Kết luận và khuyến nghị

Một phần của tài liệu TAP-CHI-LAP-PHAP-SO-10--64-trang-19x27--bong-cuoi (Trang 66)

Từ những phân tích về nghề công chứng viên và tổ chức nghề công chứng viên ở một số nước châu Âu, có thể rút ra một số khuyến nghị cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng như sau: (1) các công chứng viên cũng như các tổ chức công chứng ở các nước nêu trên đều hoạt động trên cơ sở tự hạch toán chi tiêu và tự đảm bảo cho hoạt động của mình mà không sử dụng ngân

sách nhà nước; (2) việc đào tạo công chứng viên được tổ chức chặt chẽ, khoa học, công chứng viên phải trải qua các bước từ đào tạo học thuật, trải qua kỳ thi cho đến quá trình tập sự; (3) các nước đều đã thành lập các tổ chức nghề nghiệp của công chứng viên. Các tổ chức này chịu trách nhiệm đại diện cho công chứng viên, bảo vệ quyền lợi cho công chứng viên trong tổ chức, chịu trách nhiệm ban hành Quy tắc nghề nghiệp, bồi dưỡng, giám sát hoạt động của các công chứng viên n

đốc như một chỉ dẫn cho những người mới gia nhập thị trường thì nên quy định thêm Giám đốc/Tổng giám đốc phải là người đại diện theo pháp luật.

Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp cũng chưa đề cập đến các kiểu Giám đốc khác nhau trên thực tế. Theo Luật Công ty của Anh thì có thể có Giám đốc núp bóng (shadow director), Giám đốc thực tế (de facto director), Giám đốc theo luật (de jure director), Giám đốc điều hành (executive director) và Giám đốc dự khuyết (alternate director)15. Giám đốc núp bóng được hiểu là người mà những quyết định, chỉ dẫn của người này có hiệu lực buộc Giám đốc theo luật của công ty phải làm theo. Giám đốc núp bóng phải chịu trách nhiệm như Giám đốc theo luật16. Trong thực tiễn của Việt Nam hiện nay, kiểu Giám đốc núp bóng khá nhiều trong các loại hình doanh nghiệp mà chủ thực sự là người nước ngoài nhưng thuê người Việt Nam đứng ra thành lập công ty

trách nhiệm hữu hạn và kiêm làm Giám đốc công ty này. Vì vậy, thực tế đã từng xảy ra trường hợp Giám đốc đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bổ nhiệm chủ sở hữu thực sự của doanh nghiệp làm Tổng giám đốc công ty và trao quyền cho Tổng giám đốc công ty quyết định mọi vấn đề trong công ty, bởi chủ sở hữu chỉ thích làm Tổng giám đốc khi tham gia vào các giao dịch với đối tác bên ngoài. Vấn đề đặt ra là khi công ty xảy ra tranh chấp hoặc phải chịu trách nhiệm pháp lý thì Tổng giám đốc - chủ sở hữu công ty thật sự này chịu trách nhiệm gì thì Luật Doanh nghiệp Việt Nam chưa tiên lượng tới. Tuy nhiên, thực tiễn đang yêu cầu các nhà làm luật phải quan tâm giải quyết vấn đề này để tránh tình trạng Giám đốc thì cứ ký, doanh nghiệp thì cứ chịu trách nhiệm. Tình huống nan giải quá thì Giám đốc làm đơn xin nghỉ việc là xong. Hậu quả là đối tác, khách hàng của công ty chịu thiệt hại và có thể gây bất ổn xã hội n

15 ACCA Approved (2015), Paper F4 Corporate and Business Law, BPP Learning Media Ltd, tr.234-235.

Một phần của tài liệu TAP-CHI-LAP-PHAP-SO-10--64-trang-19x27--bong-cuoi (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)