mỹ

P&G chiếm ưu thế gần như tuyệt đối. Vì vậy, chúng ta có thể thấy chiến lược của Unilever dặc biệt là ở Việt Nam là bằng tất cả mọi giá cầm chân sự phát triển của P&G. Hai bên đã áp dụng rất nhiều phương pháp: giảm giá, hệ tống phân phối, đối đầu trực tiếp,...nhưng nhìn chung, P&G vẫn cao cấp hơn và Unilever chiếm nhiều thị phần hơn.

Rủi ro về tỷ giá trong hoạt động đầu tư:

- Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư thường phát sinh đối với công ty đa quốc gia hoặc đối với các nhà đầu tư tài chính có danh mục đầu tư đa dạng trên bình diện quốc tế như Unilever

- Khi đầu tư vào Việt Nam, Unilever phải bỏ ra vốn bằng ngoại tệ để thiết lập nhà máy, nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất. Phần lớn sản phẩm sản xuất đều là sản phẩm tiêu dùng trên thị trường Việt Nam và doanh thu bằng VND. Do đó, Unilever phải đối mặt với rủi ro tỷ giá. Nếu USD lên giá sợ với VND thì chi phí sản xuất gia tăng tương đối so với doanh thu. Chẳng hạn nếu như tỷ giá USD/VND =22.000 Hàng năm chi phí nhập khẩu nguyên liệu của Unilever là 1triệu USD, tương đương 22 tỷ VND. Bây giờ tỷ giá USD/VND =24.000 VND thì chi phí nhập khẩu nguyên liệu quy ra 24 tỷ VND,

tăng lên 2 tỷ VND so với trước. Điều này khiến cho chi phí sản xuất tăng thêm. Sự gia tăng trong chừng mực nào đó sẽ làm cho lợi nhuận giảm đi nhưng nghiêm trọng hơn có thể làm đảo lộn kết quả kinh doanh.

- Bên cạnh ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp như trên, rủi ro tỷ giá cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư gián tiếp, tức là đầu tư trên thị trường tài chính. Các chuyên mục đầu tư về chứng khoáng hay cổ phiếu cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro về giá khi đi đầu tư, số lượng lớn cổ phiếu được mua trên sàn chứng khoáng để đầu tư thì việc chênh lệch tỷ giá dù ít nhưng vẫn có thể gây thiệt hại lớn đến doanh thu của công ty.

- Không chỉ khi đầu tư vào Việt Nam, Unilever còn đầu tư ở các nước trên Thế Giới. Việc chênh lệch về tỷ giá cũng sẽ khiến cho tập đoàn Unilever có thể đối mặt với rủi ro tỷ giá rất lớn, có thể gây thâm hụt về doanh thu dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh không tốt.

Phân tích tình hình doanh thu

Bảng: Tỷ giá một số đồng ngoại tệ năm 2020

Từ hai bảng trên có thể quy ra được doanh thu bằng doàng tiền trong nước của một số nước và mức chênh lệch, tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu trong năm 2019 và năm 2020 như sau:

ĐVT: Triệu đơn vị tiền tệ

Nước Năm 2020 2019 Chênh lệch Tỷ trọng UK (GBP) 2692 2620 72 2,75% US (USD) 8249 7769 480 6,18% INDIA (INR) 59.37 62.99 -3,62 -5,75%

Bảng doanh thu quy đổi

Từ bảng tỷ giá trên cho thấy tỷ giá EURO tăng so với năm 2019

- Tỷ gía EUR/GBP tăng 0,08 với mức doanh thu tăng trưởng 72 triệu GBP tương ứng với tỷ trọng 2,75%

- Tỷ giá EUR/USD tăng 0,012 với mức doanh thu tăng 480 triệu USD với tỷ trọng 6,18%

- Tỷ giá EUR/INR tăng 5.288 làm cho doanh thu ở thị phần India giảm mạnh với mức giảm 3.62 triệu INR, tỷ lệ giảm 5,75%

=> Do đồng EUR tăng giá nên tổng doanh thu năm 2020 là 51.980 triệu EUR năm 2019 là 50.724 triệu EUR nên làm cho tổng doanh thu giảm 1,256 triệu EUR .

Doanh thu theo khu vực Unilever

Từ bảng trên suy ra độ chênh lệch doanh thu như sau:

2020 2019 Chênh lệch %

Asia/AMET/RUB 23.440 24.129 -689 -2,86

The Americas 16.080 16.482 -402 -2,44

Europe 11.204 11.369 -165 -1,45

Total 50.724 51.980 -1.256 -2,42

Do tác động của đồng tiền EUR tăng giá nên doanh thu bằng đồng EUR GIẢM cụ thể như sau:

- Năm 2020 doanh thu ở Asia/AMET/RUB giảm 689 triệu EUR so với năm 2019 với tỷ lệ giảm 2,86%

- Năm 2020 doanh thu ở The Americas giảm 402 triệu EUR so với năm 2019 với tỷ lệ giảm 2,44%

- Năm 2020 doanh thu ở Europe giảm 165 triệu EUR so với năm 2019 với tỷ lệ giảm 1,45%

- Năm 2020 tổng doanh thu ở tất cả các khu vực giảm 1.256 triệu EUR so với năm 2019 với tỷ lệ giảm là 2,42%

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái đến hoạt động công ty đa quốc gia và đề xuất các biện pháp phòng ngừa (Trang 34 - 43)