Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu TAP-CHI-LAP-PHAP-SO-10--64-trang-19x27--bong-cuoi (Trang 54 - 55)

Để thực hiện tốt hơn công tác phòng ngừa và ứng phó bạo lực, can thiệp giảm hại và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm, chúng tôi cho rằng, Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, cần ban hành Luật Phòng, chống mại dâm thay thế cho Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm hiện nay. Luật Phòng, chống mại dâm cần được ban hành dựa trên cách tiếp cận quyền con người, xóa bỏ các khoảng trống pháp lý giữa pháp luật Việt Nam so với các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền của nhóm yếu thế, phù hợp với công ước quốc tế về quyền con người, công ước CEDAW. Luật này cần có những quy

định cụ thể các biện pháp bảo đảm quyền được bảo vệ trước các hình thức bạo lực và quyền tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ một cách bình đẳng, không có sự kỳ thị, phân biệt đối xử, hạn chế việc bóc lột, vi phạm quyền của người bán dâm.

Thứ hai, cần quy định cụ thể các hành vi bạo lực đối với người bán dâm trong Luật Phòng, chống mại dâm. Các quy định này sẽ tạo cơ sở cho việc thiết lập cơ chế bảo vệ người bán dâm, tạo điều kiện cho người bán dâm (đặc biệt là phụ nữ bán dâm) xóa bỏ mặc cảm tự ti, e ngại, sẵn sàng tiếp cận các cơ quan để yêu cầu bảo vệ họ trong các tình huống xảy ra.

Thứ ba, pháp luật cần quy định rõ những người bán dâm là nạn nhân của bạo lực có quyền tiếp cận sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế, trợ giúp pháp lý của Nhà nước. Người bán dâm là nhóm yếu thế trong xã hội, cần được trợ giúp về các vấn đề y tế để bảo vệ sực khỏe của bản thân họ và nâng cao việc phòng ngừa, lây lan các bệnh xã hội; giúp họ giải quyết các vấn đề về pháp lý trong cuộc sống để họ dễ dàng tháo gỡ các vấn đề khó khăn, sớm tìm được các giải pháp thoát khỏi tình trạng bán dâm, nâng cao hiểu biết về các quyền và các biện pháp phòng vệ, bảo vệ quyền của bản thân họ, chống lại các hành vi xâm hại.

Thứ tư, bổ sung các quy định hỗ trợ người bán dâm như hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm và vay vốn tín dụng. Người bán dâm sẽ có cơ hội chuẩn bị cho việc thay đổi việc làm và thay đổi cuộc sống của mình; người bán dâm không phải chứng minh mình có mong muốn bỏ nghề để được tiếp cận và hưởng các chính sách này n

9 “Addressing violence against sex worker,” 4, accessed December 7, 2018, World Health Oganization,

Một phần của tài liệu TAP-CHI-LAP-PHAP-SO-10--64-trang-19x27--bong-cuoi (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)